Kinh nghiệm từ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm từ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên, tuy diện tích chè không lớn 1.456 ha (diện tích trồng chè) - đứng thứ 6 trên tổng 9 huyện, thành phố, thị xã; diện tích chè cho thu hoạch 1.276 ha, năng suất năm 2017 đạt 17.819 tấn (Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2018). Nhưng thành phố Thái Nguyên là một trong những huyện, thành phố đi đầu trong phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh chè, với 11 HTX, 13 THT sản xuất và kinh doanh chè, 37 làng nghề chè.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề đã nâng cao được nhận thức của các hộ làm chè tham gia. Số lượng hộ tham gia làng nghề chè tăng lên nhanh chóng qua các năm. Hiện toàn thành phố có gần 980 hộ thành viên tham gia làng nghề. Thông qua làng nghề, Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Liên minh

HTX và các Sở liên quan hỗ trợ các hộ nghề trong các làng nghề chè gồm các nội dung như: hoạt động tư vấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nghề, hỗ trợ vốn, xúc tiến thương mại giúp các hộ nghề chè nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường.

Để nâng cao kỹ thuật và kỹ năng trong sản xuất và chế biến chè. Làng nghề chè tổ chức các khóa tập huấn như: Kỹ thuật chế biến chè xanh, kỹ năng thử nếm cảm quan với sản phẩm chè.

Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến chè, Hiệp hội làng nghề đã hỗ trợ các hộ nghề tham gia vào làng nghề mua mới các trang thiết bị máy móc phục vụ cho chế biến và đóng gói sản phẩm chè như: Máy sao gas, máy sấy ủ hương, máy hút chân không… 70% máy sao và máy vò của các hộ xã viên đều làm bằng tôn inox.

Các làng nghề tự thiết kế các mẫu bao bì cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Một số làng nghề được hỗ trợ kết nối trang Web của Hiệp hội để quảng bá và giới thiệu về sản phẩm chè của làng nghề.

Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Liên minh HTX, với Sở Công Thương và hỗ trợ các làng nghề tham gia các Hội chợ, Hội thi, Hội thảo và đặc biệt là tham gia các kỳ liên hoan chè của tỉnh và trên thế giới.

Việc quản lý chất lượng được các làng nghề tự quản lý nhằm giữ úy tín của chính làng nghề trên thị trường thông qua việc quản lý các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP. UTZ, sản xuất chè hữu cơ.

Đồng thời, các làng nghề nâng cao vai trò và sức mạnh của chính các hộ nghề thông qua việc các hộ nghề tự nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; Việc đầu tư máy móc thiết bị các hộ phải chủ động trong việc mua mới, thay thế.

Kết quả, những năm qua làng nghề chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định: 80% các hộ nghề tại các làng

nghề chè tham gia VietGAP, Global GAP, UTZ. Theo Báo cáo của Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, 70% diện tích chè của các hộ nghề đã được trồng là giống mới cho năng suất và chất lượng cao, thay thế giống chè trung du. 22,07% số làng nghề trong toàn thành phố đăng ký thương hiệu hoặc nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên hoặc theo chỉ dẫn địa lý, trong đó phải kể đến một số làng nghề phát triển mạnh như: LN chè truyền thống xóm Cây Thị; LN chè truyền thống xóm khuôn II; LN chè truyền thống Tân Cương;....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)