5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của các làng
Hiệu quả sử dụng chi phí: Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí tính bình quân cho một hộ nghề là 1,94 lần; Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí của hộ nghề là 0,94 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian của hộ nghề là 0,89 lần.
Hiệu quả sử dụng lao động: Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động của hộ nghề là 3,24 lần; Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động của hộ nghề là 1,57 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động của hộ nghề là 1,82 lần.
Kết quả phân tích trên cho thấy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động của hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Phú Lương tương đối cao. Qua đó có thể thấy hiệu quả đáng kể của các hộ làm chè khi tham gia vào tổ chức làng nghề trên địa bàn.
3.4.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của các làng nghề chè huyện Phú Lương nghề chè huyện Phú Lương
Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế: gia tăng các hộ sản xuất trong làng tham gia vào làng nghề, mở rộng quy mô diện tích trồng chè tại các làng nghề, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nghề,... giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong làng và nhiều lao động thuê ngoài, nâng cao thu nhập cho lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho các hộ sản xuất và kinh doanh chè. Cụ thể, kết quả khảo sát 335 hộ dân làng nghề chè huyện Phú Lương như sau:
Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng lao động của các hộ dân làng nghề chè ở huyện Phú Lương năm 2017
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ trọng (%)
Số lượng lao động thường xuyên
của hộ nghề Lao động 1.178 82,67
Lao động thuê ngoài thường xuyên
của hộ nghề tại các LN chè Lao động 199 16,89 Thu nhập bình quân/LĐ/Tháng Đồng 3.121.000 105,79 Số hộ được tham gia các lớp đào
tạo nâng cao kỹ năng sản xuất và chế biến chè
Hộ 213 63,58
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Phân tích bảng 3.12 ta thấy, phát triển làng nghề chè có vai trò nhất định trong việc giải quyết việc làm không chỉ cho lao động tại các làng nghề chè mà còn tạo việc làm thường xuyên cho lao động tại các vùng lân cận. Kết quả khảo sát 335 hộ dân tại các làng nghề chè, phát triển làng nghề chè tạo việc làm thường xuyên cho 1.178 lao động, chiếm 82,67% số lao động của các hộ nghề; tạo việc làm cho lao động thường xuyên thuê ngoài là 199 lao động, bằng 16,89% so với lao động thường xuyên của hộ nghề; tạo thu nhập bình quân cho 1 lao động nghề thường xuyên/ tháng là 3.121.000 đồng, cao hơn mức bình quân chung của lao động làm chè tỉnh Thái Nguyên (bằng 105,79% thu nhập bình quân lao động làm chè của tỉnh năm 2017); số hộ được tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất và chế biến chè là 213 hộ (chiếm 63,58% trên tổng số 335 hộ được khảo sát).