Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong

các làng nghề chè huyện Phú Lương

Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ dân trồng chè tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương,

tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận gộp của hộ nghề chè, tính cho năm khảo sát. Sau khi hồi quy, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.13. Kết quả chạy mô hình hàm sản xuất (COBB-DOUGLAS)

Biến số

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị t Ý nghĩa thống kê Sig. Thống kê cộng tuyến B Sai số

chuẩn Beta Tolerance VIF

1 (Hằng số) 6.254 .500 12.509 .000 lnCPNL .283 .033 .326 8.497 .000 .794 1.259 LnCONGNGHE .070 .022 .113 3.186 .002 .927 1.078 LnVON .088 .035 .088 2.545 .011 .968 1.033 LnKINHNGHIEM .215 .049 .161 4.350 .000 .849 1.178 lnTRINHDO .169 .052 .114 3.219 .001 .935 1.069 THITRUONG .325 .048 .265 6.809 .000 .771 1.296 HOTRO .365 .049 .283 7.514 .000 .826 1.211 LIENKET -.069 .044 -.056 -1.561 .120 .917 1.090

Bảng 3.14. Tóm tắt kết quả mô hình (Model Summaryb)

hình R R bình phương Bình phương

hiệu chỉnh R Sai số chuẩn

Giá trị Durbin-Watson

1 .787a .619 .610 .38386 1.792

Bảng 3.15. Kiểm định (ANOVAa )

Mô hình Tổng bình phương df Giá trị trung bình

bình phương F ý nghĩa 1 Hồi qui 78.004 8 9.751 66.174 .000b Phần dư 48.035 326 .147 Tổng 126.039 334 Trong đó:

Biến phụ thuộc LOINHUAN (Lợi nhuận gộp) là tổng lợi nhuận gộp của 335 hộ dân tại các làng nghề chè tính cho năm khảo sát; CPNL: chi phí nguyên liệu là toàn bộ các chi phí liên quan đến tính đến thời điểm thành chè

nguyên liệu: chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền công lao động thuê ngoài,... (nghìn đồng); CONGNGHE: tính tổng giá trị khấu hao của toàn bộ các tư liệu lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ; VON: chỉ bao gồm vốn lưu động của hộ: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho (nếu có); TRINHDO: phản ánh thông qua số năm đi học của chủ hộ; THITRUONG: Hộ bán chè cho DN, THT, HTX, bán tại các chợ truyền thống hoặc bán cho các thương lái (THITRUONG = 1 Hộ bán chè sản xuất ra cho DN, THT, HTX; THITRUONG = 0 Hộ bán cho chè tại các chợ truyền thống và bán cho thương lái thu mua tại nhà); HOTRO: Hộ nhận được các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ khác (không tính số lần hộ được hưởng hỗ trợ) (HOTRO = 0 Hộ chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nào, HOTRO = 1 Hộ đã được hưởng chính sách hỗ trợ); LIENKET: Hộ tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh (LIENKET=1 hộ tham gia liên kết, LIENKET = 0 hộ chưa tham gia liên kết).

Kết quả bảng 3.15. có hệ số xác định R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,610 có ý nghĩa 61% thay đổi của lợi nhuận gộp của hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương được giải thích bởi chi phí nguyên liệu, công nghệ, vốn, thị trường, chính sách hỗ trợ, và thị trường, còn lại 39% là do các yếu tố khác tác động đến lợi nhuận gộp của hộ như: điều kiện tự nhiên, yếu tố vùng miền, yếu tố chính sách,... do hạn chế về thời gian nghiên cứu mà tác giả không đề cập tới.

Từ phân tích trên ta có mô hình hồi quy sau:

LnLOINHUAN = 6,254 + 0,283LnCPNL + 0,070LnCONGNGHE + 0,088LnVON + 0,215LnKINHNGHIEM + 0,169TRINHDO +

0,325THITRUONG + 0,356HOTRO + Ui

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy cụ thể như sau:

- Biến Chi phí nguyên liệu (CPNL): Hệ số ước lượng là +0,283 dấu dương (+) của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí nguyên liệu

và lợi nhuận gộp từ sản xuất và chế biến chè của hộ tham gia làng nghề chè. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi phí nguyên liệu tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,283 %.

- Biến Chi phí khấu hao tư liệu sản xuất sử dụng cho sản xuất chế biến chè (CONGNGHE): Hệ số ước lượng +0,07, dấu dương (+) của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí đầu tư cho tài sản và lợi nhuận gộp. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ đầu tăng chi phí tư liệu lao động 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,07 %.

- Biến Vốn lưu động sử dụng cho việc đầu tư tiếp tục cho sản xuất kinh doanh chè của hộ (VON): Hệ số ước lượng là +0,088, dấu dương của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của hộ và lợi nhuận gộp. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi vốn đầu tư tăng thêm 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,088%.

- Kinh nghiệm làm chè của hộ (KINHNGHIEM), thể hiện thông qua số năm hộ làm nghề chè: Hệ số ước lượng +0,075, quan hệ cùng chiều với biến lợi nhuận gộp. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi với số năm kinh nghiệm trung bình hiện tại, nếu số năm kinh nghiệm của hộ tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,075%.

Biến trình độ học vấn của chủ hộ (TRINGDO), thể hiện số năm đi học của chủ hộ: Hệ số ước lượng +0,169, quan hệ cùng chiều với lợi nhuận gộp. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi với số năm kinh nghiệm trung bình hiện tại, nếu số năm kinh nghiệm của hộ tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,169%.

Biến giả về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè (THITRUONG) cho thấy hộ bán chè cho DN, THT, HTX sẽ có lợi nhuận gộp cao hơn hộ bán chè cho các thương lái và các chợ truyền thống 1,38 lần. Tuy nhiên, DN, THT, HTX cũng chỉ tiêu thụ được một phần cho nghề, trong khi sản phẩm chè DN, THT, HTX thu mua phần lớn họ mua sản phẩm chè của hộ là sản phẩm chè xanh chất lượng cao, nên họ chỉ chọn những hộ có sản phẩm chè xanh với chất lượng thơm, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để thu mua.

Biến giả về chính sách khuyến khích phát triển LN chè của tỉnh (HOTRO), cho thấy hộ được hưởng các chính sách nhà nước: Chính sách hỗ trợ vay vốn, chính sách hỗ trợ máy móc thiết bị, chính sách đào tạo nghề,... thì có lợi nhuận gộp cao hơn những hộ không được hưởng các chính sách là 1,44 lần. Điều này hoàn toàn được lý giải là những hộ được hưởng các chính sách hỗ trợ nhà nước về máy móc, vốn,... là những hộ có quy mô diện tích chè lớn và thu nhập từ chè cao, do vậy khi được hỗ trợ sẽ giúp hộ nâng cao năng suất, chất lượng chè.

Biến giả về Liên kết (LIENKET) có sig.= 0,120 do vậy không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, thực tế liên kết tại các hộ nghề chè tại các làng nghề chè của huyện Phú Lương chưa thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt cho các hộ nghề. Do đó, cần nâng cao vai trò của THT, HTX hơn nữa trên địa bàn.

Căn cứ vào Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) tại Bảng 3.14 cho thấy, yếu tố tác động lớn nhất ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương lần lượt theo mức độ giảm dần như sau: yếu tố chi phí nguyên vật liệu; yếu tố về chính sách khuyến khích phát triển LN chè của tỉnh; yếu tố thị trường; yếu tố về kinh nghiệm làm nghề; yếu tố về trình độ học vấn của chủ hộ; yếu tố về công nghệ; và yếu tố về vốn của hộ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại các hộ trồng chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương.

Tóm lại, từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương thì phải xây dựng các giải pháp đồng bộ để hạn chế các yếu tố tiêu cực và thúc đẩy các yếu tố tích cực nhằm phát triển làng nghề chè bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)