5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Phú Lương
* Tình hình về kinh tế của huyện Phú Lương
Những năm gần đây, UBND huyện Phú Lương luôn luôn nỗ lực trong đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể, tình hình kinh tế của huyện trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh (%) BQ
2015-2017
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Nông - lâm nghiệp
và thủy sản 1.103 1.112 1.157 100,82 104,05 102,42 Công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp 421 433 475 102,85 109,70 106,22 Dịch vụ và thuế
sản phẩm 188 198 210 105,32 106,06 105,69
Phân tích Bảng 3.1 ta thấy, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương trong 3 năm 2015 - 2017 đều tăng đáng kể, cụ thể: giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 đạt 1.103 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.112 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.157 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt 421 tỷ đồng, năm 2016 đạt 433 tỷ đồng, năm 2017 đạt 433 tỷ đồng; dịch vụ và thuế năm 2015 đạt 188 tỷ đồng, năm 2016 đạt 198 tỷ đồng, năm 2017 đạt 210 tỷ đồng. Tốc độ độ phát triển bình quân của ngành nông lâm thủy sản là 2,42%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 6,22%, dịch vụ và thuế sản phẩm là 5,69%. Thu cân đối ngân sách Nhà nước bình quân đạt trên 77 tỷ đồng mỗi năm; tạo việc làm mới cho 1.800 lao động/ năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2% /năm trở lên.
Với tình hình kinh tế huyện Phú Lương đang trên đà tăng trưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các làng nghề chè nói chung và nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ chè tại các làng nghề chè trên địa bàn: mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho sản xuất, nâng cao nhận thức về sản xuất chè an toàn và bảo vệ môi trường tại các làng nghề chè.
* Thực trạng về xã hội của huyện Phú Lương
Phú Lương là huyện có diện tích và số lượng lao động lớn thứ 3 của tỉnh sau thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên. Những năm qua cùng với tốc độ phát triển chung của tỉnh, huyện Phú Lương đã có nhiều thành tựu cả về kinh tế xã hội. Trong đó, một số chỉ tiêu cụ thể về dân số và lao động của huyện trong 3 năm 2015-2017 như sau: (Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017 trang bên).
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh Bình quân 2015- 2017 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 1. Tổng số nhân khẩu Người 106.172 106.856 107.743 100,16 100,64 100,83
Nhân khẩu NN Người 98.666 99.302 99.975 100,16 100,64 100,68 Nhân khẩu phi NN Người 7.506 7.554 7.768 100,16 100,64 102,83
2. Tổng số hộ Hô 23.400 23.508 23.713 100,61 100,46 100,87 Hô NN Hô 21.748 21.811 21.945 100,51 100,29 100,61 Hô phi NN Hô 1.652 1.697 1.768 102,04 102,72 104,18
3. Tổng số lao động Người 55.401 56.531 57.331 101,28 102,04 101,42 Lao đông NN Người 45.122 45.902 46.552 101,46 101,73 101,42 Lao đông phi NN Người 10.279 10.629 10.779 100,47 103,41 101,41
4. LĐ NN BQ/hộ
Người/
hô 2,07 2,10 2,11 100,95 101,43 100,48
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương
Phân tích bảng 3.2 ta thấy, tổng dân số của huyện Phú Lương những năm qua tăng không đáng kể, từ 106.172 người vào năm 2015, tăng lên 107.743 người vào năm 2017, tốc độ tăng trung bình đạt 0,83%; trong đó, dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 92,79% tổng số dân của huyện;
Về tổng số hộ, năm 2015 toàn huyện có 23.400 hộ, năm 2017 có 23.713 hộ; tốc độ tăng bình quân đạt 0,87%
Về lực lượng lao động, tổng số lao động của huyện năm 2015 là 55.401 lao động trong đó 81,45% lao động làm nông nghiệp còn lại chỉ 18,55% là nghề phi nông nghiệp; năm 2017 tỷ lệ lao động tăng lên 57.331 lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 81,20% còn lại là lao động phi nông nghiệp. Như vậy có thể thấy, lao động chủ yếu của huyện là lao động làm nông nghiệp.
Nhìn chung, huyên Phú Lương có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao đông dồi dào, nhưng theo các số liệu thống kê về viêc làm thì phần lớn là lao động đơn giản, lao đông có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lê nhỏ. Do vậy, đây cũng là một lợi thế cho lao động nghề chè của huyện và việc phát triển làng nghề chè là sẽ tạo việc làm đáng kể cho chính lao động tại địa phương và vùng lân cận.