5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả kinh tế của các làng nghề
chè huyện Phú Lương
i) Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương
- Nâng cao trình độ văn hóa chung cho dân cư tại các LN chè của huyện. UBND huyện Phú Lương cần chú trọng hơn đến phát triển giáo dục phổ thông ở khu vực nông thôn. Đồng thời, cần giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng vùng. Trong đó, nghề chè cần được đưa vào để đào tạo hướng nghiệp cho học sinh.
- UBND huyện Phú Lương cần có chính sách liên kết đào tạo giữa các làng nghề chè với các trung tâm, các đơn vị đào tạo nghề chè, phối hợp với Hiệp hội LN chè tỉnh Thái Nguyên, với Liên minh HTX tỉnh và các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp học nghề tại chỗ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, tạo môi trường học tập thân thiện, vừa ứng dụng thực tế kiến thức vào làm nghề.
- Khuyến khích các nghệ nhân nghề, các thợ giỏi kết hợp với các chuyên gia, nhà khoa học tham gia nghiên cứu và giảng dạy nghề chè cho các hộ dân tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghề tại các làng nghề, do đối tượng làm nghề là lao động nông thôn, việc theo các lớp đào tạo nghề tại các trung tâm, các trường là khó khăn, do vậy cần phối hợp với các trường, các trung tâm, các CSSX để mở các lớp bồi dưỡng cho người lao động tại các làng nghề. Ngoài đào tạo nghề, cần phải đào tạo các kỹ năng, nhận thức về khoa học công nghệ, về thị trường và quản lý,... Tuy nhiên, cần có chính sách hỗ trợ lao động tham gia đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ đào tạo ngắn hạn theo quy định hiện hành.
- Có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các hộ làng nghề chè tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chế biến ở một số làng nghề điểm trên địa bàn huyện và tỉnh hiện nay.
ii) Bảo tồn các giá trị văn hóa tại các làng nghề chè
Giá trị văn hóa làng nghề chè là những truyền thống tập quán trong làng nghề chè như: nghệ thuật hái chè, nghệ thuật chế biến chè, nghệ thuật pha chè, nghệ thuật mời chè, nghệ thuật thưởng chè,… cần được mỗi người dân trong các làng nghề chè lưu giữ và phát triển.
Chính quyền địa phương cần chú trọng công tác phát triển văn hóa LN chè thông qua các lễ hội truyền thống, ngày giỗ tổ nghề cần được phát triển để thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với LN chè. Tại các lễ hội văn hóa chè, cần kết hợp với các hoạt động giới thiệu về du lịch LN chè, tri ân đối với ông tổ nghề và tôn vinh các doanh nhân, các nghệ nhân có công phát triển LN.
ii) Nâng cao nhận thức các hộ dân tại các làng nghề chè về bảo vệ môi trường
Bên cạnh việc tuyên truyền cho các hộ dân làng nghề chè về tác hại của phân bón, thuốc trừ sâu. UBND huyện cần tuyên truyền tới các làng nghề về giữ gìn vệ sinh tại các làng nghề và giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm, thông qua UBND cấp xã và trưởng Ban quản lý làng nghề chè. Hỗ trợ một phần kinh phí cho việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại các làng nghề chè.
Nâng cao nhận thức của các hộ dân trong các làng nghề chè cần tự chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, giữ gìn vệ sinh chung của làng nghề như đường làng, ngõ xóm, và những nơi công cộng,...
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của luận văn về “Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” đã đạt được yêu cầu của mục tiêu đề ra của luận văn. Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của các hộ nghề; Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nghề trong các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên; Thứ ba, đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nghề trong các làng nghề chè huyện Phú Lương.
Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua làng nghề chè huyện Phú Lương đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định cho các hộ nghề như: tạo việc làm cho lao động trong làng nghề và các vùng lân cận, hiện các làng nghề chè của huyện Phú Lương tạo việc làm cho gần 10.000 lao động cả trong và ngoài làng nghề; huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ, với hơn 90% vốn sản xuất kinh doanh của hộ là do nguồn vốn hộ tự tích lũy từ sản xuất kinh doanh qua nhiều năm; nâng cao nhận thức của các hộ nghề trong sản xuất và chế biến chè (ứng dụng công nghệ giống chè mới, phương thức chăm sóc, công nghệ chế biến mới) cho năng suất và chất lượng cao hơn (năng suất bình quân của các hộ nghề chè huyện Phú Lương đạt 113 tạ/ha cao hơn năng suất bình quân của tỉnh Thái Nguyên 112,5 tạ/ha); giúp các hộ nghề liên kết với nhau trong sản xuất kinh doanh thông qua các mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã và liên kết với doanh nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho 40- 60% sản lượng chè của hộ tham gia liên kết.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các làng nghề sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn huyện bao gồm: chi phí nguyên liệu
cho sản xuất chè; công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất và chế biến chè; nguồn vốn sử dụng để đầu tư cho sản xuất chè của hộ thành viên; trình độ học vấn của chủ hộ; số năm kinh nghiệm làm nghề của hộ; thị trường tiêu thụ; và các chính sách hỗ trợ của nhà nước là những yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ dân làng nghề chè huyện Phú Lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tại các làng nghề chè.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006): Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Chính Phủ (2006), Nghị định 66/2006/NĐ-CP đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho phát triển LN, ngành nghề nông thôn.
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
4. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016.
5. Ngô Thị Hương Giang (2015), Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, Luận án TS kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại.
6. Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
7. Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo số 01/BC-HHLN Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2010-2015, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ năm 2016-2021, Thái nguyên.
8. Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên (2017), Báo cáo số 07/BC-HHLN Báo cáo công tác tổng kết hoạt động làng nghề 3 năm 2015-2017, định hướng năm 2018, Thái Nguyên.
9. Phạm Thị Hồng (2016), Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế & QTKD Thái Nguyên.
10. Vũ Thị Thu Hương (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế & QTKD Thái Nguyên. 11. Vũ Quỳnh Nam (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hộ
dân trong các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, ISSN 1859-4794 số 12 (11).
12. Đỗ Thị Thúy Phương (2014), Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên, số 118(04): 115-121, tr 115-121.
13. Tran Chi Thien, Vu Quynh Nam (2017), Economic efficiency of tea households in professional tea villages of ThaiNguyen province, VietNam, International Journal of Economics, Commerce and Management, ISSN 2348 0386, Vol. V, Issue 8, August 2017, http://ijecm.co.uk/wp-content/uploads/2017/08/5821.pdf
14. Trần Chí Thiện, Vũ Quỳnh Nam (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hợp tác xã của hộ dân trong các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 0866-7120 số 12. 15. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 3130/QĐ-UBND năm
2011 phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
16. UBND tỉnh Thái Nguyên (2015), Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030, Thái Nguyên tháng 9 năm 2015.
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01. Số lượng làng nghề chè huyện Phú Lương tính đến hết năm 2017
1 LN trồng và chế biến chè Thác Dài Xóm Thác Dài, xã Tức Tranh 2 LN trồng và chế biến chè Toàn Thắng Xóm Toàn Thắng, xã Vô Tranh 3 LN trồng và chế biến chè, long vải nhãn
Liên Hồng 8
Xóm Liên Hồng 8, xã Vô Tranh
4 LN trồng và chế biến chè Tân Bình Xóm Tân Bình, xã Vô Tranh 5 LN trồng và chế biến chè, long vải nhãn
Bình Long Xóm Bình Long, xã Vô Tranh
6 LN chè Quyết Thắng Xóm Quyết Thắng, xã Tức Tranh 7 LN chè xóm Gốc Gạo Xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh 8 LN chè Yên Thuỷ 1 Xóm Yên Thủy 1, xã Yên Lạc 9 Làng chè Yên Thuỷ 4 Xóm Yên Thủy 4, xã Yên Lạc 10 LN chè Phú Nam 5 Xóm Phú Nam 5, xã Phú Đô 11 LN chè cụm Khe Cốc 1 Xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh 12 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Bãi Bằng, xã Tức Tranh 13 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Minh Hợp, xã Tức Tranh 14 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Tân Thái, xã Tức Tranh 15 LN chè cụm Khe Cốc Xóm Đập Tràn, xã Tức Tranh 16 LN chè Phú Nam 2 Xóm Phú Nam 2, xã Phú Đô 17 LN chè Phú Nam 4 Xóm Phú Nam 4, xã Phú Đô 18 LN chè xóm Phú Đô Xóm Phú Nam 1, xã Phú Đô 19 LN chè xóm Phú Đô Xóm Phú Nam 6, xã Phú Đô
20 LN Chè Phú Đô Xóm Phú Nam 7, xã Phú Đô
21 LN Chè Phú Đô Xóm Phú Nam 3, xã Phú Đô
22 LN Chè xóm Thống Nhất 1 Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 23 LN Chè xóm Trung Thành 2 Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 24 LN Chè xóm Đồng Danh Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 25 LN Chè xóm Đồng Bòng Xã Yên Lạc, huyện Phú Lương
26 LN Chè truyền thống xóm Quyết Tiến xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 27 LN Chè xóm Thống Nhất 4 xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 28 Làng nghề chè truyền thống xóm Ao Cống Xã Phú Đô, huyện Phú Lương 29 Làng nghề chè truyền thống xóm Đồng Hút Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 30 Làng nghề chè truyền thống xóm Đồng Tâm Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 31 Làng nghề chè truyền thống xóm Thống Nhất 3 Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 32 Làng nghề chè truyền thống xóm Trung Thành 1 Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 33 Làng nghề chè truyền thống xóm Liên Hồng 4 xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 34 Làng nghề chè truyền thống xóm Liên Hồng 6 xã Vô Tranh, huyện Phú Lương 35 Làng nghề chè truyền thống xóm Trung
Thành 3
xã Vô Tranh, huyện Phú Lương
Nguồn: Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên.
Phụ lục số 02. Danh sách 02 hộ dân tại làng nghề chè huyện Phú Lương có máy sao li tâm đốt Gas
1 Bùi Văn Bích Làng nghề cụm Khe Cốc 1, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh
2 Nguyễn Ngọc Minh Làng nghề cụm Khe Cốc thuộc xóm Phú Nam 1, xã Phú Đô
Phụ lục số 03. PHIẾU KHẢO SÁT
HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH CHÈ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Kính chào Ông/Bà!
Hiện tôi đang tiến hành khảo sát các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh chè tại huyện Phú Lương tham gia làng nghề chè. Những thông tin Ông/Bà sắp cung cấp sẽ là những thông tin rất hữu ích cho nghiên cứu của tôi. Những thông tin này chỉ dùng cho mục đích tổng hợp để phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế và QTKD, khuyến nghị chính sách cho huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển làng nghề chè. Các thông tin của từng cá nhân sẽ được tuyệt đối giữ bí mật.
Xin Ông/ bà vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Ông/Bà vui lòng đánh dấu “X” vào phương án thích hợp hoặc viết thông tin trả lời vào dòng để trống! Cám ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà.
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỘ
1. Họ và tên chủ hộ (người chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính)...
2. Địa chỉ: Xóm ………... - Xã ………… - huyện: Phú Lương
3. Giới tính: Nam; Nữ
4. Anh/chị thuộc dân tộc:...
5. Trình độ học vấn:
- Phổ thông: Lớp:…………../10 hoặc Lớp………/12 - Chuyên nghiệp: + Ngành nghề gì:………
+ Bậc học: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
6. Số nhân khẩu của hộ:...
7. Số lao động của gia đình:
- Số người trong độ tuổi lao động:………Nam:...Nữ:...
- Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động:………
8. Lao động thuê ngoài:
- Số ngày công lao động thuê ngoài trong năm:………Nam...Nữ... - Các công việc cần sử dụng lao động thuê ngoài:………
9. Tài sản sản xuất chè của hộ
Loại máy Số lượng (chiếc) Giá mua (đồng) Năm mua
Máy sao chè
-Tôn quay chè bằng sắt -Tôn quay chè bằng Inox Máy vò chè
Máy đóng gói hút chân không Máy ủ hương chè
Máy xào gas Máy sàng lọc chè
10. Đất đai:
- Diện tích đất trồng chè: + Đất của gia đình: ………... + Đất thuê, mượn: ………... - Trong đó: + Diện tích trồng chè theo tiêu chuẩn an toàn:
VIETGAP:………… ha, GLOBALGAP:………ha
+ Diện tích trồng chè thông thường:………ha.
11. Nguồn vốn đã đầu tư cho sản xuất kinh doanh chè.
- Vốn của gia đình:….. … triệu đồng
- Vốn đi vay: + Vay Ngân hàng:……… triệu đồng. Lãi suất:……%/năm + Vay họ hàng:……… triệu đồng. Lãi suất……%/năm - Nguồn vốn khác (kể tên và số tiền)...
12. Kinh nghiệm làm chè của chủ hộ:
- Số năm kinh nghiệm làm chè thông thường: ……….năm
- Số năm kinh nghiệm làm chè an toàn: VietGap:……..năm, Globalgap:……năm
13. Hộ có tham gia THT, HTX hay liên kết với DN?
Không
Có. Số năm tham gia:………..Tên THT, HTX:………
14. Hộ được xếp loại gì trong điều tra kinh tế hộ?
II. THÔNG TIN VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH CHÈ 15. Chi phí giống cho 1 sào chè:
Chè an toàn: ……… (triệu đồng),
Chè thông thường:………. ( triệu đồng)
16. Giống chè, diện tích và năng suất chè búp tươi của hộ
Giống chè Diện tích chè an toàn
(ha)
Diện tích Chè thường (ha)
17. Chi phí sản xuất chè búp tươi của hộ năm 2017 (trung bình 1ha chè/ 1năm)
STT Các loại chi phí Đơn vị
đo Chè an toàn Chè thường Số lượng Đơn giá (1000đ) Số lượng Đơn giá (1000đ) I Chi phí vật tư (chưa kể giống) 1.2 Phân bón - Đạm (loại gì)... - Lân(loại gì)... - Kali(loại gì)... - NPK
- Phân hữu cơ