Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ nghề chè huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ nghề chè huyện Phú Lương

Xét về chất lượng sản phẩm chè, hiện nay sản phẩm chè thuộc làng nghề xã Vô Tranh và Phú Đô đang được thị trường trong và ngoài nước biết đến với hương vị đặc biệt thơm ngon chỉ sau chất lượng sản phẩm chè Tân Cương thành phố Thái Nguyên và chè Trại Cài huyện Đồng Hỷ. Những năm qua UBND huyện Phú Lương đã nỗ lực trong việc xây dựng thương hiện riêng

cho chè Phú Lương. Năm 2013, nhãn hiệu chè Vô Tranh, huyện Phú Lương đã được công bố. Tháng 10 năm 2017, UBND huyện Phú Lương đã tổ chức Lễ hội vinh danh các làng nghề chè lần thứ nhất đã tạo dang tiếng cho các làng nghề chè huyện Phú Lương trên thị trường trong và ngoài nước biết đến. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lương kết hợp với Hiệp hội Làng nghề tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý các làng nghề chè để phối hợp tham gia các hội chợ quản bán, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chủ yếu của các hộ nghề theo số liệu được khảo sát như sau:

Bảng 3.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương

Kênh tiêu thụ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) THT, HTX, DN 18,5 2,06 23,4 2,08 27,4 2,19 Thương lái 283,7 31,63 387,2 34,39 426,9 34,16 Chợ truyền thống 569,6 63,50 672,1 59,71 752 60,16 Các đại lý, cửa hàng 25,2 2,81 42,9 3,81 43,7 3,49 Tổng cộng 897 100 1.125,6 100 1.250 100

Nguồn: Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên

Phân tích bảng 3.9 ta thấy, thị trường tiêu thụ chè chủ yếu của các hộ dân tại các làng nghề chè năm 2017 vẫn là tại các chợ truyền thống (chiếm 60,16%); sau đó là thông qua thương lái (34,152%); chỉ có 3,496% là tiêu thu trực tiếp cho các đại lý, cửa hàng; 2,192% tiêu thụ qua THT, HTX và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 3 năm thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nghề đã có sự chuyển dịch đáng kể, tỷ trọng về sản lượng các hộ bán cho THT, HTX, DN và bán cho các đại lý tăng lên, giảm tỷ trọng sản lượng chè bán cho thương lái và bán tại các chợ truyền thống.

Nhìn chung, thị trường tiêu thụ chè của các hộ dân làng nghề chè còn chưa ổn định, thị trường bấp bênh. Giá cả lên xuống theo mùa vụ, tình trạng được mùa mất giá và được giá mất mùa vẫn xảy ra phổ biến tại các vùng chè của huyện. Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương, giá chè xanh ngon và chè xanh đặc sản trung bình từ 120.000 đ/kg đến 150.000 đ/kg, chỉ cao hơn mức giá chè trung bình của tỉnh rất ít (mức giá chè xanh trung bình của tỉnh Thái Nguyên là 100.000đ/Kg đến 120.000đ/kg).

Như vậy có thể thấy, Ban quản lý các làng nghề chè của huyện, Phòng Nông nghiệp và UBND huyện Phú Lương cần có chính sách phối hợp với cơ quan tỉnh để có những biện pháp thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chè tại các làng nghề chè của huyện hiện nay. Đặc biệt là cần có định hướng xuất khẩu sản phẩm chè ra bên ngoài, tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm chè, chú trọng đến sản phẩm chè đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của chè VietGAP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)