Quy mô vốn của các hộ dân làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Quy mô vốn của các hộ dân làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương

Hiện nay, nguồn vốn được các hộ nghề chè sử dụng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn tự có, do hộ tự tích lũy trong quá trình sản xuất kinh doanh, một phần được vay mượn từ anh em họ hàng với quy mô nhỏ, một phần vay từ các tổ chức tín dụng, song số vốn không nhiều. Quy mô vốn của các hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Phú Lương được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Quy mô vốn của các hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Phú Lương ĐVT: % Chỉ tiêu Dưới 10 triệu 10 - <50 triệu 50 - <100 triệu >100 triệu Vốn của hộ nghề thuộc LN chè huyện Phú Lương 19,25 53,38 18,34 9,03 Vốn của hộ nghề thuộc LN chè tỉnh Thái Nguyên 21,84 53,21 15,85 9,1

Nguồn: Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên

Qua bảng 3.5 về quy mô vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè cho thấy, chỉ có 9,03% hộ có vốn trên 100 triệu đồng, tương ứng với mức trung bình của tỉnh Thái Nguyên (9,1% hộ có vốn trên 100 triệu đồng); 18,34% hộ có vốn từ 50 đến dưới 100 triệu đồng (cao hơn mức trung bình của tỉnh 15,85%). Số hộ có vốn từ 10 đến 50 triệu đồng chiếm 53,38%, tương đồng với mức trung bình của tỉnh (53,21%); hộ có vốn dưới 10 triệu đồng chiếm 19,25% (thấp hơn mức trung bình của tỉnh 21,84%). Điều này cho thấy quy mô vốn của các hộ nghề chè thuộc làng nghề chè Phú Lương khá tốt, tương đồng với mức bình quân chung toàn tỉnh. Thậm chí, ở quy mô từ 10-50 triệu đồng có tỷ lệ có tỷ lệ cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh.

Tuy nhiên, quy mô vốn của hộ phụ thuộc rất lớn vào quy mô diện tích chè của hộ, do vậy thông thường những hộ có diện tích ít thì quy mô vốn ít và hộ có diện tích lớn thì quy mô vốn lớn.

Kết quả khảo sát 335 hộ dân tại các làng nghề chè về quy mô vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề như sau:

Biểu đồ 3.2. Quy mô vốn của các hộ dân tại các LN chè huyện Phú Lương

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, quy mô vốn chủ yếu của các hộ nghề phần lớn là nguồn vốn tự có của các hộ nghề, được tích lũy qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (chiếm 65%); 12% tổng số hộ vay vốn từ anh em họ hàng và người thân. Số hộ này chủ yếu là những hộ mở rộng sản xuất kinh doanh nên phải vay thêm vốn. Thông thường họ chỉ vay vốn vào các thời điểm gần mùa vụ khi phải đầu tư thêm phân bón, thuốc trừ sâu cho phát triển vùng nguyên liệu chè, hoặc đầu từ cho việc mua mới máy móc thiết bị; 16% tổng số hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng (các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng cổ phần thương mại) theo các chính sách ưu đãi của nhà nước. Song số vốn được vay không nhiều và thời gian vay vốn ngắn, thủ tục vay vốn phức tạp và kéo dài, nên người dân không mặn mà trong việc vay vốn theo hình thức này; mà khi cần gấp một khoản vốn thì các hộ dân đi vay các tổ chức tín dụng đen (vì thủ tục cho vay đơn giản, và người dân có thể được giải ngân ngay) do vậy, tại các làng nghề chè hình thức này chiếm 7% tổng số hộ vay vốn được khảo sát.

3.3.4. Tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của các làng nghề chè

Đặc trưng công nghệ của sản xuất chè bao gồm công nghệ về giống, công nghệ chăm sóc, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản.

Song song với chính sách phát triển cây chè nói chung và làng nghề chè nói riêng của tỉnh, UBND huyện Phú Lương luôn chú trọng phát triển các giống chè mới cho năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, như: quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn chè VietGAP, ứng dụng máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất, chế biến, bảo quản chè,...

i) Về giống

Những năm gần đây UBND huyện Phú Lương luôn quan tâm phát triển cây chè, đặc biệt là giống chè mới cho năng suất, chất lượng. Thông qua nhiều chính sách của địa phương như: vận động người dân phá bỏ giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp thay bằng giống chè mới; hỗ trợ giống chè cho người dân; tập huấn kỹ thuật chăm sóc cho người dân khi trồng giống mới; hỗ trợ vay vốn để phát triển giống mới;... Trong 3 năm gần đây, quy mô, diện tích chè của huyện và của các làng nghề chè đã tăng đáng kể, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6: Diện tích chè của các làng nghề chè huyện Phú Lương

ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm So sánh (%) BQ 2015- 2017 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên 21.127 21.361 21.500 101,11 100,65 100,88 Diện tích chè của huyện Phú Lương 4.009 4.059 4.300 101,25 105,94 103,57 Diện tích chè của các làng nghề chè huyện Phú Lương 2.225 2.638 3.010 118,56 114,10 116,31

Phân tích bảng 3.6 ta thấy, tốc độ tăng về diện tích chè toàn tỉnh tăng bình quân trong 3 năm 2015-2017 là 100,88%. Trong đó, huyện Phú Lương là huyện có diện tích chè lớn thứ hai của tỉnh với tốc độ tăng diện tích chè là 103,57%, tốc độ tăng diện tích chè của các hộ dân tại các làng nghề chè là 116,31%.

ii) Chăm sóc

Chăm sóc chè là công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất chè nối tiếp của công đoạn chọn giống chè. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, với những yêu cầu khắt khe của thị trường về vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi người dân trồng chè nói chung và các hộ dân trong các làng nghề chè của huyện Phú Lương nói riêng phải thay đổi phương pháp chăm sóc đảm bảo chè sạch đáp ứng yêu cầu thị trường.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người dân sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, ngoài các THT, HTX là những tổ chức đi đầu thì các làng nghề được ưu tiên hỗ trợ trong việc áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Kết quả khảo sát 335 hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương cho thấy, hiện nay tổng diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ chỉ chiếm 37% tổng diện tích của các hộ nghề. Mặc dù 37% tổng diện tích chè của hộ được khảo sát sản xuất theo VietGAP, song hiệu quả chưa thực sự cao. Vì hiện nay sản phẩm VietGAP và sản phẩm chè thông thường trên địa bàn chưa có sự khác biệt nhiều về giá. Trong khi, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các hộ trồng chè phải thường xuyên theo dõi, ghi chép lịch trình sản xuất, và thường xuyên có sự kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các tổ VietGAP - điều này đối với các hộ sản xuất thấy tương đối phức tạp,

vì với người dân trồng chè trong các làng nghề chè từ trước tới nay họ làm nghề theo kinh nghiệm cha truyền con nối, nên việc ghi chép đối với họ thấy là không cần thiết, dẫn đến nhiều hộ tham gia VietGAP rồi lại bỏ không tham gia. Một phần là chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ các hộ nghề tham gia VietGAP phí duy trì 1 năm, từ năm sau các hộ dân phải tự đóng, dẫn tới người dân không mặn mà với VietGAP, vì không mang lại lời nhuận vật chất cho họ.

Đây là bài toán đặt ra cho các làng nghề chè huyện Phú Lương nói riêng, và tỉnh Thái Nguyên nói chung, cần có chính sách cụ thể thiết thực cho các hộ dân khi tham gia VietGAP: hỗ trợ thị trường đầu ra, hỗ trợ giá bán,... để họ thấy được lợi ích thực sự của VietGAP thì họ mới tự nguyện tham gia.

iii) Về chế biến

Trong chuỗi giá trị sản phẩm chè, thì chế biến chè là công đoạn vô cùng quan trọng, tạo nên chất lượng và hương vị sản phẩm chè. Đây là công đoạn cần sử dụng nhiều máy móc thiết bị cho hoạt động sao sấy: tôn quay chè, máy vò chè mini, máy sàng chè, máy hút chân không,... quy trình chế biến, cách thức chế biến, máy móc sử dụng cho chế biến là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm chè của các hộ sản xuất và chế biến chè.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các làng nghề đã ứng dụng máy móc cho sản xuất, chế biến chè. theo kết quả khảo sát, 100% hộ dân tại các làng nghề chè đã sử dụng máy móc thiết bị như tôn quay chè, máy vò chè mini chạy bằng điện cho sản xuất chè của hộ. Trong đó, nhiều hộ đã có máy hút chân không, máy xào gas, máy ủ hương,... Cụ thể, số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến chè của các hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương được khảo sát như sau:

Bảng 3.7: Số lượng và giá trị tài sản sử dụng cho sản xuất chè của các hộ dân LN chè huyện Phú Lương năm 2018

STT Thiết bị sản xuất và chế biến Số lượng (chiếc) Giá trị (đồng) Giá trị bình quân/hộ (đồng) 1 Máy sao chè -Tôn quay chè bằng sắt -Tôn quay chè bằng Inox

396 147 249 1.136.100.000 264.600.000 871.500.000 3.391.343 789.851 2.601.493 2 Máy vò chè mini 378 1.701.000.000 5.077.612 3 Máy sàng lọc chè 89 142.400.000 425.075 4 Máy đóng gói hút chân không 47 705.000.000 2.104.478 5 Máy ủ hương chè 2 50.000.000 149.254 6 Máy sao chè li tâm đốt gas 2 330.000.000 985.075

Tổng giá trị tài sản 4.064.500.000 12.132.836

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2018

Kết quả khảo sát 335 hộ dân làng nghề chè của huyện Phú Lương về số lượng tài sản và giá trị sử dụng cho sản xuất chè tại bảng 3.7 ta thấy, 100% các hộ dân tại các làng nghề chè được khảo sát của huyện Phú Lương có đủ lò quay và máy vò chè mini cho chế biến chè. Cụ thể: máy sao chè có nhiều hộ có 2 lò quay và máy vò để đảm bảo sao sấy kịp thời, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng lò quay chè bằng sắt chiếm 37,12%. Trong khi, lò quay bằng sắt dễ bị rỉ, nếu không sử dụng thường xuyên hoặc khi gặp phải thời tiết xấu (mưa, rột,...) dễ bị rỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng còn lò quay bằng Inox giá thành cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn. Trên thực tế khảo sát của tác giả, những hộ còn sử dụng máy sao chè bằng sắt là những hộ có quy mô nhỏ, họ đã đầu tư máy này khoảng 5 đến 7 năm (giá trị trung bình của một máy sao chè bằng sắt khoảng 1,7 triệu đến 1,8 triệu, còn máy sao chè bằng Inox khoảng 3,3 triệu đến 3,6 triệu đồng/máy. Máy sao chè bằng Inox cho chất lượng sản phẩm chè ngon hơn, khi chế biến hộ không lo bị cháy hoặc

quá lửa khi sao chè, do vậy 100% hộ đầu tư mới đều là lò quay chè bằng Inox, giá trị trung bình của 1 hộ về máy sao chè 3.391.343 đồng/hộ.

100% hộ đầu tư máy vò chè thay bằng vò chè thủ công bằng tay trước kia, giá trị máy vò chè ước tính bình quân của các hộ đã đầu tư khoảng từ 4,2 triệu đến 4,7 triệu đồng/máy; 24,45% hộ đầu tư máy sàng lọc chè để chế biến chè, giá trị trung bình của 1 hộ về máy vò chè mini là 5.077.612 đồng/hộ.

Để đáp ứng yêu cầu về bao bì, mẫu mã sản phẩm và thời gian bảo quản chè, hiện nay tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương theo khảo sát của tác giả là 47 máy hút chân không, trong đó một số hộ đầu tư 2 đến 3 máy để đóng gói thuê cho những hộ còn lại; đối với máy ủ hương và máy sao chè li tâm đốt gas có giá trị lớn, đòi hỏi cao kỹ thuật sử dụng, do vậy chỉ có 2 hộ có máy sao chè li tâm đốt gas. Trong đó, Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ cho người dân làng nghề cụm Khe Cốc 1 xóm Tân Thái, xã Tức Tranh, máy sao li tâm đốt Gas, với động cơ một chiều, công suất 0,75 KW, tốc độ quay 30 vòng/ 1phút; Năng suất 12 kg chè tươi/lần; Lấy hương chè 25 kg /lần. Xuất xứ Đài Loan. Tổng kinh phí 174 triệu, nguồn vốn từ Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn hỗ trợ 150 triệu đồng, nhân dân trong làng nghề đối ứng 24 triệu đồng; một máy do một hộ nghề thuộc làng nghề Cụm Khe Cốc thuộc xóm Phú Nam 1, xã Phú Đô đầu tư với tổng giá trị là 156 triệu đồng (Phụ lục số 02. Danh sách 02 hộ dân có máy sao chè li tâm đốt gas). Tổng giá trị tài sản trung bình của 1 hộ sử dụng cho sản xuất và chế biến chè là 12.132.836đồng/hộ.

Tóm lại, công nghệ sản xuất chế biến chè của các hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực cả về công nghệ giống, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản,... điều này đã khẳng định được vai trò to lớn của các Ban quản lý làng nghề chè và của các cấp các ngành trong quản lý và định hướng phát triển làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)