Quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương

Song song với quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên, làng nghề chè của huyện Phú Lương cũng tồn tại và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè của tỉnh gắn với cây chè trên địa bàn.

Các làng nghề và làng có nghề chè của huyện hình thành tự phát gắn với nguồn nguyên liệu, lúc đầu là các hộ nghề, các xóm nghề, sau đó hình thành nên các làng có nghề chè. Các làng nghề chè này hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, không có sự gắn kết trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định thành lập Hiệp hội làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên. UBND tỉnh giao cho Hiệp hội làng nghề xem xét và phê duyệt đề án làng nghề và làng có nghề chè đủ điều kiện công nhận là làng nghề và làng nghề chè truyền thống theo quy định tại Thông tư 116/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua đó, số lượng các làng nghề chè của huyện được công nhận ngày càng tăng.

Năm 2009, làng nghề chè được công nhận đầu tiên của huyện là làng nghề chè Phú Đô thuộc xã Phú Đô và làng nghề cụm Khe Cốc tại xã Tức Tranh của huyện. Ban đầu, các làng nghề này chỉ có 50% tổng số hộ sản xuất chè trong làng tham gia . Sau đó, do hiệu quả hoạt động của tổ chức làng nghề - vai trò liên kết các hộ nghề, đồng thời tổ chức được các hoạt động trao đổi kinh nghiệm làm nghề, các hoạt động hàng năm thì số lượng các hộ sản xuất chè trong làng đã tăng lên nhanh chóng.

Để quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề, Hiệp hội làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên

quan thành lập Ban quản lý làng nghề. Thông qua Ban quản lý làng nghề, các chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý làng nghề, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hộ nghề được triển khai thực hiện, qua đó, vai trò của làng nghề được thực hiện hiện quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)