Quan điểm phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương

Thứ nhất, cây chè là cây công nghiệp chủ lực của huyện Phú Lương, do vậy phát triển làng nghề chè gắn với việc mở rộng quy mô vùng chè nguyên liệu theo quy hoạch của vùng chè nguyên liệu của tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân tại các làng nghề chè nói chung và tạo việc làm cho các hộ dân vùng lân cận.

Thứ hai, phát triển làng nghề gắn với phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh của các hộ nghề, liên kết ngang hình thành nên các THT, HTX nghề và liên kết dọc giữa các THT, HTX với doanh nghiệp,... phát triển làng nghề gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề chè. Đây là tiền đề để cho huyện Phú Lương xây dựng các lễ hội văn hóa chè trên địa bàn.

Thứ ba, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ là tiền đề để phát triển bền vững làng nghề chè của huyện. Do vậy, quan điểm của UBND huyện Phú Lương là khuyến khích, hỗ trợ các hộ nghề ứng dụng công nghệ vào sản xuất chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè của các

hộ dân làng nghề. Phát triển mô hình sản xuất chè an toàn (VietGAP, Global GAP, UTZ) là tiền đề để giảm thiểu ô nhiễm môi tường và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè cho các làng nghề chè huyện Phú Lương; đổi mới cơ chế chính sách cho phát triển làng nghề chè là đột phát của sự phát triển: các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ; chính sách phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề; chính sách hỗ trợ liên kết là những chính sách tạo điều kiện cho các hộ nghề phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề, giúp cho làng nghề phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)