5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của
làng nghề chè ở huyện Phú Lương
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè các hộ nghề chè trong các làng nghề chè
Thông qua phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nghề và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Phú Lương, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tại các làng nghề này, từ đó giúp phát triển bền vững các làng nghề chè trên địa bàn huyện.
i) Đẩy mạnh phát triển làng nghề chè gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu
Đặc trưng của làng nghề chè là gắn liền với vùng nguyên liệu, do vậy để phát triển làng nghề chè, căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè của tỉnh, huyện Phú Lương cần chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu chè của mình dựa trên điều kiện tự nhiên của huyện. Cụ thể, cần tập trung vào các nội dung sau:
- Rà soát cụ thể quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với các làng nghề chè của tỉnh, trong đó chi tiết cho huyện Phú Lương.
- Xây dựng chi tiết quy hoạch vùng chè nguyên liệu cho các làng nghề theo hướng mở rộng quy mô sản xuất hộ nghề tại các làng nghề chè. Phát triển các giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với từ vùng, từng làng nghề.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên với Sở, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc mở rộng vùng chè nguyên liệu phù hợp với điều kiện của mỗi làng nghề.
ii) Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Đẩy mạnh hơn nữa những chính sách khuyến khích, và hỗ trợ cho các làng nghề trong việc đưa giống mới vào trồng thay thế các giống chè cũ cho năng suất và chất lượng thấp, bằng những giống cho năng suất và chất lượng cao hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện;
Việc ứng dụng sản xuất chè theo tiêu chuyển VietGAP cho các hộ nghề, có chính sách hỗ trợ đầu ra cho các hộ nghề sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP;
Động viên, hỗ trợ các hộ nghề sử dụng thiết bị sản xuất hiện đại cho hoạt động chế biến chè: thay thế các máy sao chè bằng sắt bằng các máy sao chè bằng Inox, sử dụng máy hút chân không để có thể bảo quản chè tốt hơn,...
Cần nâng cao nhận thức của người dân LN về vai trò của công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm nghề. Vai trò của nhà nước trong việc tuyên truyền, hỗ trợ máy móc thiết bị cho LN là vô cùng quan trọng nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tại LN, thúc đẩy LN phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nghề. Cần chú trọng kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại để từng bước cơ khí hóa các LN, nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của nghề trong quá trình phát triển.
iii)Huy động vốn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè
Quy mô vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè của huyện Phú Lương hiện còn đang rất thấp, do đó, để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh tại các hộ dân trong các làng nghề chè của huyện, cần tập trung một số giải pháp chính sau:
- Phát huy nội lực của chính các hộ nghề, thông qua việc các hộ nghề tự tận dụng các nguồn vốn sẵn có của mình để đầu tư vào sản xuất kinh doanh của mình.
- Triển khai chương trình tín dụng, thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi với các hộ nghề, các THT, HTX nghề và các DN sản xuất kinh doanh chè. Tăng lượng vốn vay, thời gian vay vốn cho các hộ kinh doanh để các hộ có đủ vốn để đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ưu đãi đối với các đối tượng vay vốn là hộ dân LN, đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn trung hạn và dài hạn đối với các
đối tượng này. Ưu tiên nguồn vốn vay cho các hộ nghề trong việc mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư xử lý môi trường,...
iv) Phát triển thương hiệu sản phẩm chè cho các làng nghề chè huyện Phú Lương
Cần nâng cao nhận thức của các hộ dân tại các làng nghề chè về việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chè tại các làng nghề. Vì thông qua việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chè sẽ hạn chế được nạn hàng giả, hàng nhái, và nâng cao uy tín và chất lượng cho các sản phẩm nghề chè huyện Phú Lương. Đồng thời, UBND huyện Phú Lương cần có chính sách hỗ trợ các cá nhân, tố chức tham gia đăng ký thương hiệu, vận động các hộ dân làng nghề thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức có tư cách pháp nhân để dễ dàng cho việc đăng ký thương hiệu và quản lý thương hiệu.
vi) Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cho các làng nghề chè
Chè Phú Lương được biết tới với vùng chè đặc sản Vô Tranh, Tức Tranh, sản phẩm chè Phú Lương có chất lượng thơm ngon chỉ sau chất lượng chè vùng Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), chè Trại Cài (huyện Đồng Hỷ). Tuy nhiên, do hiện nay, chè của huyện Phú Lương nói chung và của các làng nghề chè trên địa bàn huyện nói riêng chưa có thương hiệu, và thị trường tiêu thụ còn bó hẹp, phần lớn sản phẩm chè tiêu thụ vẫn thông qua thương lái và các chợ truyền thống. Do đó, để phát triển làng nghề chè thì cần có chính sách hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề mở rộng thị trường thông qua việc hỗ trợ các làng nghề chè tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm; thông qua các Website, các băng rôn, khẩu hiệu quảng cáo,... nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm chè của các làng nghề.