Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Lương trong việc nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Lương trong việc nâng cao

quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè

Có thể nói, hiệu quả từ các mô hình làng nghề chè ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và huyện Đồng Hỷ đã góp phần hỗ trợ cho các hộ nghề tham gia các làng nghề chè phát triển bền vững, đây cũng được xem là kim chỉ nam cho các làng nghề chè. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương, một số bài học kinh nghiệm các làng nghề chè cần học tập như sau:

Thứ nhất, xây dựng thương hiệu riêng cho từng làng nghề, để phát triển làng nghề bền vững, các làng nghề cần tập trung phát triển thương hiệu và

thiết kế bao bì mẫu mã riêng cho sản phẩm làng nghề mình, từ đó hạn chế được nạn hàng giả, hàng nhái trên thị trường (Bài học từng làng nghề xóm 5 Sông Cầu huyện Đồng Hỷ).

Thứ hai, thay đổi cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng, thay thế giống chè cho năng suất thấp, bằng những giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đồng thời, xây dựng chiến lược phát triển làng nghề ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và có phương án sản xuất kinh doanh cho từng dịch vụ trong năm thông qua việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn theo quy trình VietGAP đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. (Bài học từ thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Đại Từ).

Thứ ba, đào tạo nâng cao năng lực cho hộ nghề, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về sản xuất, kiến thức về thị trường,...nhằm giúp người dân tại các làng nghề thay đổi tư duy sản xuất truyền thống theo kinh nghiệm (Bài học từ thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ).

Thứ tư, nâng cao vài trò của các hộ nghề tham gia làng nghề thông qua các hoạt động sản xuất nghề và các hoạt động chung của làng, qua đó nâng cao nhận thức của các hộ nghề. Phát huy vai trò của chính các hộ nghề về vốn, công nghệ, lao động. Khuyến khích các hộ nghề đầu tư công nghệ mới cho sản xuất chè nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nghề (Bài học từ thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Đại Từ).

Thứ năm, nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý làng nghề trong việc hỗ trợ các làng nghề chè nói chung và hỗ trợ hộ nghề trong các làng nghề chè nói riêng: hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ đào tạo nghề,... (Bài học từ thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Đại Từ).

Thứ sáu, công tác đào tạo và thu hút nhân tài về phục vụ trong làng nghề chè là rất quan trọng, vì yếu tố con người quyết định thành công cũng như

thất bại. Đây là vấn đề cần được quan tâm hiện nay ở các làng nghề chè. (Bài học từ huyện Đại Từ).

Thứ bảy, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tạo sự liên kết giữa người sản xuất (hộ nghề) và người kinh doanh là cần thiết nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp của các làng nghề chè. Các mối liên kết này sẽ là cơ sở bền vững cho phát triển làng nghề chè (Bài học từ thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Đại Từ).

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương thời gian qua như thế nào?

- Phát triển các làng nghề chè ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nghề chè như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương hiện nay?

- Các giải pháp nào cần được thực thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp tiếp cận

2.2.1. Tiếp cận theo hình thức tổ chức kinh tế

Trong các làng nghề chè hiện nay tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế ngành nghề như: hộ ngành nghề, THT, HTX, DN. Mỗi hình thức tổ chức kinh tế lại sử dụng các cách thức tổ chức sản xuất khác nhau, mục tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, khi phân tích đánh giá phát triển làng nghề chè, luận văn tập chung nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế hộ nghề nghiệp trong các làng nghề chè, từ đó có những giải pháp hợp lý cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề trong các làng nghề chè.

2.2.2. Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành chè

Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ những hoạt động cần thiết từ khâu cung cấp đầu vào cho sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm. Mỗi khâu là một mắt xích, có nhiều mắt xích trong cùng một chuỗi. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả các bên tham gia chuỗi hoạt động nhằm tối đa hóa việc gia tăng giá trị trong chuỗi. Theo cách tiếp cận này, nghiên cứu phân tích, đánh giá mức độ liên kết trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào, trong sản xuất, chế biến và trong tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, xem xét từng tác nhân tham gia

trong chuỗi và quan hệ từ các yếu tố đầu vào cho sản xuất cho đến khâu phân phối sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Mục đích của phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị nhằm hiểu được các yếu tố khác nhau tạo ra động lực phát triển, khả năng cạnh tranh trong cùng ngành và xác định những cơ hội và hạn chế trong việc tăng lợi ích cho các bên tham gia.

2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.

2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài này, nguồn thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:

1. Niên giám thống kê huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015 đến năm 2017 của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên.

2. Các kế hoạch công tác và Báo cáo tổng kết năm của Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên và các Phòng chức năng liên quan.

3. Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành. 4. Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn, luận án tiến sĩ liên quan.

2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Phương pháp chọn mẫu

Thông tin sơ cấp được sử dụng từ kết quả khảo sát các hộ tham gia làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương. Tính đến hết năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định công nhận cho 35 làng nghề chè trên địa bàn

huyện Phú Lương. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không tiến hành điều tra tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích một số đủ lớn đơn vị đại diện của 3 xã trong huyện có số lượng làng nghề chè lớn nhất, sau đó sử dụng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung. Cụ thể, tác giả chọn 3 xã thuộc huyện có số lượng làng nghề chè lớn nhất là xã Vô Tranh, xã Tức Tranh và xã Phú Đô. Mỗi xã chọn 3 làng nghề đại diện cho xã sau đó sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các hộ sản xuất và chế biến chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương. Cụ thể như sau:

- Xác định quy mô số lượng hộ điều tra theo công thức Slovin (1984) n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: Số quan sát tổng thể

e: Sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý) Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, số lượng hộ dân tham gia làng nghề chè huyện Phú Lương là 4.018 hộ, với mức sai số cho phép là 5% cỡ mẫu được xác định là:

n = 4.018/(1+4.018(0,05)2) =363,78 hộ, Tác giả chọn là 364 hộ.

Để đảm bảo tính đại diện, hộ điều tra được xác định ngẫu nhiên như sau: Lập danh sách các hộ dân trong các Làng nghề ở các xã theo thứ tự vần A, B, C,… của tên chủ hộ. Xác định khoảng cách hộ (k) để chọn một đơn vị điều tra theo công thức: k=N/n

Với N=4.018; n= 364; ta có k=11

* Phương pháp điều tra

Dựa trên phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn, tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng là các hộ dân tại 9 làng nghề chè tại 3 xã của huyện Phú Lương theo danh sách của từng làng nghề đã được cung cấp.

Phương pháp khảo sát được tác giả và nhóm nghiên cứu gồm 3 người (tác giả cùng 02 cộng tác viên) đi khảo sát trực tiếp thông qua phỏng vấn trực

tiếp từng hộ nghề chè tại 3 xã (mỗi người khảo sát 3 làng nghề của 1 xã) trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018.

Kết quả, 364 phiếu khảo sát được hỏi, song số phiếu đáp ứng đầy đủ các thông tin yêu cầu phân tích là 335 phiếu.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.3.3.1. Tổng hợp thông tin

Sau khi điều tra có rất nhiều thông tin thu thập được, cần sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.

Thông tin và các số liệu sau khi được sắp xếp một cách có hệ thống, sẽ được xử lý và tổng hợp phân tổ, biểu thị số liệu thông qua hệ thống bảng biểu và đồ thị thống kê.

Thông tin được tổng hợp, xử lý trên Exel và phần mềm SPSS 20.0.

2.3.3.2. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghề chè huyện Phú Lương qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá về kết quả kinh tế, xã hội của các làng nghề chè. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

* Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm. Phương pháp so sánh được nghiêu cứu sử dụng để so sánh tốc độ phát triển của năm sau so với năm trước, so sánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề qua các năm.

2.3.3.3. Phương pháp hồi quy

Để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nghề trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương, luận văn sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề chè trên địa bàn huyện.

Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD). Mô hình được lựa chọn nhằm thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất Y (output) và các yếu tố đầu vào X1 (inputs) ở các hộ làng nghề chè của huyện.

Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Y = f(X1, X2, …, Xn, D1, D2, …, Dm, u) Trong đó: Y là kết quả sản xuất (output) Xi là các yếu tố đầu vào (inputs) Hàm CD được viết lại dưới dạng:

Y = AX1b1 X2b2 … Xibi … Xnbn eβ1D1 +β2 D2 +…++βj Dj +…+βm Dm+u (1) Trong đó:

Y: Là biến phụ thuộc

X1, X2, …, Xi, Xn: Là các biến giải thích có tác động ảnh hưởng tới biến phụ thuộc Y.

D1, D2, Dj, Dm: Là các biến định tính (biến giả), nhận 1 trong 2 giá trị: 0 hoặc 1.

bi: Là các tham số cần ước lượng của bài toán và hệ số ảnh hưởng của từng nhân tố định lượng tới biến phụ thuộc Y

U: Là sai số ngẫu nhiên, nói lên ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài các Xi và Dj tới Y.

Logarit 2 vế của phương trình (1), ta được:

Làng nghề Y = Làng nghề A + b1Làng nghề X1+…..+ bn Làng nghề Xn + D1 + D2 ... + Dm+ U (2)

Mô hình hàm CD sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận gộp của các hộ sản xuất kinh doanh chè thuộc làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương. Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất chè của hộ dân LN chè (Lợi nhuận gộp không bao gồm các khoản thu nhập từ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,...) Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Chi phí. Trong đó, chi phí không bao gồm chi phí cho lao động gia đình. Đối với hộ dân thì hoạt động sản xuất chủ yếu là lấy công làm lãi, rất khó tách biệt chi phí lao động của hộ cho sản xuất, chế biến và kinh doanh chè với hoạt động khác.

Bảng 2.1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD

Tên biến Nội dung biến ĐVT

1. Biến phụ thuộc (Biến được giải thích)

LN Lợi nhuận gộp của hộ nghề SX chè trong năm Nghìn đồng 2. Biến độc lập (Biến giải thích)

CPNL

Chi phí nguyên liệu, bao gồm cả chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… đến chi phí thu hái chè; và là chi phí mua chè xanh và chè bán thành phẩm của các hộ nghề

Nghìn đồng

CONGNGHE Công nghệ (Tổng giá trị máy móc thiết bị sử dụng trực tiếp cho sản xuất và chế biến chè.)

Nghìn đồng

KINHNGHIEM Kinh nghiệm làm nghề chè (Số năm làm nghề

chè của hộ) Năm

VON Vốn lưu động của hộ Nghìn đồng

TRINHDO Trình độ của chủ hộ (Biểu hiện qua số năm học) Năm

THITRUONG (Biến giả)

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè

THITRUONG= 0 Hộ bán chè cho thương lái và bán tại các chợ truyền thống

THITRUONG= 1 Hộ bán cho đối tượng khác

Tên biến Nội dung biến ĐVT

HOTRO (Biến giả)

Hộ được hỗ trợ bởi các chính sách phát triển của trung ương và địa phương: hỗ trợ vốn, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ đào tạo nghề,… (không phân biệt là được hỗ trợ 1 lần hay nhiều lần) HOTRO = 0 Hộ chưa được hỗ trợ

HOTRO = 1 Hộ được hỗ trợ

+

LIENKET (Biến giả)

Hộ tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh (hộ tham gia liên kết ngang hoặc liên kết dọc)

LIENKET = 0 Nếu hộ chưa tham gia liên kết LIENKET = 1 Hộ tham gia liên kết

+

U: Sai số ngẫu nhiên

Hàm sản xuất CD được ước lượng trên phần mềm SPSS 20.0. Các thông số ước lượng trong mô hình được giải thích như sau:

Adjusted R-Square: Hệ số xác định điều chỉnh được sử dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến, cho biết bao nhiêu % sự biến động của Y được giải thích bởi các biến đã xác định trong mô hình. Sử dụng Adjusted R-Square để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R-Square.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê F được tính từ R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi qui tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)