5. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
2.3.3.1. Tổng hợp thông tin
Sau khi điều tra có rất nhiều thông tin thu thập được, cần sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.
Thông tin và các số liệu sau khi được sắp xếp một cách có hệ thống, sẽ được xử lý và tổng hợp phân tổ, biểu thị số liệu thông qua hệ thống bảng biểu và đồ thị thống kê.
Thông tin được tổng hợp, xử lý trên Exel và phần mềm SPSS 20.0.
2.3.3.2. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp thống kê mô tả
Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghề chè huyện Phú Lương qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá về kết quả kinh tế, xã hội của các làng nghề chè. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm. Phương pháp so sánh được nghiêu cứu sử dụng để so sánh tốc độ phát triển của năm sau so với năm trước, so sánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề qua các năm.
2.3.3.3. Phương pháp hồi quy
Để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nghề trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương, luận văn sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề chè trên địa bàn huyện.
Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD). Mô hình được lựa chọn nhằm thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất Y (output) và các yếu tố đầu vào X1 (inputs) ở các hộ làng nghề chè của huyện.
Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Y = f(X1, X2, …, Xn, D1, D2, …, Dm, u) Trong đó: Y là kết quả sản xuất (output) Xi là các yếu tố đầu vào (inputs) Hàm CD được viết lại dưới dạng:
Y = AX1b1 X2b2 … Xibi … Xnbn eβ1D1 +β2 D2 +…++βj Dj +…+βm Dm+u (1) Trong đó:
Y: Là biến phụ thuộc
X1, X2, …, Xi, Xn: Là các biến giải thích có tác động ảnh hưởng tới biến phụ thuộc Y.
D1, D2, Dj, Dm: Là các biến định tính (biến giả), nhận 1 trong 2 giá trị: 0 hoặc 1.
bi: Là các tham số cần ước lượng của bài toán và hệ số ảnh hưởng của từng nhân tố định lượng tới biến phụ thuộc Y
U: Là sai số ngẫu nhiên, nói lên ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài các Xi và Dj tới Y.
Logarit 2 vế của phương trình (1), ta được:
Làng nghề Y = Làng nghề A + b1Làng nghề X1+…..+ bn Làng nghề Xn + D1 + D2 ... + Dm+ U (2)
Mô hình hàm CD sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận gộp của các hộ sản xuất kinh doanh chè thuộc làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương. Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất chè của hộ dân LN chè (Lợi nhuận gộp không bao gồm các khoản thu nhập từ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,...) Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Chi phí. Trong đó, chi phí không bao gồm chi phí cho lao động gia đình. Đối với hộ dân thì hoạt động sản xuất chủ yếu là lấy công làm lãi, rất khó tách biệt chi phí lao động của hộ cho sản xuất, chế biến và kinh doanh chè với hoạt động khác.
Bảng 2.1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD
Tên biến Nội dung biến ĐVT
1. Biến phụ thuộc (Biến được giải thích)
LN Lợi nhuận gộp của hộ nghề SX chè trong năm Nghìn đồng 2. Biến độc lập (Biến giải thích)
CPNL
Chi phí nguyên liệu, bao gồm cả chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… đến chi phí thu hái chè; và là chi phí mua chè xanh và chè bán thành phẩm của các hộ nghề
Nghìn đồng
CONGNGHE Công nghệ (Tổng giá trị máy móc thiết bị sử dụng trực tiếp cho sản xuất và chế biến chè.)
Nghìn đồng
KINHNGHIEM Kinh nghiệm làm nghề chè (Số năm làm nghề
chè của hộ) Năm
VON Vốn lưu động của hộ Nghìn đồng
TRINHDO Trình độ của chủ hộ (Biểu hiện qua số năm học) Năm
THITRUONG (Biến giả)
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè
THITRUONG= 0 Hộ bán chè cho thương lái và bán tại các chợ truyền thống
THITRUONG= 1 Hộ bán cho đối tượng khác
Tên biến Nội dung biến ĐVT
HOTRO (Biến giả)
Hộ được hỗ trợ bởi các chính sách phát triển của trung ương và địa phương: hỗ trợ vốn, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ đào tạo nghề,… (không phân biệt là được hỗ trợ 1 lần hay nhiều lần) HOTRO = 0 Hộ chưa được hỗ trợ
HOTRO = 1 Hộ được hỗ trợ
+
LIENKET (Biến giả)
Hộ tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh (hộ tham gia liên kết ngang hoặc liên kết dọc)
LIENKET = 0 Nếu hộ chưa tham gia liên kết LIENKET = 1 Hộ tham gia liên kết
+
U: Sai số ngẫu nhiên
Hàm sản xuất CD được ước lượng trên phần mềm SPSS 20.0. Các thông số ước lượng trong mô hình được giải thích như sau:
Adjusted R-Square: Hệ số xác định điều chỉnh được sử dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến, cho biết bao nhiêu % sự biến động của Y được giải thích bởi các biến đã xác định trong mô hình. Sử dụng Adjusted R-Square để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R-Square.
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê F được tính từ R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi qui tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
βk: Hệ số hồi qui riêng phần, đo lường sự thay đổi bằng % của Y khi Xk
+ Với các biến định tính: Khi biến giả Dj nhận giá trị 1 thì sản lượng tăng thêm một lượng là: = exp(Cj)
Hệ số beta (β) là hệ số của biến độc lập khi tất cả dữ liệu trên các biến được biểu diễn bằng đơn vị đo lường độ lệch chuẩn. Thông qua hệ số (β) cho ta biết mức độ ảnh hưởng của từng biến X đến Y.
Để kiểm tra khuyết tật mô hình:
+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập thông qua độ phóng đại của phương sai VIF nhỏ hơn 10 thì các biến độc lập không có tương quan với nhau.
+ Kiểm định độ tương quan giữa các phần dư thông qua kiểm định Durbin-Watson qua tra bảng thống kê Durbin-Watson (d) để tìm các giới hạn dL và dU với N là số quan sát của mẫu và k là số biến độc lập trong mô hình để kiểm định mức ý nghĩa theo quy tắc quyết định.
Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau giá trị d sẽ gần bằng 2. Giá trị d thấp (nhỏ hơn 2) có nghĩa là các phần dư gần nhau có tương quan thuận. Giá trị d lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là cá phần dư có tương quan nghịch.
Có tự tương quan thuận chiều (dương) Miền không có kết luận Chấp nhận giả thuyết không có tự tương quan chuỗi bậc nhất Miền không có kết luận Có tự tương quan ngược chiều (âm) 0 dL dU 2 4- dU 4- dL 4 2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương
1. Năng suất bình quân (AP): là mức sản lượng thu được trong quá trình điều tra đối với cây chè trên một đơn vị diện tích của các làng nghề.
2. Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm). Trong sản xuất chè của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị chè khô và chè tươi mà họ sản xuất ra trong 1 năm. Công thức tính GO như sau:
Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi Giá cả sản phẩm i
3. Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Đối với cây chè, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nguyên, nhiên vật liệu: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước.
Trong đó: IC là chi phí trung gian
Ci là các khoản chi phí thứ i trong một chu kỳ sản xuất
4. Giá trị gia tăng (VA) Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính bằng công thức sau:
VA= GO-IC
5. Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của người lao động bao gồm thu nhập từ công lao động và phần lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính cheo chu kỳ của GO). Đối với cây chè bao gồm: Công chăm sóc, thu hái, sao chè… Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:
MI= VA- (A+T+chi phí thuê lao động ngoài) Trong đó: MI: thu nhập hỗn hợp
VA: Giá trị gia tăng
A: Khấu hao tài sản cố định T: Các khoản thuế, phí phải nộp
Ngoài ra, để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên HTH, tổ viên THT, luận văn còn sử dụng một số chỉ tiêu:
6. Tổng doanh thu từ sản xuất và chế biến chè của hộ nghề chè thuộc làng nghề (triệu đồng).
7. Tỷ lệ (%) số hộ tham gia sản xuất chè VietGAP, UTZ, Global GAP trên tổng số hộ nghề chè
8. Tỷ lệ (%) hộ nghề chè đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể chè theo chỉ dẫn địa lý.
9. Số hộ được tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ thuật sản xuất và chế biến chè (hộ); và tỷ trọng (%).
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được hiểu là hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân làng nghề chè. Nếu hiểu hiệu quả kinh tế theo mục đích thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề chè là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Do đó, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả.
Ta có công thức chung:
Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra từ quá trình SXKD (Q) Các yếu tố đầu vào cho SXKD (C)
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất. Do đó, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè bao gồm:
1. Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: TGO = GO / IC (lần)
2. Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
TVA = VA / IC (lần)
3. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
TMI = MI / IC (lần)
4. Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
TGOLĐ= GO/công lao động
5. Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
TVALĐ = VA/công lao động
6. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
TMILĐ = MI/công lao động
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành viên HTX và tổ viên THT, luận văn còn sử dụng một số chỉ tiêu như:
+ Hiệu quả sử dụng vốn: GO/IC, VA/IC, MI/IC + Hiệu quả lao động: GO/LĐ, VA/LĐ, MI/LĐ
Chương 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Phú Lương
Phú Lương là huyện trung du, miền núi nằm ở phía bắc tinh Thái Nguyên, có quốc lộ 3 chạy giữa huyện lỵ với chiều dài 38 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía nam.
- Phía Bắc giáp huyện Đinh Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ
Với vi trí thuận lợi về giao thông, giao lưu với trung tâm kinh tế, chính tri, văn hóa của tỉnh là thành phố Thái Nguyên.
Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95 km2 toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn).
Phú Lương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc, trong đó đất đỏ vàng trên phiến thạch sét chiếm 42,65% tổng diện tích đất tự nhiên (Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng; độ pH: 4,5-5,5 loại đất này có khoảng 62,5% diện tích có độ dốc từ 8-25 độ). Chất đất cùng nguồn nước và độ dốc rất thích hợp cho cây chè.
Theo báo cáo thống kê của Phòng Thống kê huyện Phú Lương, cơ cấu đất sử dụng tính đến ngày 31/12/2017 phân theo loại đất trên địa bàn như sau:
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất sử dụng của huyện Phú Lương năm 2017
Như vậy, xét về cơ cấu và diện tích đất của huyện Phú Lương có thể thấy, đây là lợi thế về điều kiện tự nhiên cho huyện Phú Lương mở rộng quy hoạch vùng chè nguyên liệu của huyện.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương * Tình hình về kinh tế của huyện Phú Lương * Tình hình về kinh tế của huyện Phú Lương
Những năm gần đây, UBND huyện Phú Lương luôn luôn nỗ lực trong đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể, tình hình kinh tế của huyện trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh (%) BQ
2015-2017
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Nông - lâm nghiệp
và thủy sản 1.103 1.112 1.157 100,82 104,05 102,42 Công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp 421 433 475 102,85 109,70 106,22 Dịch vụ và thuế
sản phẩm 188 198 210 105,32 106,06 105,69
Phân tích Bảng 3.1 ta thấy, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương trong 3 năm 2015 - 2017 đều tăng đáng kể, cụ thể: giá trị sản xuất