5. Kết cấu của luận văn
3.6.2. Những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như:
Thứ nhất, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho các hộ nghề: giống, phân bón, thuốc trừ sâu hiện nay còn chưa được các cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc một số hộ nghề mua phải giống chè kém chất lượng, phân bón thuốc trừ sâu còn có hàng giả hàng nhái,... điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và năng suất chè của các hộ nghề.
Thứ hai, công nghệ sản xuất, chế biến tại các LN chè còn lạc hậu, dù các hộ dân trong LN đã áp dụng máy móc thiết bị cho một số công đoạn cho sản xuất và chế biến chè, song hiệu quả chưa thực sự cao. Nhận thức về thị trường, tính năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm nghề chè còn thấp. Phần lớn các hộ dân chưa tìm tòi phát triển sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, các LN chè của huyện chưa quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Các sản phẩm của LN chè chưa được quảng bá rộng rãi và tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Vai trò của liên kết chưa được các hộ nghề quan tâm, dẫn tới tỷ lệ các hộ dân tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương tham gia vào THT, HTX và DN còn rất thấp.
Thứ tư, ngân sách địa phương để hỗ trợ cho đầu tư phát triển LN còn thấp. Nội dung công tác khuyến nông mới đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển nghề và LN. Đối tượng được hưởng ưu đãi còn đang là vấn đề tranh luận nhiều trong các hộ dân LN chè hiện nay.
Thứ năm, nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về vai trò của nghề và LN chưa toàn diện. Các cấp, các ngành chưa tập trung cao cho công tác phát triển nghề, LN. Công tác đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động được đào tạo mang tính chuyên nghiệp còn ít, phần lớn người lao động được đào tạo qua phương pháp “cầm tay chỉ việc”. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và sản xuất chè an toàn chưa cao.
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển làng nghề chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên và Quy hoạch phát triển công nghiệp và làng nghề của tỉnh giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030, quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng phát triển làng nghề chè [13][14], căn cứ vào thực trạng phát triển làng nghề huyện Phú Lương. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển làng nghề chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên như sau:
4.1.1. Quan điểm phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương
Thứ nhất, cây chè là cây công nghiệp chủ lực của huyện Phú Lương, do vậy phát triển làng nghề chè gắn với việc mở rộng quy mô vùng chè nguyên liệu theo quy hoạch của vùng chè nguyên liệu của tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân tại các làng nghề chè nói chung và tạo việc làm cho các hộ dân vùng lân cận.
Thứ hai, phát triển làng nghề gắn với phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh của các hộ nghề, liên kết ngang hình thành nên các THT, HTX nghề và liên kết dọc giữa các THT, HTX với doanh nghiệp,... phát triển làng nghề gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề chè. Đây là tiền đề để cho huyện Phú Lương xây dựng các lễ hội văn hóa chè trên địa bàn.
Thứ ba, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ là tiền đề để phát triển bền vững làng nghề chè của huyện. Do vậy, quan điểm của UBND huyện Phú Lương là khuyến khích, hỗ trợ các hộ nghề ứng dụng công nghệ vào sản xuất chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè của các
hộ dân làng nghề. Phát triển mô hình sản xuất chè an toàn (VietGAP, Global GAP, UTZ) là tiền đề để giảm thiểu ô nhiễm môi tường và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè cho các làng nghề chè huyện Phú Lương; đổi mới cơ chế chính sách cho phát triển làng nghề chè là đột phát của sự phát triển: các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ; chính sách phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề; chính sách hỗ trợ liên kết là những chính sách tạo điều kiện cho các hộ nghề phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề, giúp cho làng nghề phát triển bền vững.
4.1.2. Định hướng phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương
Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm chè trong làng nghề, khuyến khích liên kết trong sản xuất để phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường hỗ trợ đầu tư trang thiết bị tiên tiến cho các làng nghề chè theo hướng tập trung, chuyên môn hóa kết hợp với kỹ thuật truyền thống nhằm nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô các làng nghề chè gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè của địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh.
Thứ hai, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa cho các làng nghề chè huyện Phú Lương. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới cao cấp như chè hương liệu, chè sữa, chè dinh dưỡng, chè mật ong,… đồng thời chú trọng phát triển sản phẩm chè xanh chất lượng cao đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chè.
Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo nghề chè (trồng chè, chăm sóc, chế biến chè) cho lao động tại các làng nghề trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, phát triển làng nghề chè gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Sản phẩm chè búp tươi đủ đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế theo quy quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương làng nghề chè ở huyện Phú Lương
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè các hộ nghề chè trong các làng nghề chè
Thông qua phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nghề và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Phú Lương, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tại các làng nghề này, từ đó giúp phát triển bền vững các làng nghề chè trên địa bàn huyện.
i) Đẩy mạnh phát triển làng nghề chè gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu
Đặc trưng của làng nghề chè là gắn liền với vùng nguyên liệu, do vậy để phát triển làng nghề chè, căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè của tỉnh, huyện Phú Lương cần chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu chè của mình dựa trên điều kiện tự nhiên của huyện. Cụ thể, cần tập trung vào các nội dung sau:
- Rà soát cụ thể quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với các làng nghề chè của tỉnh, trong đó chi tiết cho huyện Phú Lương.
- Xây dựng chi tiết quy hoạch vùng chè nguyên liệu cho các làng nghề theo hướng mở rộng quy mô sản xuất hộ nghề tại các làng nghề chè. Phát triển các giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với từ vùng, từng làng nghề.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên với Sở, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc mở rộng vùng chè nguyên liệu phù hợp với điều kiện của mỗi làng nghề.
ii) Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Đẩy mạnh hơn nữa những chính sách khuyến khích, và hỗ trợ cho các làng nghề trong việc đưa giống mới vào trồng thay thế các giống chè cũ cho năng suất và chất lượng thấp, bằng những giống cho năng suất và chất lượng cao hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện;
Việc ứng dụng sản xuất chè theo tiêu chuyển VietGAP cho các hộ nghề, có chính sách hỗ trợ đầu ra cho các hộ nghề sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP;
Động viên, hỗ trợ các hộ nghề sử dụng thiết bị sản xuất hiện đại cho hoạt động chế biến chè: thay thế các máy sao chè bằng sắt bằng các máy sao chè bằng Inox, sử dụng máy hút chân không để có thể bảo quản chè tốt hơn,...
Cần nâng cao nhận thức của người dân LN về vai trò của công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm nghề. Vai trò của nhà nước trong việc tuyên truyền, hỗ trợ máy móc thiết bị cho LN là vô cùng quan trọng nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tại LN, thúc đẩy LN phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nghề. Cần chú trọng kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại để từng bước cơ khí hóa các LN, nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của nghề trong quá trình phát triển.
iii)Huy động vốn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè
Quy mô vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè của huyện Phú Lương hiện còn đang rất thấp, do đó, để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh tại các hộ dân trong các làng nghề chè của huyện, cần tập trung một số giải pháp chính sau:
- Phát huy nội lực của chính các hộ nghề, thông qua việc các hộ nghề tự tận dụng các nguồn vốn sẵn có của mình để đầu tư vào sản xuất kinh doanh của mình.
- Triển khai chương trình tín dụng, thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi với các hộ nghề, các THT, HTX nghề và các DN sản xuất kinh doanh chè. Tăng lượng vốn vay, thời gian vay vốn cho các hộ kinh doanh để các hộ có đủ vốn để đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ưu đãi đối với các đối tượng vay vốn là hộ dân LN, đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn trung hạn và dài hạn đối với các
đối tượng này. Ưu tiên nguồn vốn vay cho các hộ nghề trong việc mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư xử lý môi trường,...
iv) Phát triển thương hiệu sản phẩm chè cho các làng nghề chè huyện Phú Lương
Cần nâng cao nhận thức của các hộ dân tại các làng nghề chè về việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chè tại các làng nghề. Vì thông qua việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chè sẽ hạn chế được nạn hàng giả, hàng nhái, và nâng cao uy tín và chất lượng cho các sản phẩm nghề chè huyện Phú Lương. Đồng thời, UBND huyện Phú Lương cần có chính sách hỗ trợ các cá nhân, tố chức tham gia đăng ký thương hiệu, vận động các hộ dân làng nghề thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức có tư cách pháp nhân để dễ dàng cho việc đăng ký thương hiệu và quản lý thương hiệu.
vi) Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cho các làng nghề chè
Chè Phú Lương được biết tới với vùng chè đặc sản Vô Tranh, Tức Tranh, sản phẩm chè Phú Lương có chất lượng thơm ngon chỉ sau chất lượng chè vùng Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), chè Trại Cài (huyện Đồng Hỷ). Tuy nhiên, do hiện nay, chè của huyện Phú Lương nói chung và của các làng nghề chè trên địa bàn huyện nói riêng chưa có thương hiệu, và thị trường tiêu thụ còn bó hẹp, phần lớn sản phẩm chè tiêu thụ vẫn thông qua thương lái và các chợ truyền thống. Do đó, để phát triển làng nghề chè thì cần có chính sách hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề mở rộng thị trường thông qua việc hỗ trợ các làng nghề chè tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm; thông qua các Website, các băng rôn, khẩu hiệu quảng cáo,... nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm chè của các làng nghề.
4.2.2. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả kinh tế của các làng nghề chè huyện Phú Lương chè huyện Phú Lương
i) Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương
- Nâng cao trình độ văn hóa chung cho dân cư tại các LN chè của huyện. UBND huyện Phú Lương cần chú trọng hơn đến phát triển giáo dục phổ thông ở khu vực nông thôn. Đồng thời, cần giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng vùng. Trong đó, nghề chè cần được đưa vào để đào tạo hướng nghiệp cho học sinh.
- UBND huyện Phú Lương cần có chính sách liên kết đào tạo giữa các làng nghề chè với các trung tâm, các đơn vị đào tạo nghề chè, phối hợp với Hiệp hội LN chè tỉnh Thái Nguyên, với Liên minh HTX tỉnh và các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp học nghề tại chỗ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, tạo môi trường học tập thân thiện, vừa ứng dụng thực tế kiến thức vào làm nghề.
- Khuyến khích các nghệ nhân nghề, các thợ giỏi kết hợp với các chuyên gia, nhà khoa học tham gia nghiên cứu và giảng dạy nghề chè cho các hộ dân tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghề tại các làng nghề, do đối tượng làm nghề là lao động nông thôn, việc theo các lớp đào tạo nghề tại các trung tâm, các trường là khó khăn, do vậy cần phối hợp với các trường, các trung tâm, các CSSX để mở các lớp bồi dưỡng cho người lao động tại các làng nghề. Ngoài đào tạo nghề, cần phải đào tạo các kỹ năng, nhận thức về khoa học công nghệ, về thị trường và quản lý,... Tuy nhiên, cần có chính sách hỗ trợ lao động tham gia đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ đào tạo ngắn hạn theo quy định hiện hành.
- Có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các hộ làng nghề chè tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chế biến ở một số làng nghề điểm trên địa bàn huyện và tỉnh hiện nay.
ii) Bảo tồn các giá trị văn hóa tại các làng nghề chè
Giá trị văn hóa làng nghề chè là những truyền thống tập quán trong làng nghề chè như: nghệ thuật hái chè, nghệ thuật chế biến chè, nghệ thuật pha chè, nghệ thuật mời chè, nghệ thuật thưởng chè,… cần được mỗi người dân trong các làng nghề chè lưu giữ và phát triển.
Chính quyền địa phương cần chú trọng công tác phát triển văn hóa LN chè thông qua các lễ hội truyền thống, ngày giỗ tổ nghề cần được phát triển để thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với LN chè. Tại các lễ hội văn hóa chè, cần kết hợp với các hoạt động giới thiệu về du lịch LN chè, tri ân đối với ông tổ nghề và tôn vinh các doanh nhân, các nghệ nhân có công phát triển LN.
ii) Nâng cao nhận thức các hộ dân tại các làng nghề chè về bảo vệ môi trường
Bên cạnh việc tuyên truyền cho các hộ dân làng nghề chè về tác hại của phân bón, thuốc trừ sâu. UBND huyện cần tuyên truyền tới các làng nghề về giữ