Bài học từ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học từ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Huyện Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Diện tích trồng chè là 6.333 ha, diện tích chè cho thu hoạch là 5.477 ha, sản lượng chè búp tươi trong năm 2017 đạt 61.649 tấn (Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2018)

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đại Từ có 10 HTX và 08 THT sản xuất và kinh doanh chè, và 33 làng nghề chè và làng nghề chè truyền thống, với hơn 725 hộ nghề tham gia, tạo việc làm cho trên dưới 1.000 lao động. UBND huyện Đại Từ kết hợp với Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên tuyên truyền, động viên, hỗ trợ các hộ sản xuất và kinh doanh chè tham gia làng nghề và với nhiều chính sách: hỗ trợ các hộ nghề tham gia làng nghề chè trên địa bàn huyện Đại Từ về giống chè (các giống chè mới cho năng suất và chất lượng cao: TRI777, Khúc Vân Tiên, Thúy Ngọc, LDP1,...), hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ quỹ tín dụng ưu đãi của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, vay tốn từ các tổ chức tín dụng nhà nước; nhiều làng nghề được hỗ trợ về máy móc thiết bị sản xuất từ Trung tâm Khuyến công và tư vấn Phát triển công nghiệp - Sở Công Thương Thái Nguyên, được hỗ trợ về đào tạo nghề chè cho lao động nghề thông qua một số Tổ chức Phi chính phủ,...

Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ, phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề của huyện nhằm đào tạo nghề chè cho các hộ dân sản xuất chè trên địa bàn. Các hình thức đào tạo được đổi mới thiết thực hơn với cơ sở, tổ chức đào tạo các làng nghề theo hướng từng chuyên đề, đào tạo nâng cao, đào tạo tại các hộ nghề chè... Bên cạnh đó, Sở Công thương, Hiệp hội làng nghề và Chi cục phát triển HTX (Sở Nông nghiệp và PTNT) giúp các HTX, Tổ hợp tác giới thiệu, và các làng nghề quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, các chương trình hợp tác. Hiệp hội làng nghề tỉnh tổ chức cho các đơn vị thành viên tham gia các hội chợ trong tỉnh và khu vực đồng thời tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, tạo cơ hội cho các làng nghề tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các đơn vị khác ở trong và ngoài tỉnh; Quỹ hỗ trợ đã có nguồn vốn ưu đãi giúp cho các hộ nghề trong các làng nghề được vay vốn để tập trung đầu tư vào việc đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư các máy móc thiết bị sản xuất chè hiện đại hơn như: Máy ủ hương, máy sao ga, máy đóng gói hút chân không.... Kết quả, tạo việc làm cho khoảng gần 1.000 lao động (bao gồm cả lao động hộ nghề và lao động thuê ngoài), thu nhập bình quân 1 lao động nghề 3.300.000 đồng/ tháng [Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)