Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản cho

KBNN Thành phố Thái Nguyên

Qua kinh nghiệm của các TPTN lân cận, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tham khảo vận dụng trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN TPTN như sau:

Một là, phải có cơ chế kiểm soát chi ĐT XDCB được pháp luật quy định với mức độ tối thiểu là ở cấp Nghị định của Chính phủ; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ đầu tư về việc sử dụng vốn NSNN và vai trò của cán bộ kiểm soát chi; gắn trách nhiệm, quyền lợi và các chế tài xử lý đối với chủ đầu tư và cán bộ kiểm soát chi.

Với mức độ pháp lý hoá này thì hiệu lực và trách nhiệm thi hành của các đơn vị sử dụng nguồn vốn NSNN và cơ quan kiểm soát chi sẽ thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn rất nhiều. Với phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng vốn NSNN phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí, để làm được việc khống chế chi phí đầu tư XDCB dự án không được phá vỡ hạn mức chi phí được duyệt ở mỗi giai đoạn. Điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể và sự giám sát lẫn nhau cũng như toàn xã hội. Từng bước hoà nhập thông lệ quốc tế, phù hợp với cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế hành nghề chuyên gia định giá, thành lập hiệp hội quản lý chi phí và giá xây dựng. Xu hướng là quản lý theo sản phẩm đầu ra với những kế hoạch dài, trung hạn và đầu tư theo chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư từ nguồn NSNN nói riêng.

Hai là, trình độ của cán bộ kiểm soát chi ĐT XDCB phải được chuyên môn hóa, đào tạo hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.

Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức, học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập như một sinh hoạt thường xuyên trong cơ quan.

Ba là, xây dựng bộ máy quản lý điều hành, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản NSNN phân định trách nhiệm rõ ràng, thực hiên nghiêm theo luật pháp quy định.

Đối với KBNN việc kiểm soát thanh toán trên cơ sở căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ. Quy định rõ về việc kiểm soát thanh toán theo những nội dung cụ thể theo dự toán năm, nghiệm thu, trách nhiệm chuyển tiền và thời hạn giải quyết công việc thanh toán. Nhìn chung trách nhiệm KBNN trong bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hợp lý, rõ ràng, thuận tiện và dễ thực hiện.

Bốn là, phải kiện toàn bộ máy làm công tác kiểm soát chi ĐTXDCB.

Đảm bảo bộ máy đủ biên chế, đáp ứng yêu cầu đề ra nhất là cán bộ ở KBNN cấp huyện, xây dựng nội dung kiểm soát chi chặt chẽ, hoàn thiện quy trình kiểm soát thống nhất và đồng bộ đáp ứng với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Năm là, định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiên nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biên pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ.

Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát chi đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Thực trạng công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016?

- Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016?

- Câu hỏi 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới (giai đoạn 2017 - 2020)?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Thành phố Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn:

Sơ đồ 2.1: Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN được công bố chính thức ở các cấp, các ngành có liên quan, chẳng hạn:

+ Các Thông tư, Quyết định; Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

+ Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.

+ Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Số liệu về tình hình kiểm soát chi đầu tư xậy dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại KBNN Thành phố Thái Nguyên qua báo cáo giai đoạn 2012-2016.

+ Một số tài liệu của Hội đồng nhân dân Thành phố Thái Nguyên, Phòng Tài chính Kế hoạch Thành phố Thái Nguyên; Cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên; Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên;

+ Các số liệu điều tra kinh tế trong các vùng của thành phố Thái Nguyên.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

-Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:

Được sự đồng ý của BGĐ và cán bộ công chức của KBNN Thành phố Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu theo nội dung đã chuẩn bị trước. Những câu hỏi cụ thể, chú trọng vào các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên. Qua đó, tác giả đã có thêm những thông tin cần thiết cho việc đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên, đưa ra hướng giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới (giai đoạn 2017-2020).

Để tiến hành phỏng vấn tác giả tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Xác định địa điểm, thời gian phỏng vấn và nội dung câu hỏi.

Bước 2: Xây dựng câu hỏi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và kế toán trưởng KBNN Thành phố Thái Nguyên.

Bước 4: Tổng hợp ý kiến đánh giá phân tích

-Phương pháp quan sát thực tế:

Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình làm việc của công chức trong KBNN, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, đó là những hoạt động hằng ngày của công chứ c thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ kiểm soát chi đầu tư XDCB như thế nào, trình độ tổ chức quản lý của KBNN thế nào, những vấn đề gì liên quan đến công tác kiểm soát NSNN là mục tiêu quan sát.

Bước 2: Thực hiện quan sát

Bước 3: Tiền hành thu thập số liệu

-Phương pháp khảo sát thông tin qua bảng hỏi:

Các thông tin, số liệu sơ cấp là các thông tin, số liệu có liên quan đến phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Thái Nguyên.

+ Đánh giá của cán bộ công chức KBNN Thái Nguyên đối với việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Thái Nguyên trong thời gian qua.

+ Đánh giá của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng trong quá trình tham gia thực hiện và chịu tác động vào quá trình kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Thái Nguyên.

Được thu thập trực tiếp từ đối tượng khách hàng thông qua các cuộc điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh định kỳ của đơn vị.

- Quy mô mẫu:

Chọn mẫu số khách hàng đang giao dịch của KBNN Thành phố Thái Nguyên là 130 người và cán bộ công chức thuộc hệ thống KBNN Thái Nguyên là 35 người, tính đến tháng 12/2016. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005), tổng là 165 người (N= 165, trong đó: n1 là: 130, n2: 35)):

Áp dụng công thức tính quy mô mẫu là cán bộ công chức và khách hàng như sau: n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p    = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 165 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 165 2 2 2    = 115 Trong đó:

n1, n2 = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05

- Tiêu chí chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ số công chức của KBNN Thái Nguyên và số khách hàng của kho bạc, những người đáp ứng 2 tiêu chí sau: có ít nhất một năm giao dịch với KBNN Thành phố Thái Nguyên và ít nhất sử du ̣ng 1 năm 2 lần trong 1 năm qua.

- Tổng số phiếu phát ra: là 115 phiếu. Tống số phiếu thu về là 115 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 115 phiếu hợp lê ̣ được dùng để phân tích.

- Thang đo của bảng hỏi

- Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.

Bảng 2.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,0 Rất tốt 4 3,41 - 4.20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Kém 1 1.00 - 1,79 Rất kém (Nguồn: Huysamen, 1990)

- Mục tiêu của cuộc khảo sát

Cuộc khảo sát nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN thành phố Thái Nguyên, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN thành phố Thái Nguyên. Từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua KBNN, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, nhằm tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong chi NSNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Nội dung khảo sát:

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như:

(i) Phần thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, độ tuổi, trình độ, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, vị trí công tác, thu nhập bình quân, thời gian giao dịch với khách hàng, tại sao anh/chị lại thường giao dịch với KBNN đó.

(ii) Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ công viên chức về các yếu tố trình độ chuyên môn, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, trang thiết bị cơ sở vật chất – kỹ thuật, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiệu quả công tác kiểm soát chi, quy trình công tác kiểm soát chi.

(iii) Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về nguồn nhân lực của KBNN, quy trình thủ tục về thanh toán vốn, kiểm soát chi, tính công khai minh bạch trong công tác kiểm soát chi.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên từ năm 2012 đến năm 2016. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu. Từ đó, làm căn cứ để phát hiện xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Áp dụng vào luận văn, tác giả tổng hợp các tài liệu hội thảo, tạp chí liên quan đến ngành để rút ra kinh nghiệm cho công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành phố Thái Nguyên kết hợp với một số kỹ thuật thống kê, phân tích định lượng để làm cơ sở cho các kết luận.

2.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)