Đối với Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 133 - 142)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Đối với Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của các Chủ đầu tư, các BQLDA trong công tác quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các công trình xây dựng cơ bản, đặc biệt là các công trình quan trọng. Không hạn chế số lượng đơn vị tham gia đấu thầu, có như vậy mới bớt được tác động của cấp có thẩm quyền trong quá trình tổ chức đấu thầu. Việc cho nhiều đơn vị cùng tham gia dự thầu sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu vì trường hợp đơn vị thi công đã biết được thông tin của dự án cũng không thể có sức thương thuyết với tất cả các nhà thầu muốn tham dự và mặt khác nếu sử dụng kinh phí để thương thuyết thì hiệu quả kinh doanh cũng không đáp ứng được chi phí tiêu cực phải bỏ ra.

- Các Chủ đầu tư nên thực hiện đấu thầu trên cơ sở thiết kế: Chuyển hướng cơ chế đấu thầu trên cơ sở khối lượng bằng cơ chế đấu thầu trên cơ sở thiết kế. Đấu thầu trên cơ sở thiết kế là việc bên mời thầu đưa ra bản vẽ thiết kế của mình còn việc xác định khối lượng chi tiết và giá cả là do bên dự thầu tính toán, trên cơ sở đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý.

Thực hiện được như vậy thì tất cả các thông tin đều mở, tạo điều kiện cho các nhà thầu cạnh tranh lành mạnh và quyết liệt, đem lại hiệu quả đích thực cho nền kinh tế.

- Các chủ đầu tư cần có biện pháp ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu: Đây là một vấn đề thuộc về ý thức của con người nên khó phát hiện và ngăn chặn bằng những biện pháp cụ thể, nhưng về một góc độ nào đó có thể hạn chế bằng những biện pháp như: Phê duyệt dự toán gói thầu và giá gói thầu cùng một thời điểm mở thầu, để hạn chế bớt lượng thông tin bị rò rỉ; nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền nhằm giáo dục tốt hơn nữa những cán bộ tham gia thực hiện; thực hiện cơ chế đưa thông tin đấu thầu lên trang web địa phương và kết nối với toàn quốc, nhằm đưa lên trang này những thông tin về nhà thầu cũng như khai thác thông tin của các nhà thầu đã vi phạm trong quá trình đấu thầu.

-Các Chủ đầu tư, các BQLDA cần phải xây dựng quy trình nghiệm thu khối lượng hoàn thành, có sự kết hợp giữa chủ đầu tư - nhà thầu - giám sát thi công một cách khoa học trên cơ sở thống nhất các thời điểm nghiệm thu từ lúc chưa thi công. Công việc này muốn thực hiện tốt thì trước việc thi công đúng với thiết kế, khối lượng nghiệm thu phải phù hợp với khối lượng thực tế thi công tại hiện trường.

KẾT LUẬN

Công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là rất khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành và của KBNN, đặc biệt thực hiện việc quản lý, kiểm soát chi đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN là một hành trình vô cùng khó khăn và phức tạp. Trong thời gian qua, KBNN Thành Phố Thái Nguyên đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu đáng kể trong thực hiện kiểm soát chi ngân sách nói chung và chi đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục mà trước hết là tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua KBNN, tạo điều kiện giải ngân nhanh, thúc đẩy tiến độ thi công công trình; đồng thời tăng cường quản lý vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Với những cải cách, đổi mới trong công tác kiểm soát thanh toán đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN trong 5 năm qua dựa trên các quy chế, chính sách mới về quản lý đầu tư và xây dựng được Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và ban hành đã mang lại những kết quả nhất định. Nổi bật nhất là các dự án công được xây dựng đi vào thực tiễn đời sống nhân dân ngày càng nhiều, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế cũng như phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, hoạt động quản lý và kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là những vấn đề, công việc rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm với cuộc sống, nhiều chính sách chế độ, văn bản thường xuyên bổ sung, thay đổi. Bên cạnh đó, không thoả mãn với thành tích đạt được, KBNN Thành Phố Thái Nguyên đã và đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo thanh toán vốn đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước và đặc biệt là chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng. Để nghiên cứu giải quyết vấn đề này, đề tài

Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Thành

phố Thái Nguyên" đã đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Đã hệ thống hoá và trình bày tổng quan những nội dung cơ bản về vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời đi sâu phân tích những nội dung liên quan đến công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của hệ thống KBNN.

Thứ hai: Đề tài đã phân tích thực trạng hoạt động đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn TPTN Thành Phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016 và công tác kiểm soát chi vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN TPTN KBNN Thành Phố Thái Nguyên để có những đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan cũng như chủ quan để tìm ra giải pháp phù hợp.

Thứ ba: Kết hợp với các yếu tố phân tích ở Chương I, Chương III với định hướng hoạt động của KBNN và KBNN Thành Phố Thái Nguyên trong việc thực hiện công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thành Phố Thái Nguyên.

Đây là một đề tài nghiên cứu bao hàm cả lý luận và thực tiễn, học viên đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mặc dù vậy, nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong muốn nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Thị Lan Anh (2010), với nghiên cứu: “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN”,

Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt Nam, số 101.

2. Bộ Tài Chính, Các thông tư hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN (Thông tư số 209/209/TT-BTC, Thông tư số 27/2007/TT-BTC, Thông tư số 130/2007/TT- BTC, Thông tư số 88/2009/TT-BTC, Thông tư số 89/2009/TT-BTC).

3. Bộ Tài Chính, Công văn số 978/BTC-KHTC ngày 21/1/2009 về việc hướng dẫn thực hiện cam kết chi NSNN qua KBNN.

4. Bộ Tài Chính, Quyết Định số 130/QĐ-BTC ngày 18/8/2013 về việc ban hành

chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

5. Bộ Tài Chính, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn công tác khóa sổ cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm về chi đầu tư xây dựng cơ bản.

6. Bộ Tài Chính, Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

7. Chính Phủ, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005-NĐ-CP.

8. Chính Phủ, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình.

9. Học viện Tài Chính, Giáo trình quản lý tài chính công, NXb Tài chính, Hà Nội - năm 2007.

10. Nguyễn Thanh Hiếu (2011), “Những vướng mắc và một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam,(113), tr.35- 38

11. Nguyễn Thanh Hiếu (2012), “Bàn thêm về các quy định để quản lý số dự tạm ứng vốn đầu tư”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam,(117), tr.17- 19.

12. Ngô Quốc Hoàng (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng khi đến giao dịch tại Kho bạc”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam, (119), tr.14- 23.

13. KBNN, Công văn số 383/KBNN-KT ngày 2/3/2010 về hướng dẫn chế độ kế toán Nhà nước cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc

14. KBNN, Quy trình kiểm soát chi đầu tư trong nước số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012.

15. KBNN, Quy trình kiểm soát chi vốn ngoài nước số 25/QĐ-KBNN ngày 14/1/2007.

16. KBNN,KBNN Việt Nam 20 năm xây dựng và phát triển.

17. KBNN, Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc KBNN TPTN.

18. KBNN thành phố Thái Nguyên, Báo cáo quyết toán tình hình chi các dự án đầu tư năm 2014, 2015, 2016.

19. Nguyễn Văn Quang, Hà Xuân Hoài (2010), Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học KBNN.

20. Quốc hội,Luật NSNN số 01/2002/QH1 ngày 16/12/2002.

21. Quốc hội,Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 25/11/2005.

22. Quốc hội,Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003

23. Phạm Thanh Sơn (2013), với nghiên cứu: Đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN địa phương (trường hợp KBNN tỉnh Vĩnh Phúc), luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

24. Tài liệu hội thảo Kiểm soát cam kết chi - KBNN Thái Nguyên năm 2012.

25. Thủ tuớng Chính phủ, Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 v/v phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.

26. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 v/v phê duyệt báo cáo khả thi dự án ”cải cách quản lý Tài chính công".

27. Hoàng Thị Xuân (2011), “Quy trình kiểm soát chi NSNNqua KBNN - Những đề xuất và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt Nam,(110), 14-17, 21.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Phiếu khảo sát cán bộ, công nhân viên tại KBNN Thành phố Thái Nguyên

Xin chào Quý đồng nghiệp!

Tên tôi là: Nguyễn Thị Chinh

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đánh giá về thực trạng hoạt động kiểm soát chi đầu tư vốn XDCB qua KBNN Thành phố Thái Nguyên, vì thế, tôi thực hiện khảo sát này để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đang được thực hiện tại KBNN Thành phố Thái Nguyên. Hi vọng Quý đồng nghiệp sẽ đưa ra các ý kiến khách quan để có thể hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong nghiên cứu này.

Nội dung Phỏng vấn

Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của Anh/chị theo mức độ sau:

1.Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Không ý kiến 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý.

Thang

đo Biến mã hóa Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5

Trình độ chuyên

môn

TDCM1 Cán bộ KBNN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt

TDCM2 Cán bộ KBNN thể hiện sự tận tâm, chu đáo trong công việc

TDCM3 Cán bộ KBNN thể hiện tinh thần tự học tập nâng cao trình độ tốt

TDCM4 Cán bộ KBNN thể hiện thái độ lịch sự, thân thiện khi làm việc với chủ đầu tư

TDCM5

Công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ KBNN được thực hiện một cách hiệu quả

Cơ cấu tổ chức

CCTC1 Bộ máy KBNN có sự sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý

CCTC2 Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể

Thang

đo Biến mã hóa Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5

đối, phù hợp với khối lượng từng công việc

CCTC4 Trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân

CCTC5 Việc sắp xếp nhân sự có sự cân nhắc tới nguyện vọng, sở thích của cán bộ KBNN

Quy trình nghiệp

vụ

QTNV1 Quy trình được xây dựng hoàn thiện hợp lý QTNV2 Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của

KBNN

QTNV3 Trình tự thực hiện công việc chặt chẽ

QTNV4 Các cán bộ KB tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình

QTNV5 Việc tuân thủ các quy trình mang lại hiệu quả cho công tác kiểm soát

QTNV6

KBNN TPTN thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kịp những thay đổi về quy trình nghiệp vụ từ KBNN Trung ương

Trang thiết bị cơ sở vật chất- kỹ thuật

CSVC1 Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN TPTN là đầy đủ

CSVC2 Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN TPTN là hiện đại

CSVC3

Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN TPTN làm việc ổn định, ít hỏng hóc

CSVC4 Trang thiết bị phục vụ môi trường làm việc của nhân viên KBNN TPTN là đẩy đủ

CSVC5

Lãnh đạo KBNN thể hiện sự quan tâm tới việc nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị cần thiết cho nhân viên KBNN TPTN

Công tác kiểm tra, kiểm soát

nội bộ

KTKS1 Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra trong công tác chi được thực hiện nghiêm túc, công bằng

KTKS2

Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiêt kiệm NSNN

KTKS3 Các cán bộ kiểm tra có trình độ năng lực đảm bảo cho sự chính xác của hoạt động kiểm tra

KTKS4

Các sai phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra được khắc phục nhanh chóng, hiệu quả

KTKS5

Kết quả kiểm tra, kiểm soát được thông báo chi tiết tới cả nhân viên và lãnh đạo của KBNN TPTN

Ông/Bà vui lòng cho biết thêm thông tin của Ông/Bà :

Giới tính của Ông/Bà ? o Nam o Nữ

Ông/Bà nằm trong độ tuổi nào?

□ Dưới 35 □ 35-45 □ Trên 45

Kinh nghiệm làm việc Anh/Chị là bao nhiêu ?

I I Dưới 2 năm □ 2-5 năm Q 5-10 năm Q trên 10 năm

Vị trí làm việc hiện nay của Ông/Bà ?

o Lãnh đạo phòng/ban o Nhân viên KBNN TPTN

Phụ lục 02

PHIẾU KHẢO SÁT CHỦ ĐẦU TƯ

Xin chào Ông/ Bà!

Tên tôi là: Nguyễn Thị Chinh

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đánh giá về thực trạng hoạt động kiểm soát chi đầu tư vốn XDCB qua KBNN Thành Phố Thái Nguyên, vì thế, tác giả thực hiện khảo sát này để đánh giá ý kiến của Chủ đầu tư về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi tại KBNN Thành Phố Thái Nguyên. Hi vọng Ông/ Bà sẽ đưa ra các ý kiến khách quan để có thể hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong nghiên cứu này.

Nội dung Phỏng vấn

Phần 1: Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của Ông/Bà theo mức độ sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 133 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)