Khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược

1.1.2.1. Khái niệm về quản trị chiến lược

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản trị chiến lược, quan niệm cho rằng quản trị chiến lược của doanh nghiệp là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, tổ chức, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình [13].

Quan niệm cho rằng quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một tổ chức trong khi quản lý mối quan hệ của tổ chức đó đối với môi trường của của tổ chức. Quản trị chiến lược kinh doanh là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Quản trị chiến lược còn được hiểu là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

Quản trị chiến lược là phương thức quản trị nhằm định hướng chiến lược và phối hợp các chức năng quản trị trong quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích và dự báo môi trường kinh doanh một cách toàn diện.

Vậy có thể hiểu Quản trị chiến lược là tổng thể các hành động và các quyết định để tiến hành việc hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.

Việc hoạch định chiến lược là giai đoạn đầu của quản trị chiến lược. Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra, nghiên cứu các mặt mạnh, mặt yếu bên trong tổ chức, cơ hội và nguy cơ đe doạ của môi trường bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn, xây dựng và lựa chọn các chiến lược để thực hiện các mục tiêu.

1.1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược phải toát lên đặc trưng cơ bản là lấy hoạch định chiến lược làm hạt nhân của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa quản trị chiến lược cũng bao hàm cả nghĩa tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách toàn diện theo tầm nhìn chiến lược. Như vậy, nội hàm của quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn: Hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá hoàn chỉnh chiến lược.

* Chiến lược kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình.

* Điều kiện môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi nhanh. Những biến đổi nhanh thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

* Hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra chiến lược kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết của các nhân viên với các nhà quản trị trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

* Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất.

Với toàn bộ những lý do trên có thể khẳng định Quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của quản trị DN.

1.1.2.3. Các giai đoạn của quản trị chiến lược phát triển kinh doanh a. Giai đoạn xây dựng chiến lược phát triển

Ở giai đoạn này các nhà quản trị sử dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện thích hợp nhằm hoạch định bản chiến lược cho thời kì chiến lược cụ thể. Nội dung chủ yếu của giai đoạn nay là nghiên cứu các nhân tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp để xác định mặt yếu, mặt mạnh, thời cơ cũng như thách thức; hợp nhất phân tích tổng hợp bằng công cụ thích hợp; xác định mục tiêu, lựa chọn và quyết định chiến lược.

b. Giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển

Các nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là soát xét lại tổ chức, đề xuất các chính sách cho quá trình thực hiện chiến lược; thiết lập mục tiêu và giải pháp trung

hạn, hàng năm và các kế hoạch ngắn hạn hơn; phân phối các nguồn lực tài nguyên theo các kế hoạch đã xây dựng.

c. Giai đoạn đánh giá chiến lược phát triển

Giai đoạn này chủ yếu xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp; đo lường, đánh giá kết quả, so sánh chúng với các tiêu chuẩn "giới hạn" và thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chính sách hoặc giải pháp cho phù hợp với những biểu hiện mới của môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)