Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy

Nhà máy gạch Tuynel - TaHaKa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được chính thức thành lập vào ngày 30/3/2001 theo giấy phép kinh doanh số 0412000011 của Sở Kế hoạch phát triển và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. Trước đó là quá trình nghiên cứu về địa điểm, khí hậu, nguồn nước, nguồn nguyên liệu giao thông và khảo sát thị trường xây dựng v.v. … Sau gần một năm xây dựng nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất tháng 1-2002.

Giám đốc nhà máy: Nguyễn Đình Chí.

Trụ sở chính của nhà máy: Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

* Ngành nghề kinh doanh của nhà máy:

- Sản xuất gạch ngói từ đất sét nung với công nghệ lò sấy tuynel liên hợp. - Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói từ đất sét nung

-Mua bán vật liệu xây dựng - Kinh doanh vận tải

- Xây dựng công trình

* Những sản phẩm của nhà máy:

Gạch xây 2 lỗ tiêu chuẩn kỹ thuật VN số 1450 - 98 Gạch lát nền (gạch chẻ) tiêu chuẩn ngành 90 - 82

Gạch chống nóng các loại (3 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ...) độ rộng 45% TCVN.

Nhà máy gạch Tuynel - HaTaKa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có con dấu riêng tự chủ về tài chính, hạch toán kinh doanh độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà máy.

Nhiệm vụ của nhà máy: Sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm gạch xây dựng, gạch lát, ngói cao cấp phục vụ thị trường xây dựng tại các huyện Yên Phong, Thuận Thành, Hiệp Hòa... và một số khu vực ở Bắc Giang. Thu hút lao động, tạo

việc làm và thu nhập cho người lao động, nộp ngân sách nhà nước. Thực hiện một số công tác xã hội như nhân đạo, cứu trợ xã hội... nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật.

Từ ngày đi vào hoạt động, qua 4 năm liên tục phấn đấu, nhà máy đã có những bước tiến đáng kể không ngừng như: giá trị tổng sản lượng tăng liên tục qua các năm, chất lượng sản phẩm nâng lên rõ dệt, đời sống công nhân ngày càng được cải thiện, sản phẩm được phân phối rộng rãi trên thị trường. Nhờ vậy mà hiện nay nhà máy đã tạo được uy tín tốt và chỗ đứng vững chắc trên thị trường xây dựng.

3.1.2. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Nhà máy a. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của nhà máy được bố trí như sau:

Mô hình quản lý của nhà máy là mô hình quản lý trực tuyến – chức năng, giám đốc điều hành các phó giám đốc bộ phận, Phó giám đốc bộ phận quản lý các phòng ban trực thuộc. Phó giám đốc và trợ lý giám đốc là bộ phận tham mưu cho giám đốc.

Đây là mô hình đơn giản, gọn nhẹ và dễ quản lý, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nhà máy. Các phòng ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo mọi yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện tốt.

Ghi chú: Quan hệ chức năng --- Quan hệ trực tuyến

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

(Nguồn phòng hành chính tổ chức)

b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban

- Giám đốc: Là người có trách nhiệm quản lý nhà máy theo chế độ một thủ trưởng, là người điều hành phụ trách chung cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trước pháp luật và trước các chủ thể kinh tế khác có liên quan.

Giám đốc nhà máy có quyền sau:

+ Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án kinh doanh và các chủ trương lớn của nhà máy.

+ Quyết định các vấn đề tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao. + Quyết định phân chia lợi nhuận và phân phối lợi nhuận vào các quỹ của nhà máy.

+ Phê chuẩn quyết toán của đơn vị.

Ban Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng Hành chính Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch Phòng Vật tư Tổ nguyên liệu Tổ nghiề n Tổ tạo hình Tổ cơ khí Tổ phơi đảo Tổ gộp Tổ nung sấy Tổ phân loại Tổ bảo vệ

+ Quyết định về chuyển nhượng, mua bán các loại tài sản chung của nhà máy theo qui định của nhà nước.

+ Quyết định về việc đề cử phó giám đốc, kế toán trưởng nhà máy, bổ nhiệm, bãi nhiệm trưởng, phó phòng.

+ Quyết định kế hoạch đào tạo cán bộ v.v…

- Phó giám kinh doanh: Được giám đốc phân công chịu trách nhiệm phối hợp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy, hướng dẫn và kiểm tra về các mặt: mẫu mã, kỹ thuật, quy trình công nghệ của sản phẩm theo hợp đồng kinh tế.

- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: được giám đốc phân công chịu trách nhiệm phối hợp, điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, hướng dẫn và kiểm tra các mặt hàng, mẫu mã, kỹ thuật, quy trình công nghệ sản phẩm theo hợp đồng kinh tế của nhà máy ký kết với khách hàng, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kinh tế, nghiên cứu thị trường, giá cả trong khu vực để đề ra chính sách tiếp thị cho thích hợp, kịp thời.

- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật đề xuất quy trình công nghệ mới, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất thường kỳ cho giám đốc, được phân công chỉ đạo phòng Kế hoạch - Kỹ thuật.

- Phòng kế toán - Tài vụ:

+ Tổ chức hoạch toán kinh tế toàn đơn vị.

+ Tổ chức hoạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

+ Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra, thực hiện kế hoạch của đơn vị.

+ Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nguồn vốn, vốn vay: giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động các loại vật tư, nguyên liệu hàng hoá kinh doanh của đơn vị.

+ Thực hiện quyết toán quý, tháng, năm đúng tiến độ, hoạch toán lãi lỗ giúp cho ban giám đốc nắm chắc nguồn vốn, biết rõ lợi nhuận.

- Phòng hành chính tổ chức:

+ Tham mưu cho giám đốc đơn vị về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị.

+ Quản lý hồ sơ lý lịch công nhân viên toàn đơn vị, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu…

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, thi tai nghề cho cán bộ và công nhân nhà máy. + Quản lý xây dựng cơ bản trụ sở của nhà máy.

+ Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu…

+ Xây dựng công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ và tham gia về an ninh quốc phòng với chính quyền địa phương.

+ Theo dõi pháp chế về hoạt động kinh doanh của nhà máy. - Phòng kế hoạch - kỹ thuật vật tư:

* Quản lý kế hoạch:

+ Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, kế hoạch dài hạn sản xuất kinh doanh của nhà máy.

+ Cùng các phòng nghiệp vụ xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: sử dụng vốn, kế hoạch vật tư, kho tàng, vận tải, kế hoạch sản xuất nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động tiền lương.

+ Chuẩn bị các thủ tục cho giám đốc giao và xét duyệt hoàn thành kế hoạch của các bộ phận, giúp giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề và đề nghị hướng giải quyết.

* Quản lý kỹ thuật:

+ Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật.

+ Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng. sản phẩm của đơn vị đang sản xuất để nâng cao chất lượng để hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu hao năng lượng, vật tư của các sản phẩm...).

+ Quản lý chất lượng sản phẩm khi xuất kho.

+ Tổ chức chương trình bảo dưỡng, sửa chửa lớn các thiết bị của đơn vị và kiểm tra theo định kỳ.

- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho giám đốc và điều hành công tác kinh doanh. Có nghĩa vụ: Kinh doanh vật tư tiêu thụ sản phẩm, quản lý phương tiện vận chuyển, kho tàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, cung cấp vật tư … Lập kế hoạch Marketing, lập các dự án đầu tư.

- Phòng y tê: Đảm bảo sơ cứu tạm thời, cấp thuốc, chữa các loại bệnh thông thường cho người lao động. Tổ chức kiểm tra vệ sinh lao động, kết hợp với bệnh viện huyện kiểm tra định kỳ sức khoẻ cho cán bộ, công nhân trong nhà máy.

Ngoài những phòng ban trên, nhà máy còn có 8 bộ phận sản xuất trực tiếp:

- Tổ nguyên liệu: Chuyên cung cấp đất cho tổ tạo hình các sản phẩm của nhà máy. - Tổ nghiền than: Cung cấp thân cho tổ nung sấy.

- Tổ tạo hình: Tạo hình, kiểu dáng, kích thước cho sản phẩm.

- Tổ cơ khí: Sửa chữa, lắp ráp trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất sản phẩm.

- Tổ phơi đảo: Làm công việc phơi sản phẩm.

- Tổ gộp: Tập hợp các sản phẩm từ các phân xưởng sản xuất.

- Tổ nung sấy: Sản phẩm sau khi được tập hợp lại sẽ được đưa tới lò nung. Công nhân sẽ phải xếp những sản phẩm đó vào lò nung.

Tổ phân loại: Sản phẩm sau khi nung sẽ được kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm theo từng loại: Sản phẩm loại 1, sản phẩm loại 2, sản phẩm loại 3, sản phẩm loại 4.

3.1.2.2. Đội ngũ lao động của nhà máy

Yếu tố quan trọng nhất tạo lên sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp là yếu tố con người.

Bảng dưới đây phản ánh tình hình lao động của Nhà máy giai đoạn 2014 - 2016:

Bảng 3.1: Đội ngũ lao động của Nhà máy 2014 - 2016

Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 Tổng số CBCNV 130 170 180 + Nam 70 98 110 + Nữ 57 72 70

Tổng số CBCNV qua đào tạo 15 18 18

+ ĐH, CĐ 8 11 11

+ Trung cấp 2 4 4

+ Sơ cấp 5 3 3

Do nhà máy gạch có công nghệ sản xuất giản đơn, thủ công nên lao động chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo hoặc chỉ qua đào tạo từ 10 đến 20 ngày qua thời gian thử việc. Sau đó được nhận vào làm chính thức ngay. Do đặc thù công việc nên tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm chủ yếu trong nhà máy.

Số lượng lao động

Qua bảng 3.1 ta nhận thấy số lượng lao động của Nhà máy có sự tăng nên qua các năm. Năm 2016 tổng số cán bộ công nhân viên trong Nhà máy là 180 người, trong đó:

Nam là 110 người chiếm 61,1 %. Nữ là 70 người chiếm 38,9 %.

So với năm 2013 tăng 50 người, nguyên nhân số công nhân tăng qua các năm là do trong những năm đầu sản xuất qui mô sản xuất chưa được mở rộng nên số lượng công nhân ít. Do có chính sách kinh doanh tốt, Nhà máy đã tạo được uy tín trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ nhiều, có nhiều hợp đồng … Nhà máy mở rộng qui mô sản xuất do đó đã tuyển thêm lao động.

Cơ cấu lao động

Do đặc thù công việc trong nhà máy chủ yếu là lao động nặng nhọc, độc hại nên lao động nữ không làm việc ở một số bộ phận trong nhà máy. Vì vậy lao động nam được tuyển đông hơn, chiếm đa số lao động trong nhà máy. Lao động nữ chỉ làm việc trong tổ phơi, tổ tạo hình, tổ Xếp goòng, tổ phân loại.

Cũng do đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh của Nhà máy nên tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn so tỷ lệ lao động gián tiếp.

Chất lượng lao động

Qua bảng số liệu cho ta thấy, trình độ đào tạo đánh giá một cách khái quát là trung bình: Theo đặc điểm lao động thì đối với lao động quản lý trình độ khá hầu hết lao động quản lý đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Đại học 6 người, chủ yếu là các trưởng phòng ban quan trọng và ban giám đốc. Chỉ những người phụ trách các bộ phận quan trọng cần phải có trình độ cao nhà máy mới sử dụng trình độ đại học để tạo điều kiện thuận lợi trong công việc. Còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp phụ trách các phòng ban.

Về thâm niên nghề trong nhà máy, lao động có thêm niên nghề trên 3 năm là 100 lao động, chiếm 55,56 %, cao hơn so với lao động dưới 3 năm là 80 người, chiếm 44,44 %. Số lao động dưới 3 năm chủ yếu là lao động phổ thông, dây là lực lượng lao động có nhiều biến động trong nhà máy, do công việc nặng nhọc có một số người muốn tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn. Do đó họ hay di chuyển và nhà máy phải tuyển thêm người mới.

Đối với công nhân kỹ thuật chiếm 20%, trong tổng số công nhân trong nhà máy. Các công nhân này một số được tuyển từ các trường trung cấp kỹ thuật chính quy, đào tạo nghề phục vụ cho tổ cơ khí, đảm bảo cho mọi hoạt động về cơ khí, điện và hàn, tiện khuôn mẫu các loại gạch và ngói cao cấp cho toàn nhà máy. Còn lại là thợ lò và thợ vận hành, đây là số lao động được gửi qua đào tạo tại Nhà máy gốm Viglacera Hạ Long thời gian 6 tháng để phục vụ một lò đốt và lò sấy Tunel, một hệ thống máy Tạo hình và 3 thợ xếp goòng. Đây là số lao động chủ chốt trong sản xuất, họ thường là các tổ trưởng, tổ phó và công nhân điều khiển máy.

3.1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất nguồn vốn kinh doanh

3.1.3.1. Đặc điểm máy móc, nhà xưởng

Máy móc thiết bị, nhà xưởng là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động và phát triển của Nhà máy.

Cơ sở vật chất của Nhà máy gồm có: . Một nhà văn phòng . Một nhà phân xưởng . Một nhà bảo vệ . Một nhà than . Một nhà chứa đất . Một nhà phơi gạch mộc

. Một hệ lò nung công nghệ Tuynel . Hệ thống thiết bị tạo hình

. Máy cắt tự động

. Xe con, xe tải, máy phát điện, máy ủi

3.1.3.2. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh

Qui mô và cơ cấu vốn kinh doanh của Nhà máy thể hiện dưới bảng 3.2:

Bảng 3.2: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016

Tổng số vốn kinh doanh 7.787.807.000 8.731.478.000 9.887.049.622

1. Phân theo đặc điểm

Vốn lưu động 1.534.267.000 2.183.952.000 3.226.733.064 Vốn cố định 6.253.540.000 6.547.526.000 6.660.316.558 2. Theo nguồn hình thành Nợ phải trả 4.787.807.000 4.710.000.000 4.971.359.923 Vốn chủ sở hữu 3.000.000.000 4.021.478.000 4.915.689.699 (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy:

Về vốn, trong những năm đầu mới đi vào hoạt động tỷ trọng vốn lưu động chiếm tỷ lệ tương đối thấp như:

Năm 2014 chiếm 19,7% tổng giá trị vốn kinh doanh. Năm 2015 chiếm 25,1% tổng giá trị vốn kinh doanh.

Tuy nhiên do có sự bố trí cơ cấu tài sản hợp lý nên sang năm 2016 tỷ trọng tài sản lưu động có sự thay đổi:

Năm 2015 chiếm 26,99% tổng giá trị vốn kinh doanh. Năm 2016 chiếm 32,64% tổng giá trị vốn kinh doanh.

Về nguồn vốn, trong năm 2014, 2015 có sự chênh lệch rất nhiều giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)