Các chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các chiến lược

* Nhóm chiến lược S-O

- Chiến lược thâm nhập thị trường

Với chất lượng sản phẩm cao, nguồn tài chính dồi dào, quản lý sản xuất tốt, qui mô sản xuất lớn, quản lý nguồn nguyên liệu tốt kênh phân phối mạnh và mối quan hệ tốt với đối tượng hữu quan trong có các nhà thầu xây dựng giúp cơ sở giới thiệu sản phẩm của mình đến các công trình dân dụng, công trình của nhà nước. Khi đó, thị phần của Nhà máy gạch Tuynel - TaHaKa huyện Yên Phong trong tỉnh sẽ tăng lên nhanh chóng, sản phẩm làm ra sẽ không đủ cung cấp cho thị trường. Vì vậy, Nhà máy gạch Tuynel - TaHaKa huyện Yên Phong tăng công suất và mở rộng qui mô sản xuất (đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền làm tăng năng xuất), tăng cường hệ thống phân phối, tăng cường hoạt động marketing, quảng bá mạnh thương hiệu của cơ sở trên địa bàn tỉnh nhằm tận dụng tốt cơ hội khi nhu cầu xây dựng ngày càng tăng của thị trường.

- Chiến lược phát triển thị trường

Mật độ cơ sở sản xuất gạch ngói trong tỉnh ngày càng tăng, thị trường cũ (trong tỉnh) khó có thể tiêu thụ hết sản phẩm của cơ sở. Vì vậy, Nhà máy gạch Tuynel - TaHaKa huyện Yên Phong cần tìm kiếm thị trường mới như: các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh... để chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và sớm phát triển thương hiệu ở thị trường mới nhằm tăng cường vị thế của cơ sở một khi xảy ra tình trạng tranh giành thị trường tiêu thụ. Nhà máy cần khai thác các thế mạnh như: tài chính dồi dào, quản lý sản xuất tốt, kênh phân phối tốt, chất lượng sản phẩm tốt để đẩy mạnh việc phát triển thị trường.

- Chiến lược kết hợp xuôi về phía trước

Hiện tại, trên địa bàn sản xuất của cơ sở có rất ít cửa hàng bán vật liệu

xây dựng đa số các cửa hàng này tập trung ở thị trấn Chờ, đây chính là cơ hội để cơ sở có thể mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, cửa hàng này không những phân phối sản phẩm của cơ sở tốt hơn, xây dựng thương hiệu cho cơ sở, tạo thêm lợi nhuận mà còn cung cấp vật liệu xây dựng cho nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn. Đồng thời tạo thành một bàn đạp để chuyển đổi cơ sở thành doanh nghiệp tư nhân.

* Nhóm chiến lược S-T

- Phát triển sản phẩm

Với nguồn tài chính dồi dào, quản lý sản xuất tốt, kênh phân phối mạnh,

quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt là tiền đề để cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại trước đối thủ cạnh tranh, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như: ngói lợp, gạch tàu lục giác cân samot...nhằm tạo sự khác biệt khi áp lực cạnh tranh cao do đối thủ mạnh và có nhiều đối thủ mới.

- Chiến lược kết hợp hàng ngang

Cơ sở có thể tận dụng nguồn tài chính dồi dào, có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất, kênh phân phối mạnh, có khả năng dự trữ lượng lớn nguyên liệu để

tiến hành việc mua lại một số cơ sở nhỏ, làm ăn không hiệu quả (do không có

kinh nghiệm sản xuất, hệ thống phân phối yếu, quản lý sản xuất không tốt) nhằm tăng sản lượng chiếm trước thị phần đang tăng, giảm bớt sức ép cạnh tranh.

- Chiến lược kết hợp ngược về phía sau

Trong tương lai, tất cả các cơ sở sẽ phải di chuyển vào vùng sản xuất tập trung, mức độ cạnh tranh về thu mua nguyên liệu đất xung quanh khu sản xuất

tập trung sẽ rất gay gắt. Do đó, cơ sở phải tận dụng nguồn tài chính dồi dào của mình để tiến hành mua đất sản xuất nông nghiệp xung quanh khu vực tập trung sản xuất gạch ngói của thị xã Từ Sơn, huyện Hiệp Hòa…

* Nhóm chiến lược W-O

- Chiến lược kết hợp hàng ngang

Để khắc phục yếu điểm là công suất của cơ sở chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đang tăng lên, cơ sở có thể mua lại những cơ sở nhỏ hoạt động không hiệu quả nhằm tăng nhanh công suất.

- Chiến lược phát triển sản phẩm

Hiện tại cơ sở chỉ chưa có các sản phẩm đa dạng nên chưa tạo được sự chú ý của khách hàng về sự phong phú của sản phẩm, chưa có sản phẩm tạo nên sự khác biệt. Thông qua chính sách hỗ trợ của chính quyền về sản xuất làng nghề thủ công để phát huy khả năng nghiên cứu và phát triển, tăng cường hoạt động marketing quảng bá thương hiệu của cơ sở.

* Nhóm chiến lược W-T

- Chiến lược phát triển sản phẩm

Để tạo nên sự khác biệt so với đối thủ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngoài chất lượng tốt và giá cả hợp lý, cơ sở cần phải có nhiều sản phẩm tạo nên nét đặc trưng riêng có của mình, phát triển sản phẩm sẽ thổi một luồng gió mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.

- Chiến lược thâm nhập thị trường

Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về thay đổi công nghệ sản xuất, tăng sản lượng nên bất cứ cơ sở nào cũng muốn tham gia, có nhiều đối thủ mới xuất hiện, điều này sẽ gây ra tình trạng mức tăng trưởng của thị trường thấp hơn mức tăng trưởng của ngành và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt. Cơ sở cần phải đi trước một bước, nghĩa là phải nhanh chóng tăng thị phần ở thị trường hiện có bằng việc đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng sản lượng, chiếm lấy càng nhiều thị phần càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)