Việt Nam với việc hoạch định chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Việt Nam với việc hoạch định chiến lược kinh doanh

Với xu thế toàn cầu hóa dẫn đến việc tạo lập một hệ thống kinh tế hợp nhất. Điều đó đưa đến chiến lược kinh doanh của công ty, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tiến hành trong môi trường toàn cầu. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ, nguồn lực ngày càng trở lên khan hiếm hơn,cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Thị trường thế giới biến động liên tục khó lường, khó dự đoán. Việt Nam cũng đang chủ động hội nhập quốc tế có nhiều thời cơ, thách thức. Về thể chế kinh doanh và môi trường kinh doanh tốt hơn. Lực lượng doanh nghiệp công ty đông đảo trưởng thành hơn song năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Với nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình ra nhập WTO, các công ty, doanh nghiệp của Việt Nam phải xây dựng những chiến lược mới, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với xu thế hiện nay nhằm tạo ra các năng lực cạnh tranh quốc tế, mở rộng quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực.

Phát triển quản trị chiến lược trong doanh nghiệp Việt Nam là một trong những giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam đã gia nhập

WTO. Hoạch định chiến lược là bước quan trọng trong quá trình quản trị chiến lược, ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp. Phân tích đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp là một trong những nội dung để phát triển quản trị chiến lược trong doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có thực hiện quản trị chiến lược tại doanh nghiệp của mình, nhưng từ nhận thức tới việc thực hiện các nội dung các nội dung của quá trình hoạch định chiến lược là khác nhau và chưa theo kịp trình độ quản trị chiến lược hiện nay trên thế giới.

Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát chưa thấy doanh nghiệp nào sử dụng một mô hình quản trị chiến lược cụ thể. Nhưng một số nội dung trong quá trình quản trị chiến lược được thực hiện là tương đối giống nhau. Các kết quả điều tra cho thấy khoảng 45% các nhà quản lý thực hiện quản trị chiến lược bằng việc phân tích tài chính doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh cho kỳ tới. Khoảng 18% thực hiện quản trị chiến lược bằng việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ trước và lập kế hoạch kinh doanh cho kỳ sau. Nhìn chung cả hai nhóm này đều dựa trên thành tích trong quá khứ để hoạch định tương lai thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh cua kỳ trước đó, dự báo và xây dựng mục tiêu kinh doanh cho tương lai. Chỉ có khoảng 15% thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản của quản trị chiến lược.Về cơ bản việc thực hiện quan trị chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam còn có những hạn chế như sau:

- Chỉ dựa vào các thành tích trong quá khứ và nguồn lực của doanh nghiệp bỏ qua những biến động của môi trường bên ngoài và những nguồn lực từ môi trường này.

- Tập trung nhiều vào việc hoạch định các chiến lược chức năng nên khó có thể đưa ra một chiến lược tổng quát để phối hợp và phát huy sức mạnh của sự hợp tác.

- Không thấy được cơ hội kinh doanh cũng như hiểm họa do không phân tích một cách đầy đủ môi trường bên ngoài.

- Các mục tiêu kinh doanh chỉ dựa vào các số liệu của quá khứ là không thích hợp trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

- Không có hoạch định cho dài hạn, mà chỉ tập trung vào ngắn hạn.

- Do hoạch định ngắn hạn nên không có được chiến lược cạnh tranh cụ thể rõ ràng.

- Việc thẩm định, kiểm soát chiến lược hầu như chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của nhà máy gạch tuynel tahaka huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)