5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệ mở một số nước
Sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức với lực lượng sản xuất mới: khoa học công nghệ, cuộc cách mạng về viễn thông cùng lúc tạo nên nền kinh tế toàn cầu khổng lồ, mang tính một thị trường duy nhất, đồng thời làm cho các bộ phận cấu thành của nó ngày càng nhỉ hơn nhưng mạnh mẽ hơn. Những công ty hoạt động trên thị trường toàn cầu luôn phải chấp nhận những rủi ro thường xuyên hơn, phức tạp hơn và lớn hơn nhiều so với các công ty hoạt động trên thị trường nội địa. Ví dụ như những rủi ro về chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, rủi ro về tỷ giá…không chỉ phải gánh chịu những rủi ro trên thị trường nội địa, mà còn gặp phải những rủi ro trên thị trường toàn cầu.
Hiện nay đại đa số các nước trên thế giới đều coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu. Giám đốc các doanh nghiệp lớn hàng năm dùng đến khoảng 40% thời gian để nghiên cứu chiến lược kinh doanh.
Nhiều quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau trên thế giới từ mấy thập kỷ gần đây đã có những thay đổi tư duy quan niệm và cách tiếp cận hoạch định chiến lược kinh doanh trong bối cảnh quốc tế hóa và toàn cầu hóa.
1.2.1.1. Canada
Canada là một quốc gia phát triển có diện tích lớn thứ hai tên thế giới. Canada có trên 2000 nhà sản xuất hàng may mặc. Hàng may mặc sản xuất trên tất cả các tỉnh của bang Canada, vùng Quebec vẫn chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là các tỉnh Ontario và British Colombia. Các công ty kinh doanh hàng may mặc của Canada rất nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ nên họ thường đi sâu vào thị trường ngách hay những mặt hàng may mặc đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Quần áo chất lượng cao hoặc giá cao thường được sản xuất với loại sợi có chất lượng hàng đầu. Những sáng tạo mới như “công nghệ gói nhỏ” đã được áp dụng trong ngành dệt may, dùng nguyên liệu có thể điều tiết được nhiệt độ, hương liệu tẩm vào quần áo hay những vật liệu có tác dụng y tế trị liệu cũng được gắn vào sợi. Đây chính là chiến lược khác biệt hóa sản phẩm có thể duy trì lợi thế cạnh tranh hàng đầu thế giới của các công ty.
1.2.1.2. Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có văn hóa đa dạng và lâu đời. Với diện tích 96 triệu km2 và dân số trên 1,3 tỉ người. Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Với đà tăng trưởng như hiện nay trong khoảng 10 đến 20 năm tới Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 trên thế giới.
Mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có thế mạnh vượt trội về giá thành và mẫu mã. Hàng may mặc của Trung Quốc đã sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá rất hiệu quả. Nắm bắt tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Trung Quốc đã thắng lợi. Với chính sách kinh tế hướng xuất khẩu của Trung Quốc, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cơ sở pháp lý, linh hoạt trong điều hành chính sách tài chính thông qua vận hành các quỹ hỗ trợ xuất khẩu và chính sách ngoại hối, tỷ giá trong hỗ trợ và tạo điều kiện xuất khẩu. Và lợi thế là có vùng nguyên liệu cho sản xuất cực kỳ lớn. Với dân số đông thì lực lượng lao động rất dồi dào. Tất cả những yếu tố trên đã tạo lên lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Trung Quốc. Nếu nói cạnh tranh về giá thì chưa có nước nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc.