Ảnh hưởng của việc rút cạn nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đối với sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 52 - 53)

phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn trên giống TBR225

Chương trình SRI là một tiến bộ kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và đã được áp dụng rộng rãi ở các vùng trồng lúa trong nhiều năm gần đây. Chương Mỹ là một trong những huyện của thành phố Hà Nội đã đưa chương trình SRI vào canh tác lúa từ rất sớm và áp dụng trên diện rộng. Một trong những nguyên tắc quan trọng của chương trình này là rút nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và giai đoạn lúa vào chắc. Việc rút nước không chỉ giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước ngày càng quý hiếm, hạn chế việc sản sinh các khí độc trên cánh đồng lúa gây ô nhiễm môi trường, tăng khả năng đẻ nhánh tạo nhánh hữu hiệu, thúc đẩy quá trình chín và chống đổ tốt hơn… mà còn giúp cho cây lúa phát triển cứng cáp, hạn chế sự gây hại của một số đối tượng sâu bệnh. Chúng tôi tiến hành điều tra điều tra ảnh hưởng của việc rút cạn nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh tới sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn cho kết quả sau:

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của việc rút cạn nước giai đoạn đẻ nhánh với bệnh đạo ôn trên giống TBR225

Giai đoạn sinh trưởng Rút nước Không rút nước

TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đẻ nhánh 3,4 0,4 3,6 0,4 Đứng cái 4,5 1,1 5,2 1,2 Làm đòng 9,6 2,0 11,0 3,3 Trước trỗ 10,8 2,8 12,7 4,0 Chín sáp 4,1 1,8 4,8 2,3

Qua bảng 4.5 quả cho thấy bệnh bệnh phát sinh gây hại nhẹ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh ở cả 2 công thức, bệnh tiếp tục phát triển và hại nặng hơn ở các giai đoạn sau.

Giai đoạn lúa đẻ nhánh, ruộng không rút nước và ruộng rút nước có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tương đối đồng đều. Các giai đoạn sau dần có sự khác biệt: ruộng được rút nước bệnh hại nhẹ hơn ruộng không rút nước. Cụ thể: khi lúa ở giai đoạn trước trỗ là thời điểm bệnh hại nặng nhất, mức độ bệnh ở ruộng rút nước đã giảm hơn so với ruộng không rút nước. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lần lượt là 10.8% và 2,8% ở ruộng rút nước; 12.7% và 4,0% ở ruộng không rút nước.

Nhưng theo Ngô Chí Thành và cs. (2003) thì chế độ nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của cây. Nước là môi trường hòa tan các chất dễ tiêu cho cây hấp thu. Nhờ nước, các hợp chất silic có thể hòa tan để cây dễ hấp thu, đẩy nhanh quá trình silic hóa vách tế bào, biểu bì, tăng sức chống chịu bệnh đạo ôn, hạn chế ảnh hưởng của đạm đối với bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 52 - 53)