STT
Tên bệnh
Giai đoạn cây bị bệnh Bộ phận bị hại Mức độ gây hại Tên Vệt
Nam Tên khoa học
1 Đạo ôn Pyricularia oryzae Cav. Đẻ nhánh-chín Thân, lá,
bông ++
2 Đốm nâu Curvulariaoryzae Mạ-chín Lá +
3 Khô vằn Rhizoctonia solani Làm đòng-chín Thân, lá,
bông ++ 4 Bạc lá Xanthomonas campestris pv. oryzae Đẻ nhánh-chín Lá + 5 Đốm sọc vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzicola Đẻ nhánh-chín Lá +++ 6 Lem lép hạt Chưa xác định Chín Hạt + Ghi chú: + bệnh nhẹ TLB<5%; ++bệnh trung bình TLB 5-10%; +++bệnh nặng TLB >10%
Qua bảng 4.1 cho thấy: thành phần bệnh hại lúa xuân tại huyện Chương Mỹ rất đa dạng; giai đoạn bị bệnh, bộ phận bị hại và mức độ gây hại giữa các bệnh là khác nhau. Bệnh xuất hiện từ khi lúa ở giai đoạn mạ cho đến khi thu hoạch, bệnh gây hại trên khắp các bộ phận của cây từ lá, thân, bông,... chủ yếu là bệnh gây hại nhiều trên lá từ giai đoạn đẻ nhánh đến thu hoạch.
Bệnh gây hại nặng điển hình là bệnh đốm sọc vi khuẩn, nếu bệnh xuất hiện khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh khi mà bộ lá lúa có khả năng đền bù cao thì ít gây ảnh hưởng đến năng suất. Khi lúa bước vào giai đoạn trỗ đến chín, lúc này nếu bệnh gây hại sẽ làm mất diện tích quang hợp của cây, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất thậm trí cây không cho năng suất.
Tiếp đến là bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn. Bệnh khô vằn xuất hiện xuất hiện muộn hơn bệnh đạo ôn nhưng bệnh lại gây hại trên diện rộng và tỷ lệ bệnh cao hơn. Tuy nhiên thiệt hại năng suất do bệnh khô vằn gây ra ít nghiêm trọng hơn so với bệnh đạo ôn. Bệnh đạo ôn lá nếu không kiểm soát tốt sẽ là nguồn bệnh nguy hiểm tấn công vào cổ bông lúa, cắt đứt con đường vận chuyển dinh dưỡng từ thân lên nuôi hạt làm mất hoàn toàn hoặc gây giảm năng suất nghiêm trọng.
Các bệnh đốm nâu, bạc lá và lem lép hạt gây hại nhẹ.
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA VỤ XUÂN 2016 TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI XUÂN 2016 TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI
4.2.1. Diễn biến bệnh đạo ôn trên một số giống trồng lúa trồng đại trà vụ xuân năm 2016 tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội xuân năm 2016 tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Trong vụ xuân 2016, trên địa bàn huyện Chương Mỹ các giống lúa được gieo trồng phổ biến là TBR225, Nếp Lang liêu, Bắc thơm, Q5, Khang dân, Thiên ưu, TH3-5,... Chúng tôi đã tiến hành điều tra, theo dõi sự phát sinh, phát triển của bệnh đạo ôn ngay từ giai đoạn mạ đến chín sáp. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2.
Qua bảng 4.2 điều tra 8 giống lúa cho thấy:
Vụ Xuân năm 2016, bệnh đạo ôn bắt đầu phát sinh gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh trên các giống Khang dân, Bắc thơm, Nếp thơm 16, nếp Lang liêu và TBR225; Sang giai đoạn lúa đứng cái bệnh tiếp tục phát triển và có thêm giống Q5 bị bệnh. Giai đoạn lúa làm đòng là giai đoạn bệnh hại nặng nhất trên các giống lúa.
Bệnh hại nặng nhất trên giống nếp Lang liêu, ở giai đoạn làm đòng tỷ lệ bệnh là 15,8%, chỉ số bệnh là 4,2%; giống bị hại nặng tiếp theo là Bắc thơm có tỷ lệ bệnh là 15,4%, chỉ số bệnh là 3,5%; giống Nếp thơm 16 có tỷ lệ bệnh 7 và chỉ số bệnh lần lượt là 14,1% và 3,6%; đặc biệt trên giống nếp Lang liêu có tỷ lệ bệnh là 12,3% (thấp hơn 2 giống Bắc thơm và Nếp thơm 16) nhưng chỉ số bệnh lại là 3,6% (bằng giống Nếp thơm 16 và cao hơn giống Bắc thơm). 2 giống Thiên ưu, TH3-5 không bị bệnh.
Bảng 4.2. Tình hình phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn trên một số giống trồng trong đại trà vụ xuân năm 2016 tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Giai đoạn cây
lúa
Q5 Khang dân Bắc thơm 7 Nếp thơm
16
Nếp lang
liêu TBR225 Thiên ưu TH3-5
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Mạ - - - - - - - - - - - - - - - - Đẻ nhánh - - 3,8 0,5 4,5 0,8 3,7 0,5 5,3 1,3 3,6 0,4 - - - - Đứng cái 4,5 0,6 5,2 1,4 12,8 2,7 11,5 2,8 12,6 3,1 9,5 2,2 - - - - Làm đòng 5,4 2,9 2,1 1,2 13,3 3,4 12,8 4,1 13,5 4,2 15,6 4,1, - - - - Trước trỗ 5,9 1,5 4,6 2,5 15,4 3,5 14,1 3,6 15,8 4,4 12,3 3,6 - - - - Chín sáp 2,7 1,3 3,8 0,5 10,7 5,8 11,3 6,0 13,6 6,3 10,0 3,9 - - - -
4.2.2. Diễn biến của bệnh đạo ôn trên giống lúa Bắc thơm và Nếp thơm 16 canh tác hữu cơ trong vụ xuân năm 2016 tại xã Đồng Phú – Chương Mỹ - canh tác hữu cơ trong vụ xuân năm 2016 tại xã Đồng Phú – Chương Mỹ - Hà Nội
Xã Đồng Phú – Chương Mỹ là xã đi đầu trong huyện về canh tác lúa hữu cơ. Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 2012, thời gian đầu chỉ áp dụng trên quy mô diện tích nhỏ nhưng hiện nay do người dân nhận thức được những ưu điểm vượt trội trong canh tác lúa hữu cơ nên quy mô diện tích ngày càng nhân rộng. Vụ xuân năm 2016 toàn xã Đồng Phú có 70 ha lúa được trồng theo mô hình này, chủ yếu là các giống nếp và các giống lúa chất lượng.
Trung bình mỗi sào lúa người nông dân bón lót 200 kg phân gà hoặc phân chim cút được ủ với vôi bột. Qua nhiều năm áp dụng mô hình này cho thấy, khu đồng trồng lúa hữu cơ chỉ xuất hiện sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ và chưa từng phải sử dụng thuốc BVTV. Năng suất trung bình vụ xuân đạt khoảng 150 kg/sào, vụ mùa đạt khoảng 105 kg/sào.
Để tìm hiều sự phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn trên lúa canh tác hữu cơ, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi bệnh trên 2 giống được trồng chủ yếu là Bắc thơm 7 và Nếp thơm 16 (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Diễn biến của bệnh đạo ôn trên giống lúa Bắc thơm 7 và Nếp thơm 16 canh tác hữu cơ trong vụ Xuân năm 2016 tại xã Đồng Phú –
Chương Mỹ - Hà Nội Ngày điều
tra
Giai đoạn sinh trưởng Bắc thơm 7 Nếp thơm 16 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 08/2 Mạ 14/3 Đẻ nhánh - - - - 18/4 Làm đòng 6,4 0,7 7,2 0,9 25/4 Làm đòng 7,3 1,7 9,3 1,8 02/5 Làm đòng 9,4 1,8 10,5 1,9 09/5 Trước trỗ 10,6 2,2 12,1 2,4 16/5 Trỗ 2,7 0,4 3,0 0,6 23/5 Sau trỗ 3,3 1,3 4,0 1,5 30/5 Chín sáp 4,7 2,0 5,3 2,8
Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại muộn trên cả 2 giống lúa được canh tác hữu cơ (giai đoạn lúa làm đòng) với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp. Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo nhưng mức độ bệnh tăng chậm.
Bệnh nặng nhất ở giai đoạn lúa trước trỗ, trên giống Nếp thơm 16 bệnh hại nặng hơn với tỷ lệ bệnh là 12,1% và chỉ số bệnh là 2,4%; giống Bắc thơm 7 tý lệ bệnh là 10,6%, chỉ số bệnh là 2,2%, có thể thấy rằng chỉ số bệnh ở cả 2 giống đều ở mức thấp. Đến giai đoạn lúa chín sáp TLB chỉ còn 4,7% trên giống Bắc thơm 7; 5, và 3% trên giống Nếp thơm 16; CSB lần lượt là 2,0% và 2,8%.
So với sự phát sinh phát trưởng của bệnh đạo ôn của 2 giống lúa trên được trồng đại trà thì lúa trồng hữu cơ có mức độ bệnh thấp hơn rõ rệt. Ở bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ bệnh của giống Bắc thơm 7 giai đoạn trước trỗ lên đến 15,4% và 3,5%; ở giống Nếp thơm 16 lên đến 14,1% và 3,6%.
4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI KỸ THUẬT ĐẾN BỆNH ĐẠO ÔN THUẬT ĐẾN BỆNH ĐẠO ÔN
4.3.1. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh đạo ôn trên giống TBR225
Các chân đất khác nhau có sự khác biệt về tầng canh tác, dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ phân bón, điều kiện tiểu khí hậu ruộng lúa... Chính do những sự khác biệt đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa và sự phát sinh gây hại của sâu bệnh. Chúng tôi tiến hành điều tra theo ảnh hưởng của các chân đất khác nhau đến sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn trên giống TBR225 (bảng 4.4).