Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái kỹ thuật đến bệnh
THUẬT ĐẾN BỆNH ĐẠO ÔN
4.3.1. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh đạo ôn trên giống TBR225
Các chân đất khác nhau có sự khác biệt về tầng canh tác, dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ phân bón, điều kiện tiểu khí hậu ruộng lúa... Chính do những sự khác biệt đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa và sự phát sinh gây hại của sâu bệnh. Chúng tôi tiến hành điều tra theo ảnh hưởng của các chân đất khác nhau đến sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn trên giống TBR225 (bảng 4.4).
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chân đất đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225 Giai đoạn sinh Giai đoạn sinh
trưởng Chân đất Cao Vàn Trũng TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB TLB (%) CSB(%) Mạ - - - - - - Đẻ nhánh 2,9 0,3 3,5 0,4 4,1 0,6 Đứng cái 7,3 1,7 8,6 2,1 11,3 2,4 Làm đòng 10,2 2,8 12,0 3,3 14,1 3,5 Trước trỗ 10,8 2,6 14,6 3,9 15,9 4,1 Chín sáp 5,3 2,2 7,3 3,5 8,0 3,9
Bệnh đạo ôn hại phát sinh gây hại trên cả 3 chân đất ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, bệnh tiếp tục phát triển và gây hại đến cuối vụ và hại nặng nhất ở giai đoạn lúa trước trỗ trên cả 3 chân đất. Trên chân đất trũng bệnh hại nặng nhất, tỷ lệ bệnh ở giai đoạn trước trỗ là 15.9%, chỉ số bệnh là 4.1%; bệnh hại thấp nhất trên chân đất cao, tỷ lệ bệnh ở giai đoạn trước trỗ là 10.2%, chỉ số bệnh là 2.8%.
Đến giai đoạn chín sáp, tỷ lệ bệnh của 3 chân đất cao, vàn, trũng lần lượt là 5.3, 7.3 và 8.0; chỉ số bệnh lần lượt là 2.2, 3.5 và 3.9.
Chân đất trũng có khả năng giữ dinh dưỡng, giữ nước tốt hoặc được lưu nước quanh năm. Một số chân ruộng trũng không cần bón thêm bất kỳ một loại phân bón nào mà vẫn đảm bảo năng suất lúa hoặc ruộng vẫn bị sâu bệnh hại nặng. Chính những đặc điểm này làm cho việc quản lý dinh dưỡng, quản lý nước và quản lý sâu bệnh trên ruộng gặp khó khăn. Vì vậy trong công tác điều tra theo dõi, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại nói chung và bệnh đạo ôn nói riêng cần đặc biệt lưu ý trên những chân ruộng trũng.
4.3.2. Ảnh hưởng của việc rút cạn nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đối với sự phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn trên giống TBR225 phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn trên giống TBR225
Chương trình SRI là một tiến bộ kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và đã được áp dụng rộng rãi ở các vùng trồng lúa trong nhiều năm gần đây. Chương Mỹ là một trong những huyện của thành phố Hà Nội đã đưa chương trình SRI vào canh tác lúa từ rất sớm và áp dụng trên diện rộng. Một trong những nguyên tắc quan trọng của chương trình này là rút nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và giai đoạn lúa vào chắc. Việc rút nước không chỉ giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước ngày càng quý hiếm, hạn chế việc sản sinh các khí độc trên cánh đồng lúa gây ô nhiễm môi trường, tăng khả năng đẻ nhánh tạo nhánh hữu hiệu, thúc đẩy quá trình chín và chống đổ tốt hơn… mà còn giúp cho cây lúa phát triển cứng cáp, hạn chế sự gây hại của một số đối tượng sâu bệnh. Chúng tôi tiến hành điều tra điều tra ảnh hưởng của việc rút cạn nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh tới sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn cho kết quả sau:
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của việc rút cạn nước giai đoạn đẻ nhánh với bệnh đạo ôn trên giống TBR225
Giai đoạn sinh trưởng Rút nước Không rút nước
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đẻ nhánh 3,4 0,4 3,6 0,4 Đứng cái 4,5 1,1 5,2 1,2 Làm đòng 9,6 2,0 11,0 3,3 Trước trỗ 10,8 2,8 12,7 4,0 Chín sáp 4,1 1,8 4,8 2,3
Qua bảng 4.5 quả cho thấy bệnh bệnh phát sinh gây hại nhẹ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh ở cả 2 công thức, bệnh tiếp tục phát triển và hại nặng hơn ở các giai đoạn sau.
Giai đoạn lúa đẻ nhánh, ruộng không rút nước và ruộng rút nước có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tương đối đồng đều. Các giai đoạn sau dần có sự khác biệt: ruộng được rút nước bệnh hại nhẹ hơn ruộng không rút nước. Cụ thể: khi lúa ở giai đoạn trước trỗ là thời điểm bệnh hại nặng nhất, mức độ bệnh ở ruộng rút nước đã giảm hơn so với ruộng không rút nước. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lần lượt là 10.8% và 2,8% ở ruộng rút nước; 12.7% và 4,0% ở ruộng không rút nước.
Nhưng theo Ngô Chí Thành và cs. (2003) thì chế độ nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của cây. Nước là môi trường hòa tan các chất dễ tiêu cho cây hấp thu. Nhờ nước, các hợp chất silic có thể hòa tan để cây dễ hấp thu, đẩy nhanh quá trình silic hóa vách tế bào, biểu bì, tăng sức chống chịu bệnh đạo ôn, hạn chế ảnh hưởng của đạm đối với bệnh.
4.3.3. Ảnh hưởng của nền phân đạm đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225 Phân đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng nói chung và Phân đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm đối với cây lúa là làm tăng diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Tuy nhiên hiệu suất quang hợp và hiệu suất nhánh đẻ hữu hiệu có ngưỡng nhất định nên khi sử dụng đạm cần phải chú ý điều chỉnh lượng bón và thời điểm bón đạm cho cây lúa. Nếu thiếu đạm, cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ trỗ sớm hơn, số bông và số lượng hạt ít hơn, năng suất lúa bị giảm. Ngược lại, nếu bón nhiều đạm thì cây lúa thường dễ hút đạm, dinh dưỡng thừa đạm sẽ làm cho lá lúa to, dài, phiến lá mỏng, nhánh lúa đẻ vô hiệu nhiều, lúa sẽ trỗ muộn, cây cao vóng dẫn đến hiện tượng lúa lốp, đổ non, nhiễm sâu bệnh nặng…
Chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi ảnh hường của nền phân đạm đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225 cho kết quả ở bảng 4.5 như sau:
Vụ xuân năm 2016 ở huyện Chương Mỹ trên giống TBR225 mức bón 194,4 kg/ha bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, mức bón 138.9 kg/ha bệnh hại nhẹ hơn, phát sinh gây hại ở giai đoạn lúa đứng cái. Với mức bón 83.3 kg/ha lúa không bị đạo ôn gây hại (bảng 4.6).
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nền phân đạm urê đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225
Giai đoạn sinh trưởng Mức bón (kg/ha) 194,4 138,9 83,3 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đẻ nhánh 3,2 0,5 - - - - Đứng cái 9,6 2,1 5,6 1,7 - - Làm đòng 10,4 3,5 7,9 2,2 - - Trước trỗ 25,4 7,5 8,7 2,4 - - Chín sáp 10,0 4,2 5,3 1,9 - -
Lúa trước trỗ là giai đoạn bệnh hại nặng nhất, ở mức bón 194,4 kg/ha tỷ lệ bệnh lên tới 25,4%, chỉ số bệnh là 7,5% và khi lúa chín sáp tỷ lệ bệnh là 10% và chỉ số bệnh là 4,2%.
Chúng ta cần căn cứ vào nhu cầu phân bón của cây, đặc điểm ruộng, tình hình thời tiết... để có thể bón phân cân đối đem lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại chất lượng lúa gạo và chất lượng môi trường tốt nhất.
4.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh đạo ôn trên giống TBR225
Thời vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cây trồng nói chung cũng như sâu bệnh hại nói riêng. Bố trí được thời vụ sản xuất hợp lý không những có thể hạn chế được sâu bệnh hại mà còn tăng năng suất cây trồng. Hàng năm, bệnh đạo ôn thường phát sinh gây hại mạnh vào giai đoạn giữa tháng 3 cho đến đầu tháng 5.
Chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi ảnh hưởng của thời vụ đến sự phát sinh, phát triển của bệnh đạo ôn trên giống TBR225 (bảng 4.7).
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh đạo ôn trên giống TBR225 Giai đoạn sinh Giai đoạn sinh
trưởng của cây
Đợt gieo (cấy) trước 15/2 Đợt gieo (cấy) 15/2-30/2 Đợt gieo (cấy) sau 30/2 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đẻ nhánh 3,8 1,0 - - - - Đứng cái 8,7 2,9 4,5 1,5 - - Làm đòng 10,2 3,3 6,6 2,1 3,6 0,9 Trước trỗ 13,4 4,5 7,5 2,3 5,5 1,7 Chín sáp 8,0 5,2 4,7 2,2 2,0 1,2
Do đặc điểm của vụ Xuân 2016 chịu ảnh hưởng của thời tiết rét đậm rét hại, ở hạ tuần tháng 1 nhiệt độ về đêm có lúc xuống thấp đến 3oC, thời tiết lạnh kéo dài, nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC đến hết tháng 2, đến hạ tuần 3 vẫn có thời điểm nhiệt độ xuống còn 15oC nên bệnh đạo ôn phát sinh gây hại muộn hơn (từ trung tuần tháng 4 đến hết tháng 5).
Vụ Xuân 2016, trên giống TBR225 bệnh đạo ôn hại trên cả 3 trà, trà lúa sớm bệnh hại nặng nhất và phát sinh ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, trên trà trung bệnh bắt đầu phát sinh gây hại khi lúa đứng cái, bệnh gây hại nhẹ trên trà muộn khi lúa làm đòng.
Bệnh hại nặng nhất ở giai đoạn lúa trước trỗ trên 3 trà. Thời điểm này, trà lúa sớm với tỷ lệ bệnh là 13.4% và chỉ số bệnh là 4,5% trong khi đó lúa cấy ở trà muộn (sau 30/2) tỷ lệ bệnh là 5.5%, chỉ số bệnh là 1.7%. Khi lúa chín sáp, trên trà sớm có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao, lần lượt là 8,0% và 5,2%.
4.3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến bệnh đạo ôn trên giống lúa TBR225 Muốn xác định được mật độ cấy hợp lý cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố Muốn xác định được mật độ cấy hợp lý cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: giống, tuổi mạ, thời vụ, chân đất, lượng phân bón... Mật độ cấy hợp lý giúp cây phát triển tốt nhất, cho năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế và giảm sâu bệnh từ đó giảm việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng chất lượng cho sản phẩm lúa gạo và an toàn cho môi trường. Để xác định ảnh hưởng của mật độ cấy đến sự phát sinh, phát triển của bệnh đạo ôn trên giống lúa TBR225, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi và cho kết quả ở bảng dưới đấy:
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến bệnh đạo ôn trên giống lúa TBR225
Giai đoạn sinh trưởng của cây Mật độ 25 khóm/m2 Mật độ 30 khóm/m2 Mật độ 35 khóm/m2 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đẻ nhánh 4,2 1,1 4,5 1,2 4,4 1,2 Đứng cái 4,9 1,5 5,4 1,8 6,2 2,3 Làm đòng 6,3 2,1 7,2 2,5 7,9 2,6 Trước trỗ 7,1 2,4 7,8 2,9 9,2 3,5 Chín sáp 2,0 1,3 2,7 1,6 3,3 1,8
Ở vụ Xuân năm 2016, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại nhẹ. Qua điều tra theo dõi các mật độ cấy khác nhau trên giống TBR225 thì mật độ cấy càng cao thì bệnh hại càng nặng và biểu hiện rõ rệt khi cây lúa ở các giai đoạn sinh trường về
sau do đây là thời điểm mà số dảnh và diện tích lá lớn, kích thước khóm lúa lớn dần dẫn đến điều kiện tiêu khí hậu trên ruộng lúa có sự khác biệt. Ngoài ra việc tranh chấp ánh sáng cũng dẫn đến cây phát triển vống và yếu. Qua bảng 4.8 cho thấy mật độ cấy 35 khóm/m2 bệnh đạo ôn hại nặng nhất, thấp nhất là mật độ 25 khóm/m2. Lúa trước trỗ là giai đoạn mức độ hại của bệnh cao nhất ở cả 3 mật độ. Tại mật độ 35 khóm/m2 tỷ lệ bệnh là 9,2%, chỉ số bệnh là 3,5%. Giai đoạn lúa chín sáp mức độ bệnh giảm hơn cụ thể là trên mật độ 35 khóm/m2 tỷ lệ bệnh còn 3,3%, chỉ số bệnh là 1,8%, ở 2 mật độ còn lại mức độ bệnh thấp.