Muốn xác định được mật độ cấy hợp lý cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: giống, tuổi mạ, thời vụ, chân đất, lượng phân bón... Mật độ cấy hợp lý giúp cây phát triển tốt nhất, cho năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế và giảm sâu bệnh từ đó giảm việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng chất lượng cho sản phẩm lúa gạo và an toàn cho môi trường. Để xác định ảnh hưởng của mật độ cấy đến sự phát sinh, phát triển của bệnh đạo ôn trên giống lúa TBR225, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi và cho kết quả ở bảng dưới đấy:
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến bệnh đạo ôn trên giống lúa TBR225
Giai đoạn sinh trưởng của cây Mật độ 25 khóm/m2 Mật độ 30 khóm/m2 Mật độ 35 khóm/m2 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đẻ nhánh 4,2 1,1 4,5 1,2 4,4 1,2 Đứng cái 4,9 1,5 5,4 1,8 6,2 2,3 Làm đòng 6,3 2,1 7,2 2,5 7,9 2,6 Trước trỗ 7,1 2,4 7,8 2,9 9,2 3,5 Chín sáp 2,0 1,3 2,7 1,6 3,3 1,8
Ở vụ Xuân năm 2016, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại nhẹ. Qua điều tra theo dõi các mật độ cấy khác nhau trên giống TBR225 thì mật độ cấy càng cao thì bệnh hại càng nặng và biểu hiện rõ rệt khi cây lúa ở các giai đoạn sinh trường về
sau do đây là thời điểm mà số dảnh và diện tích lá lớn, kích thước khóm lúa lớn dần dẫn đến điều kiện tiêu khí hậu trên ruộng lúa có sự khác biệt. Ngoài ra việc tranh chấp ánh sáng cũng dẫn đến cây phát triển vống và yếu. Qua bảng 4.8 cho thấy mật độ cấy 35 khóm/m2 bệnh đạo ôn hại nặng nhất, thấp nhất là mật độ 25 khóm/m2. Lúa trước trỗ là giai đoạn mức độ hại của bệnh cao nhất ở cả 3 mật độ. Tại mật độ 35 khóm/m2 tỷ lệ bệnh là 9,2%, chỉ số bệnh là 3,5%. Giai đoạn lúa chín sáp mức độ bệnh giảm hơn cụ thể là trên mật độ 35 khóm/m2 tỷ lệ bệnh còn 3,3%, chỉ số bệnh là 1,8%, ở 2 mật độ còn lại mức độ bệnh thấp.