Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thành phần bệnh hại lúa tại huyện Chương Mỹ Hà Nội
Trên lúa có thành phần bệnh rất đa dạng, tùy vào đặc điểm từng địa phương, cơ cấu giống và biện pháp kỹ thuật mà thành phần và mức độ hại của bệnh ở các vùng khác nhau. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy tại vụ lúa xuân năm 2016, huyện Chương mỹ có một số đối tượng bệnh hại chính như sau:
Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại lúa vụ xuân tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội STT STT
Tên bệnh
Giai đoạn cây bị bệnh Bộ phận bị hại Mức độ gây hại Tên Vệt
Nam Tên khoa học
1 Đạo ôn Pyricularia oryzae Cav. Đẻ nhánh-chín Thân, lá,
bông ++
2 Đốm nâu Curvulariaoryzae Mạ-chín Lá +
3 Khô vằn Rhizoctonia solani Làm đòng-chín Thân, lá,
bông ++ 4 Bạc lá Xanthomonas campestris pv. oryzae Đẻ nhánh-chín Lá + 5 Đốm sọc vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzicola Đẻ nhánh-chín Lá +++ 6 Lem lép hạt Chưa xác định Chín Hạt + Ghi chú: + bệnh nhẹ TLB<5%; ++bệnh trung bình TLB 5-10%; +++bệnh nặng TLB >10%
Qua bảng 4.1 cho thấy: thành phần bệnh hại lúa xuân tại huyện Chương Mỹ rất đa dạng; giai đoạn bị bệnh, bộ phận bị hại và mức độ gây hại giữa các bệnh là khác nhau. Bệnh xuất hiện từ khi lúa ở giai đoạn mạ cho đến khi thu hoạch, bệnh gây hại trên khắp các bộ phận của cây từ lá, thân, bông,... chủ yếu là bệnh gây hại nhiều trên lá từ giai đoạn đẻ nhánh đến thu hoạch.
Bệnh gây hại nặng điển hình là bệnh đốm sọc vi khuẩn, nếu bệnh xuất hiện khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh khi mà bộ lá lúa có khả năng đền bù cao thì ít gây ảnh hưởng đến năng suất. Khi lúa bước vào giai đoạn trỗ đến chín, lúc này nếu bệnh gây hại sẽ làm mất diện tích quang hợp của cây, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất thậm trí cây không cho năng suất.
Tiếp đến là bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn. Bệnh khô vằn xuất hiện xuất hiện muộn hơn bệnh đạo ôn nhưng bệnh lại gây hại trên diện rộng và tỷ lệ bệnh cao hơn. Tuy nhiên thiệt hại năng suất do bệnh khô vằn gây ra ít nghiêm trọng hơn so với bệnh đạo ôn. Bệnh đạo ôn lá nếu không kiểm soát tốt sẽ là nguồn bệnh nguy hiểm tấn công vào cổ bông lúa, cắt đứt con đường vận chuyển dinh dưỡng từ thân lên nuôi hạt làm mất hoàn toàn hoặc gây giảm năng suất nghiêm trọng.
Các bệnh đốm nâu, bạc lá và lem lép hạt gây hại nhẹ.