Ảnh hưởng của nền phân đạm đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 53 - 54)

Phân đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm đối với cây lúa là làm tăng diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Tuy nhiên hiệu suất quang hợp và hiệu suất nhánh đẻ hữu hiệu có ngưỡng nhất định nên khi sử dụng đạm cần phải chú ý điều chỉnh lượng bón và thời điểm bón đạm cho cây lúa. Nếu thiếu đạm, cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ trỗ sớm hơn, số bông và số lượng hạt ít hơn, năng suất lúa bị giảm. Ngược lại, nếu bón nhiều đạm thì cây lúa thường dễ hút đạm, dinh dưỡng thừa đạm sẽ làm cho lá lúa to, dài, phiến lá mỏng, nhánh lúa đẻ vô hiệu nhiều, lúa sẽ trỗ muộn, cây cao vóng dẫn đến hiện tượng lúa lốp, đổ non, nhiễm sâu bệnh nặng…

Chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi ảnh hường của nền phân đạm đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225 cho kết quả ở bảng 4.5 như sau:

Vụ xuân năm 2016 ở huyện Chương Mỹ trên giống TBR225 mức bón 194,4 kg/ha bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, mức bón 138.9 kg/ha bệnh hại nhẹ hơn, phát sinh gây hại ở giai đoạn lúa đứng cái. Với mức bón 83.3 kg/ha lúa không bị đạo ôn gây hại (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nền phân đạm urê đối với bệnh đạo ôn trên giống TBR225

Giai đoạn sinh trưởng Mức bón (kg/ha) 194,4 138,9 83,3 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đẻ nhánh 3,2 0,5 - - - - Đứng cái 9,6 2,1 5,6 1,7 - - Làm đòng 10,4 3,5 7,9 2,2 - - Trước trỗ 25,4 7,5 8,7 2,4 - - Chín sáp 10,0 4,2 5,3 1,9 - -

Lúa trước trỗ là giai đoạn bệnh hại nặng nhất, ở mức bón 194,4 kg/ha tỷ lệ bệnh lên tới 25,4%, chỉ số bệnh là 7,5% và khi lúa chín sáp tỷ lệ bệnh là 10% và chỉ số bệnh là 4,2%.

Chúng ta cần căn cứ vào nhu cầu phân bón của cây, đặc điểm ruộng, tình hình thời tiết... để có thể bón phân cân đối đem lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại chất lượng lúa gạo và chất lượng môi trường tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)