Khảo sát hiệu lực của thuốc đối với nấm P oryzae trên môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 64)

MÔI TRƯỜNG NHÂN TẠO VÀ ĐỐI VỚI BÊNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA. 4.5.1. Ảnh hưởng của thuốc Amistar top 325SC đến khả năng phát triển của

nấm P. oryzae trên môi trường PSA

Qua bảng 4.16 ta thấy thuốc ở cả 2 nồng độ đều có ảnh hưởng mạnh đến nấm đạo ôn. Hiệu lực ức chế của thuốc tăng dần từ 2 đến 10 ngày. Sau 10 ngày ta thấy hiệu lực ức chế ở nồng độ thuốc 0,1 trên mẫu phân lập KD là cao nhất (86,8%), tiếp theo là mẫu phân lập NLL (85,3%), N203 (84,5%), cuối cùng là mẫu phân lập Q5 (82,6%).

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thuốc Amistar top 325SC đến khả năng phát triển của tản nấm P. oryzae trên môi trường PSA Ngày theo

dõi sau cấy (ngày)

Nồng độ (%)

Đường kính tản nấm (mm) của mẫu phân lập nấm P. oryzae Hiệu lực ức chế (%) Q5 KD NLL N203 Q5 KD NLL N203 2 ngày 0,005 7,2b 5,5b 5,8b 6,2b 51,4 47,6 57,0 56,3 0,01 6,0c 5,2b 5,5b 5,8b 59,5 50,5 59,3 59,2

Đối chứng (không thuốc) 14,8a 10,5a 13,5a 14,2a

LSD 0,05 0,65 0,38 0,88 0,75

CV% 3,1 2,4 4,7 3,8

4 ngày

0,005 8,8b 8,3b 8,5b 8,7b 71,3 68,9 70,9 70,8

0,01 8,2c 6,3c 6,8c 7,3c 73,3 76,4 76,7 75,5

Đối chứng (không thuốc) 30,7a 26,7a 29,2a 29,8a

LSD 0,05 0.60 1,10 1.03 0.38

CV% 1,7 3,5 3,1 1,1

6 ngày

0,005 11,5b 10,3b 9,3b 11,0b 76,2 75,3 79,6 76,4

0,01 11,2b 7,5c 8,3c 9,5b 76,8 82,0 81,8 79,7

Đối chứng (không thuốc) 48,3a 41,7a 45,7a 46,7a

LSD 0,05 0,65 0,65 0,75 1,00

8 ngày

0,005 14,8b 11,3b 11,8b 14,2b 75,7 79,3 79,8 76,5

0,01 12,2c 7,8c 8,8c 10,7c 79,9 85,7 84,9 82,3

Đối chứng (không thuốc) 60,8a 54,5a 58,3a 60,3a

LSD 0,05 1,10 1,00 1,03 1,00

CV% 1,7 1,8 1,7 1,6

10 ngày

0,005 17,0b 14,8b 13,0b 15,5b 77,6 77,8 81,3 79,5

0,01 13,2c 8,8c 10,2c 11,7c 82,6 86,8 85,3 84,5

Đối chứng (không thuốc) 75,8a 66,7a 69,5a 75,5a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LSD 0,05 0.92 0,38 1,19 0,75

CV% 1,2 0,6 1,7 1,0

4.5.2. Khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa trong nhà lưới của thuốc Amistar top 325SC

4.5.2.1. Khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa trong nhà lưới của thuốc Amistar top 325SC khi lây bệnh trước 1 ngày sau đó phun thuốc

Cả 3 công thức sử dụng thuốc đều cho hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn trong nhà lưới cao. Công thức 3 sử dụng thuốc Amistar top 325SC nồng độ 0,2% sau phun 7 ngày có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp nhất, hiệu lực phòng trừ cao nhất đạt 82,7%, công thức sử dụng thuốc cho hiệu lực phòng trừ thấp nhất là ở nồng độ 0,1%. Với độ tin cậy 95% thì giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt. Riêng tỷ lệ bệnh có sự sai khác không rõ rệt giữa công thức 1 sử dụng thuốc Amistar top 325SC nồng độ 0,1% với công thức 2 sử dụng thuốc Amistar top 325SC nồng độ 0,15% và giữa công thức thức 2 sử dụng thuốc Amistar top 325SC nồng độ 0,15% với công thức thức 3 sử dụng thuốc Amistar top 325SC nồng độ 0,2% (bảng 4.17).

Bảng 4.17. Khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa trong nhà lưới (lây bệnh trước khi phun thuốc trên giống Q5)

CT Mức độ bệnh sau phun 7 ngày Hiệu lực phòng trừ (%) TLB (%) CSB (%) Amistar top 325SC 0,10% 6,8b 2,0b 61,5 Amistar top 325SC 0,15% 5,0bc 1,4c 73,1 Amistar top 325SC 0,20% 3,2c 0,9d 82,7

Đối chứng (phun nước lã) 31,2a 5,2a

LSD 0,05 1,98 0,38

CV% 9,9 9,4

4.5.2.2. Khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa trong nhà lưới của thuốc Amistar top 325SC khi phun thuốc trước 1 ngày sau đó lây bệnh

Bảng 4.18. Khả năng phòng trừ bênh đạo ôn trên lúa trong nhà lưới (phun thuốc trước khi lây bệnh trên giống Q5 1 ngày)

CT Sau phun 7 ngày Hiệu lực

phòng trừ (%)

TLB (%) CSB (%)

Amistar top 325SC 0,10% 6,3b 1,6b 68,0

Amistar top 325SC 0,15% 4,2c 1,1c 80,0

Amistar top 325SC 0,20% 2,6d 0,6d 88,0

Đối chứng (phun nước lã) 33,5a 5,0a

LSD 0,05 1,18 0,41

Phun thuốc trước khi lây bệnh cho hiệu lực phòng trừ cao hơn so với lây bệnh trước khi phun. Với độ tin cậy 95% thì các sai khác giữa các công thức là rõ rệt. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tỷ lệ nghịch với nồng độ thuốc đem phun. Công thức 3 sử dụng thuốc với nồng độ 0,2% có hiệu lực phòng trừ cao nhất là 88,0%, hiệu lực phòng trừ thấp nhất là công thức 1 với nồng độ thuốc 0,1%.

4.5.3. Kết quả khảo sát hiệu lực của một số thuốc trừ nấm đối với bệnh đạo ôn trên đồng ruộng

Trên đồng ruộng việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật nói chung và thuốc trừ bệnh đạo ôn nói riêng yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng. Căn cứ vào tình hình dịch hại để cân nhắc phun với nồng độ và liều lượng hợp lý đảm bảo phòng trừ được dịch hại, đem lại hiệu quả kinh tế và an toàn cho nông sản, môi trường.

TBR225 là giống lúa cho năng suất và chất lượng gạo tốt chính vì vậy được nông dân rất ưa chuộng, vụ Xuân 2016 diện tích TBR225 của huyện Chương Mỹ chiếm khoảng 500 ha tuy nhiên đây lại là một trong những giống nhiễm đạo ôn.

Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc phòng trừ bệnh được dùng phổ biến ngoài đồng ruộng tại huyện Chương Mỹ, kết quả thể hiện ở bảng 4.19.

Hiệu lực phòng trừ tăng dần từ 5 đến 15 ngày đối với tất cả các loại thuốc sử dụng. Thuốc Amistar top 325SC cho hiệu lực phòng trừ cao nhất (sau phun 15 ngày đạt 76,7%), thấp nhất là thuốc Vista 72.5 WP (sau phun 15 ngày đạt 44,1%) (bảng 4.19).

Bảng 4.19. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc trừ nấm đối với bệnh đạo ôn lá ngoài đồng ruộng trên giống TBR225

Công thức

Mức độ bệnh Hiệu lực (%)

Trước phun 1 ngày Sau phun 5 ngày Sau phun 10 ngày Sau phun 15 ngày Sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phun 5 ngày Sau phun 10 ngày Sau phun 15 ngày TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Amistar top 325 SC 500ml/ha 7,0a 1,1a 8,0d 1,5d 8,7d 1,6d 10,5d 2,0d 67,5 71,5 76,7 Hibim 31 WP 500g/ha 6,7 a 1,1a 10,4c 2,2c 11,4c 2,4c 15,2c 3,3c 52,4 57,2 61,5 Vista 72,5 WP 500g/ha 6,7 a 1,1a 14,4b 3,2b 15,0b 3,2b 21,0b 4,8b 30,7 43,0 44,1 Đ/c phun nước lã 6,4 a 1,0a 19,3a 4,2a 24,5a 6,2a 30,7a 10,6a - - - LSD 5% 0,97 0,17 1,70 0,49 1,84 0,62 3,16 0,84 - - -

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phần bệnh chính hại lúa xuân năm 2016 tại huyện Chương Mỹ là: Đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, bạc lá và lem lép hạt. Trong đó bệnh đốm sọc vi khuẩn có mức độ hại nặng, bệnh đạo ôn và khô vằn hại trung bình, các bệnh còn lại hại nhẹ.

2. Vụ xuân năm 2016 bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển muộn hơn so với các năm trước, bắt đầu phát sinh gây hại vào giai đoạn từ đầu tháng 4, hại nặng hơn ở giai đoạn lúa làm đòng và trước trỗ. Bệnh đạo ôn gây hại nặng trên các giống lúa nếp và các giống tẻ chất lượng như TBR225, Bắc thơm 7...

3. Bệnh đạo ôn phát sinh muộn và hại nhẹ trên 2 giống lúa canh tác hữu cơ tại xã Đồng Phú. Ở giai đoạn lúa trước trỗ bệnh hại nặng nhất tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên giống Bắc thơm 7 lần lượt là 10,6% và 2,2%; trên giống Nếp thơm 16 lần lượt là 12,1% và 2,4%.

4. Cấy lúa trên chân đất cao bệnh đạo ôn hại nhẹ hơn trên chân đất vàn và chân đất trũng. Giai đoạn lúa trước trỗ bệnh hại nặng nhất thì chân đất cao tỷ lệ bệnh là 10,8%, còn chân đất vàn và trũng có tỷ lệ bệnh lần lượt là 14,6% và 8,0%.

5. Rút cạn nước trên ruộng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh có tác dụng hạn chế bệnh đạo ôn. Giai đoạn lúa trước trỗ ở ruộng được rút nước tỷ lệ bệnh là 10,8%, ruộng không rút nước tỷ lệ bệnh là 12,7%.

6. Liều lượng bón đạm urê 83,3 kg/ha hạn chế bệnh đạo ôn tốt nhất, lúa không bị nhiễm đạo ôn. Liều lượng bón 199,4 kg/ha và 138,9 kg/ha tỷ lệ bệnh lần lượt là 25,4% và 8,7% ở giai đoạn lúa trước trỗ.

7. Lúa TBR225 cấy vào trà xuân muộn bệnh đạo ôn hại nhẹ hơn so với trà cấy sớm và trung. Tỷ lệ bệnh giai đoạn lúa trước trỗ của 3 trà sớm, trung, muộn lần lượt là: 13,4%, 7,5% và 5,5%.

8. Đối với giống lúa TBR225 cấy với mật độ 25-30 khóm/m2 hạn chế tác

hại của bệnh đạo ôn tốt hơn so với mật độ cầy 35 khóm/m2.

phân lập nấm nghiên cứu. Nuôi cấy trong môi trường PSA, pH7, 25oC thì các mẫu phân lập có khả năng phát triển mạnh nhất. Mẫu phân lập Q5 phát triển mạnh nhất trên tất cả các môi trường nuôi cấy, phát triển yếu nhất là mẫu phân lập KD.

10. Qua mức nhiễm (S) của các giống lúa Nhật Bản, tại Chương Mỹ mẫu nấm P.oryzae phân lập từ lúa Q5 có mã số chủng sinh lý là 001,0, mẫu nấm P. oryzae phân lập từ lúa khang dân18 có mã số chủng sinh lý là 400,4.

11. Phun thuốc phòng trước khi bệnh xuất hiện cho hiệu lực phòng trừ bệnh cao. Nồng độ thuốc 0,02% Amistar top 325SC có hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn trong nhà lưới cao nhất.

12. Thuốc Amista Top 325SC liều lượng 500ml/ha có hiệu lực trừ nấm đạo ôn ngoài đồng ruộng tốt hơn so với thuốc Hibim 31 WP liều lượng 0,5 kg/ha, Vista 72.5 WP liều lượng 0,5 kg/ha.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Vụ xuân hạn chế sử dụng các giống nhiễm đạo ôn (các giống nếp, TBR 225, Bắc thơm 7...). Phát triển canh tác lúa theo phương pháp hữu cơ, thực hiện cấy với mật độ 25-30 khóm/m2, rút cạn nước ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, bón đạm urê với lượng từ 83,3-138,9 kg/ha để hạn chế bệnh đạo ôn. Sử dụng thuốc Amistar top 325SC ở liều lượng 500ml/ha để phòng trừ bệnh đạo ôn.

2. Cần tiếp tục các nghiên cứu về thành phần nhóm nòi nấm Pyricularia oryzae Cav. tại huyện Chương Mỹ, xác định ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, kỹ thuật chăm sóc khác đến sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn. Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bệnh đạo ôn cổ bông, đánh giá ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đến năng suất lúa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Cục bảo vệ thực vật (2002). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2001, phương hướng nhiệm vụ công tác bảo vệ thực vật năm 2002, báo cáo tổng kết Cục bảo vệ thực vật năm 2001.

2. Cục bảo vệ thực vật (2003). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2002, phương hướng nhiệm vụ công tác bảo vệ thực vật năm 2003, báo cáo tổng kết Cục bảo vệ thực vật năm 2002.

3. Cục bảo vệ thực vật (2004). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2003, phương hướng nhiệm vụ công tác bảo vệ thực vật năm 2004, báo cáo tổng kết Cục bảo vệ thực vật năm 2003.

4. Cục bảo vệ thực vật (2005). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2004, phương hướng nhiệm vụ công tác bảo vệ thực vật năm 2005, báo cáo tổng kết Cục bảo vệ thực vật năm 2004.

5. Cục bảo vệ thực vật (2006). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2005, phương hướng nhiệm vụ công tác bảo vệ thực vật năm 2006, báo cáo tổng kết Cục bảo vệ thực vật năm 2005.

6. Cục bảo vệ thực vật (2007). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2006, phương hướng nhiệm vụ công tác bảo vệ thực vật năm 2007, báo cáo tổng kết Cục bảo vệ thực vật năm 2006.

7. Lê Lương Tề (1988). Bệnh đạo ôn hại lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 3-10. 8. Lê Như Kiều, Lê Thị Thu Hoài, Lã Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Thoa và Lã Tuấn Nghĩa (2007). Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn đối kháng nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn ở lúa. Tạp chí khoa học và công nghệ. 46. tr. 33-39.

9. Ngô Chí Thành, Trần Vũ Phến, Nguyễn Chí Cường và Phạm Văn Kim (2003). Diễn biến hoạt tính của Catalate và Peroxidase trong kích thích tính kháng lưu dẫn của clorua đồng, aci benzolar – S – methyl đối với bệnh đạo ôn trên khía cạnh mô học. Hội thảo quốc gia bệnh cây và sinh học phân tử. tr. 124–128.

10.Nguyễn Thị Phong Lan, Võ Thị Thu Ngân, Trần Thị Nam Lý, Lương Hữu Tâm, Trần Hà Anh, Trần Phước Lộc, Võ Thị Dạ Thảo, Trần Thị Kiều, Nguyễn Thị Xuân Mai và Nguyễn Hồng Sơn (2015). Nghiên cứu quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long. tr. 93-106.

khoa học của công tác dự tính dự báo bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae Cav). Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. tr. 265–269.

12.Nguyễn Văn Viên (2005). Xác định một số chủng sinh lý nấm pyricularia oryzae và khả năng kháng bệnh đạo ôn của một số giống lúa trong sản xuất năm 2004 - 2005. Báo cáo khoa học hội thảo khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. tr. 561. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, Hà Viết Cường, Nguyễn Đức Huy (2013). Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 37-52.

14.Nguyễn Văn Viên và Vũ Thị Chanh (2012). Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa tại Hải Dương vụ xuân năm 2012. Hội thảo quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam. tr 161. 15.Ou S. H. (1983). Bệnh hạt lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 73.

16.Phạm Văn Dư (1997). Một số kết quả nghiên cứu về bệnh cháy lá lúa (Py – grisea)

ở đồng bằng Sông Cửu Long. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả nghiên cứu khoa học 1997. tr. 127 – 131.

17.Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2015). Tình hình xuất khẩu gạo năm 2015 và dự báo năm 2016. Truy cập ngày 10/2/2016 tại http://iasvn.org/homepage/Tinh-hinh-xuat-khau-gao-nam-2015-va-du-bao-nam- 2016-7883.html.

Tiếng Anh:

18.Bell A. A. and M. E. Mace (1981). In fungal wilt diseases of plants, biochemistry and physiology of resistance. pp 438.

19.Bonman J. M., B. A. Estrada and J. M. Bandong (1989). Proceedings of JSPS-MUS Inter – faculty seminar. pp. 25-27.

20.Bonman J. M., T. I. Vergel de Dios and M. M. Khin (1986). Phisiologic specialization of Pyricularia oryzae in the Philippines. pp. 767-769.

21.Bonman J. M, B. A. Estrada and J. M. Bandong (1989). Leaf and neck blast resistance in tropical lowland rice cultivars. pp. 388-390.

22.Ezuka A. (1979). Breeding for and genetics of blast resistance in Japan. Proceedings of the rice blast Workshop, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines. pp. 3-25.

23.Fatemi J. and R. R. Nelson (1977). Intra-isolate hetero-kariosis in Pyricularia oryzae. Phytopathology. Vol 67. pp. 1523–1525.

24.Genovesi A. D and C .W. Magill (1976). Heterokaryosis and parasexuality in

25.Ikehashi I., and G. S. Khush (1979). Breedings for blast resistance at IRRI. Proceedings of the rice blast workshop. IRRI, Losbanos, laguna, Philippines. pp. 69–80.

26.Inukai, R. (1993). Identifying genes for blast resistance in rice germplasm. IRRI, unpublished. pp. 22-36

27.Johnson R. (1983). Fenetic background of durable resistance. Durable resistance in crops. pp. 5-26.

28.Khin M. M. (1984). Virulence analysis of three Pyricularia oryzal population in the Philippines. M. S Thesis. Unversity of the phhilippines at Los Banos, Los Bnos, Laguna, Philippines. pp. 80.

29.Kiyosawa S. (1981). Pathogenic variations of pyricularia oryzae and their use in genetic and breeding studies. Sabrao Journal. Vol 8. pp. 53-57.

30.Kozaka T. (1979). The nature of the blast fungus and varietal resistance in Japan. Proceedings of the rice blast Workshop. IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines. pp. 3-25.

31.Latterell F. M. (1972). Two views of pathogenic stability in Pyricularia oryzae. Phyto pathology. Vol 62. pp.771.

32.Leung H. and M. Taga (1988). Magnaporthe grisea (Pyricularia species) the blast fungus. Advances in plant pathology. Vol. 6. pp. 175–1877.

33.Ou S. H. (1985). Rice diseases. Commonwealth Mycological Institute, Kew Surrey.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 64)