Biến dị của nấm Pyricularia oryzae Cav

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 26 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.10.Biến dị của nấm Pyricularia oryzae Cav

2.10.1. Biến động quần thể nấm

Các quần thể nấm ở các vùng sinh thái khác nhau bởi tính độc. Chúng cũng không đồng nhất về thành phần nòi và nhóm nòi. Ở cùng một địa điểm, thành phần và nhóm nòi biến đổi theo mùa vụ (Ou, 1985).

2.10.2. Biến dị độc tính nấm

Nấm đạo ôn có khả năng biến dị mạnh tới mức có thể so sánh với sự biến dị của nấm Fusarium. Biến dị của nấm ở vùng nhiệt đới mạnh hơn so với ở vùng ôn đới (Ou, 1985). Ở Nhật Bản, nấm có độc tính bền vững hơn so với các nước nhiệt đới (Kozaka, 1979). Độc tính phụ thuộc loại môi trường nuôi cấy, trên môi trường đường – khoai tây, độc tính thay đổi nhiều hơn (Ezuka, 1979). Độc tính và cả hình dạng, màu sắc sợi nấm thay đổi qua nhiều lần cấy truyền (Ou, 1985).

Bên cạnh những isolate biến dị mạnh, cũng có những isolate tương đối bền vững hơn. Từ một thí nghiệm phân lập 199 mẫu bệnh ở Nhật Bản và nhân truyền trong 6 tháng thấy 69 mẫu giữ nguyên độc tính, 60 mẫu mất hẳn độc tính, 20 mẫu tăng và 50 mẫu giảm độc tính (Kozaka, 1979).

Tới nay các nhà khoa học đã nhất trí trong quần thể nấm có nhiều mẫu biến dị mạnh, cũng có những mẫu tương đối bền vững (Bonman et al., 1989).

2.10.3. Nguyên nhân biến dị

Biến dị ở nấm P. grisea được giải thích theo các cơ chế sau:

2.10.3.1. Hiện tượng dị nhân (Heterokaryosis)

Tế bào được gọi là đồng nhân nếu chứa nhiều nhân giống nhau về mặt di truyền. Tế bào dị nhân chứa 2 hay nhiều nhân khác nhau. Hiện tượng dị nhân xảy ra khi có sự tái tổ hợp các tế bào, có sự chuyển nhân từ tế bào này sang tế bào kia (Fatemi and Nelson, 1977).

2.10.3.2. Quá trình giới tính đối ứng (parasexualisam)

Là sự hợp nhân đơn bội thể trong những tế bào dị nhân. Tiếp theo vài lần phân chia theo kiểu nguyên nhiễm và tái tổ hợp, xuất hiện những gen mới. Dị nhân và quá trình giới tính đối ứng là hiện tượng giao phối vô tính, kết quả gây biến dị ở nấm (Genovesi and Magill, 1976).

2.10.4. Đột biến

Đột biến được coi là nguyên nhân chính gây biến dị ở nấm. Kiyosawa (1976) thông báo tần suất đột biến ở các isolate đạo ôn là 8-12%. Teng (1993) cho rằng tỷ lệ đột biến là 10-6–10-8.

Sự thay đổi điều kiện môi trường, cơ cấu giống, chế độ canh tác… cũng gây ra biến dị ở nấm (Teng, 1993). Thực ra giải thích cơ chế biến dị vẫn chưa triệt để. Những phát minh của di truyền học sẽ làm sáng tỏ thêm vấn đề trên (Row et al., 1986).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 26 - 28)