Diễn biến của bệnh đạo ôn trên giống lúa Bắc thơm và Nếp thơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 50 - 51)

canh tác hữu cơ trong vụ xuân năm 2016 tại xã Đồng Phú – Chương Mỹ - Hà Nội

Xã Đồng Phú – Chương Mỹ là xã đi đầu trong huyện về canh tác lúa hữu cơ. Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 2012, thời gian đầu chỉ áp dụng trên quy mô diện tích nhỏ nhưng hiện nay do người dân nhận thức được những ưu điểm vượt trội trong canh tác lúa hữu cơ nên quy mô diện tích ngày càng nhân rộng. Vụ xuân năm 2016 toàn xã Đồng Phú có 70 ha lúa được trồng theo mô hình này, chủ yếu là các giống nếp và các giống lúa chất lượng.

Trung bình mỗi sào lúa người nông dân bón lót 200 kg phân gà hoặc phân chim cút được ủ với vôi bột. Qua nhiều năm áp dụng mô hình này cho thấy, khu đồng trồng lúa hữu cơ chỉ xuất hiện sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ và chưa từng phải sử dụng thuốc BVTV. Năng suất trung bình vụ xuân đạt khoảng 150 kg/sào, vụ mùa đạt khoảng 105 kg/sào.

Để tìm hiều sự phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn trên lúa canh tác hữu cơ, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi bệnh trên 2 giống được trồng chủ yếu là Bắc thơm 7 và Nếp thơm 16 (bảng 4.3).

Bảng 4.3. Diễn biến của bệnh đạo ôn trên giống lúa Bắc thơm 7 và Nếp thơm 16 canh tác hữu cơ trong vụ Xuân năm 2016 tại xã Đồng Phú –

Chương Mỹ - Hà Nội Ngày điều

tra

Giai đoạn sinh trưởng Bắc thơm 7 Nếp thơm 16 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 08/2 Mạ 14/3 Đẻ nhánh - - - - 18/4 Làm đòng 6,4 0,7 7,2 0,9 25/4 Làm đòng 7,3 1,7 9,3 1,8 02/5 Làm đòng 9,4 1,8 10,5 1,9 09/5 Trước trỗ 10,6 2,2 12,1 2,4 16/5 Trỗ 2,7 0,4 3,0 0,6 23/5 Sau trỗ 3,3 1,3 4,0 1,5 30/5 Chín sáp 4,7 2,0 5,3 2,8

Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại muộn trên cả 2 giống lúa được canh tác hữu cơ (giai đoạn lúa làm đòng) với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp. Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo nhưng mức độ bệnh tăng chậm.

Bệnh nặng nhất ở giai đoạn lúa trước trỗ, trên giống Nếp thơm 16 bệnh hại nặng hơn với tỷ lệ bệnh là 12,1% và chỉ số bệnh là 2,4%; giống Bắc thơm 7 tý lệ bệnh là 10,6%, chỉ số bệnh là 2,2%, có thể thấy rằng chỉ số bệnh ở cả 2 giống đều ở mức thấp. Đến giai đoạn lúa chín sáp TLB chỉ còn 4,7% trên giống Bắc thơm 7; 5, và 3% trên giống Nếp thơm 16; CSB lần lượt là 2,0% và 2,8%.

So với sự phát sinh phát trưởng của bệnh đạo ôn của 2 giống lúa trên được trồng đại trà thì lúa trồng hữu cơ có mức độ bệnh thấp hơn rõ rệt. Ở bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ bệnh của giống Bắc thơm 7 giai đoạn trước trỗ lên đến 15,4% và 3,5%; ở giống Nếp thơm 16 lên đến 14,1% và 3,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa xuân năm 2016 ở vùng chương mỹ hà nội và biện pháp phòng trừ bệnh (Trang 50 - 51)