Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31)

2.2.1. Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Malaysia

Malaysia là quốc gia có tình hình kinh tế khá ổn định và đang trên đà phát triển mạnh, tính từ năm 1957 đến năm 2005, bình quân GDP tăng trưởng mỗi giai đoạn của quốc gia này đạt khoảng 6,5%. Năm 2011, GDP của Malaysia là khoảng 450 tỷ đô la Mỹ và là nền kinh tế lớn thứ ba trong ASEAN và lớn thứ 29 trên thế giới (Wikipedia, 2014). Để có được kết quả như vậy, Chính phủ Malaysia đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau trong đó có chính sách đổi mới nền kinh tế.

Chính sách đổi mới nền kinh tế của Malaysia có khá nhiều mục tiêu, về cơ bản Chính phủ Malaysia thực hiện một cuộc đổi mới căn bản nền kinh tế của đất nước này, trong đó bao gồm cả ngành nông nghiệp. Xuất phát từ năm 1970, thời điểm này hơn 50% dân số Malayxia trong tình trạng đói nghèo và phần lớn người nghèo lại tập trung ở khu vực nông thôn. Cơ cấu nông nghiệp của Malaysia chủ yếu là trồng trọt và phần lớn là cao su, lúa nước chỉ chiếm 17% diện tích cây trồng nhưng lại thu hút 95% lao động Malaysia. Tuy có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng Malaysia lại là nước nhập khẩu lương thực (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2014); từ tình hình thực tiễn như vậy, Malaysia đã nhanh chóng đưa ra chủ chương đổi mới và phát triển về nền nông nghiệp, về bản chất đây là quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Malaysia tập trung xử lý và giải quyết đối với các vấn đề trọng tâm như: Chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng; hiện đại hóa ngành nông nghiệp; tập trung phát triển nông thôn và thực hiện xóa đói giảm nghèo. Trong đó: Về chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng, trước những năm 1980, phần lớn diện tích đất nông nghiệp của Malaysia là trồng cao su, cọ dầu và lúa, các nhóm cây trồng khác không đáng kể, tỷ trọng riêng của nhóm cây công nghiệp chiếm tới 71%, xuất khẩu sản phẩm nông sản những năm này còn chưa thực sự cao. Sau những năm 1980, Malaysia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các loại cây có thế mạnh vẫn tiếp tục được mở rộng phát triển, nhà nước khuyến khích khai hoang và mở rộng thêm diện tích và tiến hành đầu tư thêm vào các nhóm cây như sầu riêng, rứa, chuối, đu đủ,... đây là các cây có thể phát triển mạnh, bên cạnh đó các loại cây như ca cao, điều, hạt tiêu, thuốc lá,... là loại cây không có thế mạnh và sản xuất không hiệu quả thì thu hẹp dần về diện tích (Phạm Quang Diệu, 2001). Về hiện đại hóa nông nghiệp, Malaysia chủ chương phát triển song song và đồng bộ với tập trung phát triển nông thôn, tăng cường hiện đại hóa sản xuất, đầu tư vào cơ khí hóa nông nghiệp. Đối với phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, Chính phủ Malaysia tập trung đẩy mạnh khai hoang khuyến khích người dân tham gia sản xuất, tăng cường thu hút và đào tạo cho lao động, phát triển đồng bộ giữa thành thị và nông thôn (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2014).

Sau khi thực hiện chuyển đổi, nền nông nghiệp Malaysia đã có những thay đổi đáng kể. Trong đó, về trồng trọt, cơ bản các nhóm cây có thế mạnh đã gia tăng, xen vào đó cơ cấu cây trồng đa dạng hơn. Điển hình, diện tích cây cọ dầu

đã tăng từ 1,4 triệu hecta lên 2,5 triệu hecta, diện tích lúa tăng nhẹ từ 655 ngàn hecta lên 670 ngàn hecta, diện tích rau tăng từ 31 ngàn hecta lên 42 ngàn hecta, các nhóm cây mới như sầu riêng, dứa, chuối, đu đủ cũng tăng nhanh. Malaysia trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu cao su và cọ dầu, sự phát triển nông nghiệp đã tạo điều kiện cho gần 1 triệu hộ gia đình và trên 200 ngàn công nhân có việc làm (Phạm Quang Diệu, 2001). Nhờ thu hút và tạo được việc làm cho đại bộ phận lao động nông thôn thông qua phát triển nông nghiệp, về cơ bản Malaysia đã giải quyết được một phần tình trạng đói nghèo và thông qua đó đã tạo được bàn đạp cho phát triển nông thôn.

Như vậy, điểm thành công trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Malaysia chính là thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc mạnh dạn thu hẹp diện tích cây trồng không có thế mạnh, hiệu quả kinh tế thấp để tập trung nguồn lực cho những cây trồng có thế mạnh.

2.2.2. Kinh nghiệm về tái cơ cấu nông nghiệp của Thái Lan

Thái Lan, là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế thu nhập trung bình cao và khá năng động. Vào năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính, Thái Lan đã bắt đầu thực hiện tái cơ cấu kinh tế, và trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2007 - 2011, Thái Lan đã nhấn mạnh hơn về vai trò của tái cơ cấu kinh tế đối với đất nước này. Trong các mục tiêu Thái Lan đã đặt ra, một trong số đó là mục tiêu tái cơ cấu về các ngành, trong đó ngành nông nghiệp được đặt ra mục tiêu “phát triển thành cơ sở lương thực an toàn và đầy đủ cho thế giới” (Khuyết Danh, 2013).

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của Thái Lan không chỉ mới đổi thay trong những năm gần đây, từ những năm 1950 - 1960, Thái Lan đã bắt đầu có những hành động nhằm thay đổi nền nông nghiệp, với công cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, các phương pháp canh tác mới cung với việc sản xuất và nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu và máy nông nghiệp được đẩy mạnh, bên cạnh đó Thái Lan còn tập trung vào phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến năm 1960, nền nông nghiệp Thái Lan vẫn trong tình trạng kém phát triển, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chí phí sản xuất nông nghiệp lại tăng cao, bình quân thu nhập đầu người chỉ đạt khoảng 175 USD/ người, với trên 80% dân số là làm trong lĩnh vực nông nghiệp,

và tiêu thụ nông sản chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu nội địa. Với sự trì trệ đang diễn ra đối với ngành nông nghiệp, từ sau những năm 1970, Thái Lan chuyển sang định hướng xuất khẩu nông sản, đặt trọng tâm vào đẩy mạnh sản xuất và bắt đầu tiến hành đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp thông qua cơ cấu lại nội bộ ngành (1972 - 1981) lúc này Thái Lan không chỉ tập trung vào phát triển các cây trồng truyền thống như lúa, sắn, và cao su mà đã đầu tư thêm vào các loại cây trồng khác như lúa miến, ngũ cốc, rau màu, hoa quả,... Trong chăn nuôi, gia cầm và lợn cũng có xu hướng được đầu tư sản xuất tăng lên. Giai đoạn tiếp theo (1982 - 1986), Thái Lan tập trung vào nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thay vì mở rộng quy mô sản xuất, bên cạnh đó đẩy mạnh về cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Đến năm 1987 - 1991, Thái Lan tập trung cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó thực hiện đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và khuyến khích, thu hút khu vực tư nhân tham gia vào nông nghiệp. Với những chuyển đổi đột phá đó, ngành nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế Thái Lan. Từ năm 1960 đến những năm 1980, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm đạt trên 7%, trong giai đoạn 1987-1991, Thái Lan là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới 11,4%/năm, thu nhập bình quân tính theo đầu người trong cả nước tăng rất nhanh: Từ 130 USD năm 1965 lên 1.570 USD năm 1991, và đạt mức 1.950 USD năm 1998. Đóng góp của nông nghiệp trong GDP đã giảm dần từ 25,1% giai đoạn 1972/1976 xuống 19% năm 1982/ 1986 và còn 11,4% năm 1992/1996, thay đổi trong cơ cấu của GDP cho thấy sự chuyển dịch từ một nước nông nghiệp sang nền kinh tế bán công nghiệp. Do sự phát triển nhanh của các loại cây trồng mới nên tỷ lệ đất trồng lúa giảm dần, từ chỗ chiếm hơn 90% thời kỳ 1961-1965, xuống còn khoảng 62% năm 1988 và 50% năm 1998; xuất khẩu gạo từ chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu năm 1953 giảm còn 20% (1969), 8% (1988), và 4,4% (1992), 3% (1998), tuy nhiên Thái Lan vẫn là một trong những nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo (Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng, 2001).

Qua nghiên cứu đã cho thấy, với những chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý, Thái Lan không chỉ xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị sản xuất cao mà còn góp phần thay đổi cục diện của cả một nền kinh tế.

2.2.3. Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Việt Nam 2.2.3.1. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Đồng Tháp 2.2.3.1. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với vị trí nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với lượng mưa hàng năm dồi dào, giờ nắng khá ổn định, độ ẩm trung bình cao (82,5%); ước tính toàn tỉnh nhóm đất phù sa chiếm đến 59,06%, nhìn chung địa bàn huyện khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (Wikipedia, 2015).

Mặc dù địa phương có thế mạnh lớn trong phát triển nông nghiệp, tuy nhiên đứng trước những diễn biến mới của nền kinh tế cả trong và ngoài nước, với nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý chung, ngành nông nghiệp tỉnh Ðồng Tháp cũng đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt về thị trường tiêu thụ, về mô hình điều hành, cả tầm vĩ mô, lẫn cấp vi mô; về vai trò điều hành của chính quyền các cấp; về chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp và trong tập quán của người sản xuất. Theo ông Lê Minh Hoan - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, với nhận thức về tình hình ngành nông nghiệp của tỉnh hiện nay, để “tự cứu mình” tỉnh Đồng Tháp đã cấp thiết xây dựng đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Là một trong những tỉnh đi tiên phong trên cả nước xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, do đó có khá nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên tỉnh Đồng Tháp cũng mạnh dạn xác định tái cơ cấu ngành cần phải dựa trên thế mạnh của tỉnh, là một quá trình lâu dài, cần phải kiên trì, bền bỉ, từng bước thực hiện. Trong đó cấp thiết thực hiện đồng bộ với 6 mục tiêu và nhiệm vụ chính như sau: Thứ nhất, điều chỉnh tỷ trọng nội ngành, tăng tỷ trọng chăn nuôi, hoa cảnh; điều chỉnh tỷ trọng ngành thủy sản, tăng tỷ trọng tôm càng xanh và cá đồng. Thứ hai, xây dựng chuỗi giá trị cho từng loại sản phẩm, gắn với tổ chức lại từng ngành hàng nông sản. Lấy thị trường thông qua doanh nghiệp làm định hướng quy hoạch sản phẩm nông nghiệp và tổ chức sản xuất, nói cách khác là gắn “cầu” vào “cung”. Thứ ba, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung với các mô hình: “Cánh đồng liên kết”, “vườn cây liên kết”, “ao cá liên kết”, “vùng màu liên kết”, gắn kết giữa doanh nghiệp và người nông dân trong từng vùng nguyên liệu thông qua các hiệp hội ngành hàng. Thứ tư, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác trong từng vùng nguyên liệu tập trung. Tổ chức lại sản xuất gắn với mô hình tổ chức đời sống dân cư, hoạt động của hệ thống chính trị. Thứ năm, tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ

sản xuất như: Lò sấy, kho trữ và các công trình bảo quản sau thu hoạch. Cuối cùng, phân bổ lại lực lượng lao động nông thôn, bao gồm lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp; gắn với đào tạo, huấn luyện nghề, phát triển dịch vụ để tạo thêm việc làm mới; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đào tạo lao động công nghiệp. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp đưa ra quan điểm riêng: “Việc triển khai từ cánh đồng mẫu lớn đến cánh đồng liên kết đã có một số thay đổi trong nhận thức và thuật ngữ mẫu lớn hay liên kết không chỉ khác nhau về cách nói. Cánh đồng mẫu lớn nhấn mạnh đến phương thức sản xuất, hướng đến quy mô sản xuất lớn. Trong khi đó, cánh đồng liên kết nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác giữa những người sản xuất và mối liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ; giữa người nông dân và doanh nghiệp và bao gồm quy mô sản xuất hàng hóa. Ðây mới là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không chỉ dựa trên quy mô lớn hay nhỏ” (Xuân Thân, 2015).

Như vậy, tái cơ cấu nông nghiệp tại Đồng Tháp cho thấy bài học kinh nghiệm là thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố liên kết trong sản xuất – tiêu thụ trong nông nghiệp.

2.2.3.2 . Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới của Việt Nam, với 638.389 ha đất tự nhiên trong đó có 65,55% đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Do là tỉnh miền núi, biên giới nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh có nhiều khó khăn như: Trình độ, nhận thức của người dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém,... Tuy nhiên, với lợi thế từ cửa khẩu, và điều kiện khí hậu, tỉnh Lào Cai đã khắc phục được phần nào các khó khăn và tạo được điều kiện cho phát triển nông nghiệp (Duy Thành và Nhất Anh, 2013).

Hưởng ứng theo xu thế chung của ngành nông nghiệp trên toàn quốc, thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và Chỉ thị 2039/CT- BNN-KH về Phê duyệt và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp vào tháng 6/2013. Tỉnh Lào Cai đã nhận định: “Nông nghiệp, nông thôn Lào Cai, đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc, có cửa khẩu quốc tế thông thương, do đó điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một số loại sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu như rau, hoa, chè, gạo chất lượng cao, đàn trâu Bảo Yên, đàn lợn đen, gà đen vùng cao, thủy sản nước lạnh. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như cơ cấu kinh tế nội thành chuyển dịch chậm. Tiềm năng, thế mạnh với trên 419 nghìn ha

đất giành cho nông, lâm nghiệp, chưa được khai thác mạnh mẽ. Để khắc phục dần những hạn chế này, Lào Cai đang từng bước thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững dựa trên nhu cầu thị trường và thế mạnh về đất đai, khí hậu” (Khuyết danh, 2013). Trên cơ sở đó, ngày 12/8/2013, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 144/KH-UBND về “Hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Theo báo cáo số 527/BC-UBND vào tháng 12 năm 2013 về “Tình hình triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2013; Kế hoạch triển khai, thực hiện năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Về cơ bản, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai có chuyển biến khá tốt. Trong đó: Tỉnh đã bắt đầu thực hiện quy hoạch tổng thể chung nền kinh tế và đối với cả ngành nông nghiệp, trên cơ sở đó đã và đang nghiên cứu triển khai nhiều dự án phát triển nông nghiệp gắn với tái cơ cấu đến năm 2020 và 2025; Về phát triển ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành trong năm tăng cao và đạt 6,49%, các tiểu ngành có xu hướng chuyển dịch tốt và đang được phát triển theo hướng tận dụng thế mạnh đất đai và khí hậu, đặc biệt là trồng trọt, trong đó chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vùng lạnh đang được phát triển mạnh; Về ứng dụng khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)