Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

3.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các thông tin đã thông qua xử lý và tổng hợp, theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, thông tin thứ cấp được thu thập như bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Vấn đề

nghiên cứu

Tài liệu Nguồn thu thập Phương pháp thu

thập

- Cơ sở lý luận.

- Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.

- Sách và giáo trình.

- Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

-Internet. -Thư viện. - Sách.

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.

- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra. - Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện. - Thực trạng ngành nông nghiệp huyện. - Định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Báo cáo kết quả KT- XH của huyện qua các năm.

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH của ngành nông nghiệp.

- Báo cáo chuyển dịch cơ cấu ngành.

- Chính sách về cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Niên giám thống kê.

- UBND huyện. - Phòngkinh tế. - PhòngThống kê. - PhòngTài nguyên và môi trường. Nguồn: Tổng hợp tác giả (2015)

3.2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là các thông tin mới, chưa qua tổng hợp và xử lý, để phục vụ nhu cầu nghiên cứu của đề tài, các thông tin thứ cấp được thu thập bám sát theo những nội dung nghiên cứu mà có liên quan, phương pháp thu thập chủ yếu là thông qua phỏng vấn qua bảng hỏi, ngoài ra để có thêm thông tin cho nghiên cứu, đề tài còn áp dụng phỏng vấn thêm ngoài bảng hỏi để nắm bắt được một số tình hình khác.

3.2.3.3. Phương pháp chọn mẫu

Để đảm bảo nguồn số liệu đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, đề tài tiến hành khảo sát nhiều nguồn thông tin. Trong đó các thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình điều tra, chọn mẫu với 110 mẫu. Bao gồm: Điều tra hộ sản xuất 75 mẫu tại 3 xã mỗi xã 25 mẫu; điều tra hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác 15 mẫu; điều tra cán bộ quản lý các cấp 20 mẫu. Chi tiết về phương pháp chọn mẫu được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phương pháp chọn mẫu

Đốitượng Số mẫu Nội dung thu thập Thu

thập

Cán bộ quản lý cấp huyện

5 người

Chủ trương, chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tình hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Đánh giá thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp và dựa trên bảng hỏi Cán bộ cấp xã, thị trấn 15 người Nhận định về những yếu tố ảnh hưởng đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực trạng tái cơ cấu tại địa phương.

Tổ chức kinh tế

15 trang trại, HTX; 75 hộ

Đặc điểm của các hộ/ đơn vị; tình hình sản xuất nông nghiệp; tình hình ứng dụng KHCN và kỹ thuật; nhận định về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)