Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

2.2.3.1. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với vị trí nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với lượng mưa hàng năm dồi dào, giờ nắng khá ổn định, độ ẩm trung bình cao (82,5%); ước tính toàn tỉnh nhóm đất phù sa chiếm đến 59,06%, nhìn chung địa bàn huyện khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (Wikipedia, 2015).

Mặc dù địa phương có thế mạnh lớn trong phát triển nông nghiệp, tuy nhiên đứng trước những diễn biến mới của nền kinh tế cả trong và ngoài nước, với nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý chung, ngành nông nghiệp tỉnh Ðồng Tháp cũng đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt về thị trường tiêu thụ, về mô hình điều hành, cả tầm vĩ mô, lẫn cấp vi mô; về vai trò điều hành của chính quyền các cấp; về chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp và trong tập quán của người sản xuất. Theo ông Lê Minh Hoan - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, với nhận thức về tình hình ngành nông nghiệp của tỉnh hiện nay, để “tự cứu mình” tỉnh Đồng Tháp đã cấp thiết xây dựng đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Là một trong những tỉnh đi tiên phong trên cả nước xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, do đó có khá nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên tỉnh Đồng Tháp cũng mạnh dạn xác định tái cơ cấu ngành cần phải dựa trên thế mạnh của tỉnh, là một quá trình lâu dài, cần phải kiên trì, bền bỉ, từng bước thực hiện. Trong đó cấp thiết thực hiện đồng bộ với 6 mục tiêu và nhiệm vụ chính như sau: Thứ nhất, điều chỉnh tỷ trọng nội ngành, tăng tỷ trọng chăn nuôi, hoa cảnh; điều chỉnh tỷ trọng ngành thủy sản, tăng tỷ trọng tôm càng xanh và cá đồng. Thứ hai, xây dựng chuỗi giá trị cho từng loại sản phẩm, gắn với tổ chức lại từng ngành hàng nông sản. Lấy thị trường thông qua doanh nghiệp làm định hướng quy hoạch sản phẩm nông nghiệp và tổ chức sản xuất, nói cách khác là gắn “cầu” vào “cung”. Thứ ba, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung với các mô hình: “Cánh đồng liên kết”, “vườn cây liên kết”, “ao cá liên kết”, “vùng màu liên kết”, gắn kết giữa doanh nghiệp và người nông dân trong từng vùng nguyên liệu thông qua các hiệp hội ngành hàng. Thứ tư, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác trong từng vùng nguyên liệu tập trung. Tổ chức lại sản xuất gắn với mô hình tổ chức đời sống dân cư, hoạt động của hệ thống chính trị. Thứ năm, tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ

sản xuất như: Lò sấy, kho trữ và các công trình bảo quản sau thu hoạch. Cuối cùng, phân bổ lại lực lượng lao động nông thôn, bao gồm lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp; gắn với đào tạo, huấn luyện nghề, phát triển dịch vụ để tạo thêm việc làm mới; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đào tạo lao động công nghiệp. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp đưa ra quan điểm riêng: “Việc triển khai từ cánh đồng mẫu lớn đến cánh đồng liên kết đã có một số thay đổi trong nhận thức và thuật ngữ mẫu lớn hay liên kết không chỉ khác nhau về cách nói. Cánh đồng mẫu lớn nhấn mạnh đến phương thức sản xuất, hướng đến quy mô sản xuất lớn. Trong khi đó, cánh đồng liên kết nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác giữa những người sản xuất và mối liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ; giữa người nông dân và doanh nghiệp và bao gồm quy mô sản xuất hàng hóa. Ðây mới là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không chỉ dựa trên quy mô lớn hay nhỏ” (Xuân Thân, 2015).

Như vậy, tái cơ cấu nông nghiệp tại Đồng Tháp cho thấy bài học kinh nghiệm là thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố liên kết trong sản xuất – tiêu thụ trong nông nghiệp.

2.2.3.2 . Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới của Việt Nam, với 638.389 ha đất tự nhiên trong đó có 65,55% đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Do là tỉnh miền núi, biên giới nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh có nhiều khó khăn như: Trình độ, nhận thức của người dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém,... Tuy nhiên, với lợi thế từ cửa khẩu, và điều kiện khí hậu, tỉnh Lào Cai đã khắc phục được phần nào các khó khăn và tạo được điều kiện cho phát triển nông nghiệp (Duy Thành và Nhất Anh, 2013).

Hưởng ứng theo xu thế chung của ngành nông nghiệp trên toàn quốc, thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và Chỉ thị 2039/CT- BNN-KH về Phê duyệt và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp vào tháng 6/2013. Tỉnh Lào Cai đã nhận định: “Nông nghiệp, nông thôn Lào Cai, đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc, có cửa khẩu quốc tế thông thương, do đó điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một số loại sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu như rau, hoa, chè, gạo chất lượng cao, đàn trâu Bảo Yên, đàn lợn đen, gà đen vùng cao, thủy sản nước lạnh. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như cơ cấu kinh tế nội thành chuyển dịch chậm. Tiềm năng, thế mạnh với trên 419 nghìn ha

đất giành cho nông, lâm nghiệp, chưa được khai thác mạnh mẽ. Để khắc phục dần những hạn chế này, Lào Cai đang từng bước thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững dựa trên nhu cầu thị trường và thế mạnh về đất đai, khí hậu” (Khuyết danh, 2013). Trên cơ sở đó, ngày 12/8/2013, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 144/KH-UBND về “Hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Theo báo cáo số 527/BC-UBND vào tháng 12 năm 2013 về “Tình hình triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2013; Kế hoạch triển khai, thực hiện năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Về cơ bản, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai có chuyển biến khá tốt. Trong đó: Tỉnh đã bắt đầu thực hiện quy hoạch tổng thể chung nền kinh tế và đối với cả ngành nông nghiệp, trên cơ sở đó đã và đang nghiên cứu triển khai nhiều dự án phát triển nông nghiệp gắn với tái cơ cấu đến năm 2020 và 2025; Về phát triển ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành trong năm tăng cao và đạt 6,49%, các tiểu ngành có xu hướng chuyển dịch tốt và đang được phát triển theo hướng tận dụng thế mạnh đất đai và khí hậu, đặc biệt là trồng trọt, trong đó chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vùng lạnh đang được phát triển mạnh; Về ứng dụng khoa học công nghệ, tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất, nhiều công nghệ lai, giống mới đã được ứng dụng, bên cạnh đó công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác xây dựng nông thôn mới cũng được chú trọng và đạt được nhiều kết quả tốt,... Nhìn chung ngành nông nghiệp đang tái cơ cấu đúng hướng, trong năm 2013 đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, do thời gian ngắn thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành, tỉnh còn chưa thực sự đẩy mạnh được trong thực hiện, tiềm năng đất đai, khí hậu còn chưa được tận dụng triệt để, các khó khăn vốn có cũng tạo ra không ít thách thức đối với tỉnh Lào Cai.

Trước tình hình thực hiện trong năm 2013 vừa qua, tỉnh Lào Cai đã tiếp tục nhận định và đưa ra phương hướng tái cơ cấu ngành, trong đó tỉnh sẽ tiếp tục tận dụng triệt để thế mạnh, tiềm năng về khí hậu đất đai qua đó phát triển các ngành hàng có lợi thế và giá trị kinh tế cao; bên cạnh đó tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng về khoa học kỹ thuật và công nghệ, các quy trình mới và an toàn vào sản xuất; tăng cường xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp;...

Qua nghiên cứu cho thấy, tỉnh Lào Cai đang có những phương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp khá phù hợp, bước đầu đã có kết quả tốt và phát huy được thế mạnh của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)