Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng sản xuất hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 64 - 74)

thành theo quy hoạch đã được duyệt

Trước chủ trương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, huyện Gia Lâm đã nhanh chóng đưa ra những chỉ đạo và giải pháp triển khai vào thực tế. Trong đó, để tạo ra những bước nhảy trong phát triển, nhằm thúc đẩy sản

xuất, tiêu thụ mạnh mẽ, địa phương đã nhận định và tiến hành đổi mới về tư duy

và định hướng phát triển đối với ngành nông nghiệp như sau:

(1) Đổi mới tư duy sản xuất, từ hình thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang

hình thức sản xuất liên kết, hợp tác, sản xuất hàng hoá quy mô lớn;

(2) Thay đổi về phương thức sản xuất thông qua tăng cường áp dụng khoa

học kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, dần thay thế nền nông nghiệp lạc hậu sang nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại;

(3) Chuyển đổi từ tư duy sản xuất chạy theo số lượng sang sản xuất hướng tới chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

(4) Phát huy lợi thế nông nghiệp của từng vùng, từng địa bàn, gắn với

tăng cường năng lực cạnh tranh;

(5) Phát triển sản xuất gắn với định hướng thị trường;

(6) Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Bảng 4.6. Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) GTSX ( tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX ( tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX ( tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2014 /2013 /2014 2015 BQ Toàn ngành 1204,09 100,00 1248,90 100,00 1324,20 100,00 103,72 106,03 104,87 Trồng trọt 506,70 42,08 536,60 42,97 583,30 44,05 105,90 108,70 107,29 Chăn nuôi 622,79 51,72 633,40 50,72 655,70 49,52 101,70 103,52 102,61 Nuôi trồng thủy sản 74,60 6,20 78,90 6,32 85,20 6,43 105,76 107,98 106,87

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2013 là 1204,09 tỷ đồng, trong đó ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất 51,72%, (tương đương 622,79 tỷ đồng), tiếp đến

là trồng trọt chiếm 42,08% (tương đương 506,7 tỷ đồng) và cuối cùng là nuôi trồng thủy sản 6,2% (tương đương 74,6 tỷ đồng); Năm 2014, giá trị sản xuất toàn ngành tăng nhẹ so với năm 2013 đạt 1248,9 tỷ đồng, trong đó ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (50,72%), tương đương 633.4 tỷ đồng, sau đó là ngành trồng trọt chiếm 42,97% (tương đương 536,6 tỷ đồng và cuối cùng là ngành nuôi trồng thủy sản chiếm 6,32%, tương đương 78,9 tỷ đồng; Đến năm 2015, giá trị sản xuất toàn ngành tăng lên 1324,4 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ ngành chăn nuôi có giảm nhẹ so với 2 năm (2013, 2014) nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn ngành, chiếm 49,52% (tương đương 655,7 tỷ đồng), tiếp đến là ngành trồng trọt chiếm 44,05% (chiếm 583,3 tỷ đồng) và cuối cùng là ngành nuôi trồng thủy sản (6,43%), tương đương 85,2% (Bảng 4.6).

Biểu đồ 4.3. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Nhìn chung trong 3 năm qua (2013-2015), tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm tăng 4,87%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng cao nhất với 7,29%/năm, tiếp đến là ngành thủy sản đạt 6,87%/năm và thấp nhất là ngành chăn nuôi đạt 2,61%/năm (Bảng 4.6). Rõ ràng sự phát triển thiếu hợp lý, chưa tương xứng với tiềm năng của một huyện ngoại thành và là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trước thực tế quỹ đất nông nghiệp có xu hướng bị thu hẹp, tăng trưởng ngành trồng trọt có dấu hiệu chững lại thì yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay trở nên vô cùng cấp bách.

4.1.2.1. Chuyển dịch ngành trồng trọt

Về sản xuất cây lương thực: Do giữ vai trò quan trọng trong giữ vững an ninh lương thực, trong sản xuất đối với cây lúa và cây ngô sẽ duy trì ổn định, bên cạnh đó, để tăng cường nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất hiệu quả, hiện cây lúa đang được triển khai với dự án phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với giống chất lượng cao tại một số xã có thế mạnh và điều kiện thuận lợi để phát triển.

Về sản xuất cây hàng năm khác bao gồm: Các loại cây rau, đậu; cây lạc; cây đậu tương; hiện nhu cầu về sản phẩm từ các nhóm cây này trên thị trường được đánh giá khá cao, khả năng canh tác chính vụ và xen vụ lại rất tốt, do đó địa phương đã đưa ra giải pháp phát triển mạnh đối với các nhóm cây này với nhiều dự án phát triển sản xuất hàng hoá tập trung.

Bảng 4.7. Chuyển dịch diện tích một số cây hàng năm tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 ĐVT: ha Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1. Cây lúa 5.835,0 5.373,0 5.104 92,08 94,99 93,52 Trong đó: Giống TBKT 2959 3646 4.439 123,22 121,75 122,48 2. Cây rau 2.078,0 2.130,0 2.243,3 102,50 105,32 103,90 Trong đó: RAT 355 435 528,0 122,54 121,38 121,95 3. Đậu, lạc 728,0 581 520,0 79,81 89,50 84,52 4. Cây ngô 1.711,0 1517 1367,0 88,66 90,11 89,38 Tổng 13.666 13.682 14.201 100,12 103,80 101,94 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

* Sản xuất lúa: tổng diện tích gieo cấy năm 2013 là 5835 ha, năm 2014 là

5373 ha, năm 2015 là 5104 ha diện tích cây lúa giảm dần qua các năm nhưng điện tích các giống tiến bộ kỹ thuật, giống chất lượng lại tăng dần chiếm khoảng 87% diện tích gieo trồng. Nhiều mô hình sản xuất lúa chất lượng đã được duy trì, khẳng định hiệu quả của chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất của huyện đối với nông dân: mô hình gieo sạ tại Đa Tốn, Lệ Chi, Kim Sơn…, mô hình lúa tập trung tại Yên Viên, Dương Hà, Kim Sơn, Đình Xuyên, Kiêu Kỵ,

Đình Xuyên. Các giống TBKT, giống chất lượng: Thiên ưu 8, BC15, Bắc thơm số 7, RVT, một số giống lúa lai: TH3-3,...). Giá trị sản xuất tại các vùng lúa trung bình đạt 70-90 triệu đồng/ha; những mô hình lúa chất lượng, lúa TBKT đưa vào sản xuất giá trị trung bình đều đạt khoảng 100 triệu đồng/ha.

* Sản xuất ngô, rau màu các loại: Tổng diện tích gieo trồng đậu lạc năm

2013 đến năm 2015 giảm 15,48 % , diện tích ngô cũng giảm 10,62% . Thay vào đó diện tích gieo trồng rau các loại lại tăng lên từ 2013 đến 2015 tăng 3,90% đặc biệt là diện tích RAT tăng 21,95 %, , tập trung chủ yếu tại vùng sản xuất rau tập trung: Văn Đức 250 ha, Đặng Xá 117 ha, Yên Thường 39,5 ha, Yên Viên 22 ha, Lệ Chi 17,5 ha. Qua đó ta thấy cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch rõ rệt, theo hướng tích cực. Vì hiện nay, đời sống và thu nhập của xã hội ngày càng đựơc nâng cao, nhu cầu về rau xanh và các sản phẩn nông nghiệp của con người cũng có sự thay đổi theo hướng chất lượng cao hơn, an toàn hơn. Nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo yêu cầu của thị trường sẽ giúp sản phẩm làm ra tránh được những rủi ro về giá cả và thị trường tiêu thụ, cũng như mang lại giá trị kinh tế cao

hơn cho người nông dân.Giá trị thu nhập trung bình của các vùng rau đạt khoảng

300 triệu đồng/ha/năm; một số vùng rau chuyên canh giá trị thu nhập đạt 400- 500 triệu/ha/năm như: Văn Đức, Yên Viên, Yên Thường, Đặng Xá, Lệ Chi.

Bảng 4.8. Chuyển dịch diện tích một số cây ăn quả tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 ĐVT: ha Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1. Cây chuối 260 220 269 84,62 122,27 101,72 2. Cây ổi 218 221 273 101,38 123,53 111,90 3. Cây cam quýt 170 218 278 128,24 127,52 127,88

Tổng 648 659 820 101,70 124,43 112,49 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

* Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực của huyện Gia Lâm tăng

từ 648ha năm 2013 lên 820ha năm 2015. Duy trì các mô hình phát triển cây ăn quả tập trung: Đông Dư (118 ha ổi bốn mùa), Đa Tốn (45 ha cam canh, cam Vinh), Kim Lan (25 ha cam canh, cam Vinh), Kiêu Kỵ (70 ha cam canh, cam Vinh); mô hình cây ăn quả khu vực sông Đuống (từ Cổ Bi đến Phú Thị) quy mô 150 ha chuối. Giá trị thu nhập trung bình của các vùng trồng cây ăn quả đạt 200-300 triệu

đồng/ha. Nhiều mô hình cây ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập trung bình trên 400-500 triệu đồng/ha (ổi Đông Dư, cam canh tại Kiêu Kỵ, bưởi Đa Tốn, Kim Lan); cá biệt có những mô hình cho thu nhập cao khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha như tại Lệ Chi, Kiêu Kỵ.

Bảng 4.9. Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2014 /2013 /2014 2015 BQ Cây lúa 150,6 29,72 173,8 32,39 185,3 31,23 115,41 106,62 110,92 Cây ngô 51,2 10,10 45,6 8,50 44,2 7,45 89,06 96,93 92,91 Đậu, lạc 53,4 10,54 43,9 8,18 36,4 6,14 82,21 82,92 82,56 Cây rau 145,2 28,66 147,8 27,54 169,3 28,54 101,79 114,55 107,98 Cây ăn quả 106,3 20,98 125,5 23,39 158,1 26,65 118,06 125,98 121,95

Tổng cộng 506,7 100,00 536,6 100,00 593,3 100,00 105,90 110,57 108,21

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

Biểu đồ 4.4. Chuyển dịch diện tích, GTSX ngành trồng trọt huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Biểu đồ 4.4 cho thấy, giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 tăng dần qua các năm, năm 2013 tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 506,7 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng 536,6 tỷ đồng và năm 2015 tăng 593,3 tỷ đồng (Bảng 4.9).

Năm 2013, giá trị sản xuất của cây lúa chiếm tỷ lệ cao nhất (29,72%), tương đương 150,6 tỷ đồng, tiếp đến là cây rau (28,66%), tương đương 145,2 tỷ đồng, cây ăn quả (20,98%), cây đậu, lạc (10,54%) và cuối cùng là cây ngô (10,1%) ; Năm 2014 cơ cấu ngành trồng trọt không thay đổi nhiều, cây lúa vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (32,39%), tương đương 173,8 tỷ đồng, tiếp đến là cây rau (27,54%), cây ăn quả (23,39%), cây ngô (8,5%) và cây đậu, lạc (8,18%). Tương tự năm 2015, cây lúa chiếm tỷ lệ cao nhất (31,23%), cây rau (28,54%), cây ăn quả (26,65%), cây ngô (7,45%) và cây đậu, lạc (6,14%) (Bảng 4.9).

Nhìn chung, tốc độ phát triển bình quân ngành trồng trọt huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 tăng (108,21%), trong đó cây ăn quả tăng cao nhất (121,95%), tiếp đến là cây lúa tăng (110,92%), cây rau (109,98%)đối với cây ngô và cây đậu lạc thì giảm với tỷ lệ lần lượt là 92,91% và 82,56% (Bảng 4.9).

Bảng 4.10. Kết quả sản xuất lúa, rau và cây ăn quả tại huyện Gia Lâm năm 2015

ĐVT: Trđ/ha

Chỉ tiêu Lúa Rau Cây ăn quả

Giá trị sản xuất 88,6 352,4 425,3

Chi phí 42,4 118,8 108,6

Thu nhập 46,2 233,6 316,7

Thu nhập/chi phí 1,1 2,0 2,9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2016)

Đến năm 2015, kết quả sản xuất của một số sản phẩm của ngành trồng trọt đạt được như sau (Bảng 4.10):

Đối với lúa: Tổng giá trị sản xuất đạt 88,6 triệu đồng/ha, trong đó chi phí hết 42,4 triệu đồng/ha, thu nhập đạt 46,2 triệu đồng/ha. Như vậy nếu bỏ ra một đồng chi phí trồng lúa sẽ cho 1,1 đồng thu nhập.

Đối với rau: Tổng giá trị sản xuất đạt 352,4 triệu đồng/ha (gấp 3,98 lần trồng lúa), trong đó chi phí hết 118,8 triệu đồng/ha (gấp 2,8 lần trồng lúa), thu nhập đạt 233,6 triệu đồng/ha (gấp 5,06 lần trồng lúa). Nếu bỏ ra một đồng chi phí trồng rau sẽ cho 2 đồng thu nhập.

Đối với cây ăn quả: Đây là đối tượng sản xuất cho kết quả và hiệu quả cao nhất. Tổng giá trị sản xuất đạt 425,3 triệu đồng/ha (gấp 1,21 lần trồng rau), trong đó chi phí hết 108,6 triệu đồng/ha (chỉ bằng 0,91 lần trồng rau), thu nhập đạt 316,7 triệu đồng/ha (gấp 1,36 lần trồng rau). Nếu bỏ ra một đồng chi phí trồng cây ăn quả sẽ cho đến 2,9 đồng thu nhập.

Tóm lại, ngành trồng trọt thời gian qua có tốc độ tăng trưởng nhanh và chuyển dịch theo hướng tích cực, nhóm cây ăn quả có kết quả và hiệu quả cao được chú trọng phát triển với tốc độ đạt 21,95%/năm (cao nhất ngành trồng trọt), đây là kết quả quan trọng tạo đà cho quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

4.1.2.2. Chuyển dịch ngành chăn nuôi

Số lượng đàn gia súc huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 đã có sự chuyển dịch theo những con có thế mạnh của huyện Đàn trâu tăng từ 286 con năm 2013 lên 406 con năm 2015, đàn bò giảm từ 8.925 xuống còn 8079 con nhưng đàn bò sữa lại tăng bình quân lên 8,3%, đàn lợn tăng từ 48219 con lên 51898 con, riêng đàn gia cầm giảm từ 358320 năm 2013 còn 265.375 con năm 2015 (Bảng 4.11).

Bảng 4.11. Biến động đàn gia súc, gia cầm tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Trâu 286 345 406 120,63 117,68 119,15 Bò 8.925 8.154 8.079 91,36 99,08 95,14 Trong đó: Bò sữa 3.145 3.430 3.689 109,06 107,55 108,30 Lợn thịt 48.219 49.749 51.898 103,17 104,32 103,74 Gia cầm 358.320 296.428 265.375 82,73 89,52 86,06 Nguồn: Niêm giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

Xét về mặt giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015, năm 2013 giá trị sản xuất là 622,8 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên 633,4 tỷ đồng và đến năm 2015 con số này là 655,7 tỷ đồng (Bảng 4.12).

Năm 2013, việc nuôi lợn mang lại giá trị sản xuất cao nhất là 347,7 tỷ đồng (chiếm 55,8%), tiếp đến là trâu bò với GTSX là 141,1 tỷ đồng (chiếm 22,7%), gia cầm là 75,6 tỷ đồng (chiếm 12,1%) và cuối cùng là chăn nuôi khác chiếm 9,4% (tương đương 58,4 tỷ đồng). Năm 2014 và 2015, việc chăn nuôi lợn

vẫn đạt giá trị sản xuất cao nhất trong ngành chăn nuôi (năm 2014 là 358 tỷ đồng, chiếm 56,5% và năm 2015 là 397,8 tỷ đồng, chiếm 60,7%), tiếp đến vẫn là chăn nuôi trâu bò với năm 2014 là 157,3 tỷ đồng (chiếm 24,8%) và năm 2015 là 170,8 tỷ đồng (chiếm 26%), ngành chăn nuôi khác vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các năm (Bảng 4.12).

Bảng 4.12. Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành chăn nuôi huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%)

GTSX

( tỷ đồng) Cơ cấu (%) ( tỷ đồng) GTSX Cơ cấu (%) ( tỷ đồng) GTSX Cơ cấu (%) /2013 2014 /2014 2015 BQ Trâu bò 141,1 22,7 157,3 24,8 170,8 26,0 111,48 108,58 110,02 Lợn 347,7 55,8 358 56,5 397,8 60,7 102,96 111,12 106,96 Gia cầm 75,6 12,1 77,4 12,2 74,9 11,4 102,38 96,77 99,54 Chăn nuôi khác 58,4 9,4 40,7 6,4 12,2 1,9 69,69 29,98 45,71 Tổng cộng 622,8 100 633,4 100 655,7 100 101,70 103,52 102,61

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 tăng khá thấp (2,61%/năm), trong đó chăn nuôi trâu bò tăng cao nhất với tốc độ 10,02%/năm, tiếp đến là chăn nuôi lợn với 6,96%/năm, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi khác có xu hướng giảm (giảm tương ứng là 0,46%/năm và 54,29%/năm) (Bảng 4.12).

Bảng 4.13. Kết quả chăn nuôi lợn thịt và bò sữa tại huyện Gia Lâm năm 2015

ĐVT: Trđ/tấn Chỉ tiêu Bò sữa Lợn thịt Giá trị sản xuất 12,3 55,3 Chi phí 4,6 23,2 Thu nhập 6,7 32,1 Thu nhập/chi phí 1,5 1,4

Qua bảng bảng 4.3 cho thấy, chăn nuôi bò sữa có tổng giá trị sản xuất đạt 12,3 triệu đồng/tấn, trong đó chi phí hết 4,6 triệu đồng/tấn, thu nhập đạt 6,7 triệu đồng/tấn. Nếu bỏ ra một đồng chi phí nuôi bò sữa sẽ cho 1,5 đồng thu nhập. Chăn nuôi lợn thịt cho tổng giá trị sản xuất đạt 55,3 triệu đồng/tấn trong đó chi phí hết 23,2 triệu đồng/tấn và thu nhập đạt 32,1 triệu đồng/tấn. Nếu bỏ ra một đồng chi phí chăn nuôi lợn thịt sẽ cho 1,4 đồng thu nhập.

Như vậy, hai sản phẩm đang được phát triển mạnh của ngành chăn nuôi là bò sữa và lợn thịt có hiệu quả thu nhập/chi phí chỉ cao hơn trồng lúa, thấp hơn rất nhiều so với trồng rau và trồng cây ăn quả đã phản ánh rõ nét sự phát triển chậm chạp của ngành này thời gian qua.

Tóm lại, ngành chăn nuôi của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 có bước tăng trưởng không đáng kể, chăn nuôi gia cầm đang có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây, để giải quyết bài toán tái cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi cần lưu ý:

Đối với Chăn nuôi trâu, bò thịt và bò sữa: Đây là hai loại vật nuôi cho sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)