Tiếp tục thực hiện thay đổi về cơ cấu đầu tư công gắn với tăng cường thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 105 - 108)

thực hiện các giải pháp can thiệp vào các lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm

Qua nghiên cứu cho thấy, các giải pháp can thiệp đối với các lĩnh vực trọng tâm được địa phương đưa ra đã khá hợp lý, song song với đó cơ cấu đầu tư công cũng đã có sự thay đổi theo. Tuy nhiên kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cho đến nay hiện còn chậm, điều này cơ bản do còn thiếu vốn. Để giải quyết tình hình này, địa phương có thể khắc phục với các biện pháp như:

* Thực hiện đầu tư có trọng tâm đối với từng lĩnh vực

Từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy, cơ cấu đầu tư công khi ưu tiên cho các lĩnh vực có thế mạnh sẽ có sự ảnh hưởng khá lớn, do đó thực hiện đầu tư có trọng tâm là rất quan trọng. Hiện nay, đầu tư cho cơ sở hạ tầng bao gồm thuỷ lợi, giao thông nông thôn và điện lưới cơ bản các công trình trọng điểm đã đi vào hoàn thiện, trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ chủ yếu đầu tư vào sửa chữa, nâng cấp là chủ yếu. Do đó, trong thời gian tới địa phương có thể chuyển trọng tâm đầu tư đối với các nội dung khác. Trong đó:

- Đối với khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật: Cơ cấu đầu tư bình quân dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 1,85% , song hiện tại tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn khá chậm, địa phương nên đầu tư trọng tâm vào các vấn đề như giống cây trồng, vật nuôi; các quy trình sản xuất tiến bộ mới. Trong đó, có thể thông qua Trung tâm cây ăn quả, Trạm vật tư, vườn ươm tiêu chuẩn của địa phương để thay đổi cung ứng, đưa các giống lai, giống ưu thế vào sản xuất. Đối với các quy trình sản xuất mới có thể kết hợp với khuyến nông tuyên truyền, đẩy mạnh nhân rộng mô hình ứng dụng (mô hình sinh thái, mô hình sản xuất VietGAP) vào sản xuất. Từ đó cũng cho thấy, yếu tố khoa học công nghệ được

đánh giá có ảnh hưởng lớn đến thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, do đó trong đầu tư nên quan tâm hơn đến vấn đề này.

- Đối với công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật

+ Hiện tại trong khuyến nông hàng năm đã được đẩy mạnh thực hiện, địa phương nên tiếp tục duy trì tăng cường hơn nữa về khuyến nông, đặc biệt là đầu tư tổ chức tuyên truyền về khuyến nông giúp tăng cường năng lực hơn nữa cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các vùng sản xuất hàng hoá, vùng còn khó khăn.

+ Đối với thú y: Hiện tại kiểm soát, phòng chống dịch bệnh hằng năm đã đảm bảo ổn định, tuy nhiên kiểm soát về giết mổ, vận chuyện vật nuôi còn chưa ổn định, một phần do thiếu nhân lực, một phần do thiếu vốn cho vận hành bộ máy quản lý về thú y dẫn đến quá tải công việc. Trong những năm tới, đầu tư cho thú y sẽ tăng lên, do đó nên phân bổ để giải quyết vấn đề này.

+ Đối với bảo vệ thực vật: Các hoạt động hàng năm đã được tăng cường thực hiện, nhìn chung tình hình kiểm soát dịch, bệnh hại khá tốt. Trước diễn biến của thời tiết, khí hậu, các loại bệnh hại có nguy cơ phát triển mạnh, để kiểm soát tình hình, đầu tư cho BVTV nên quan tâm giải quyết vấn đề này.

- Đối với đầu tư cho lao động NN, NT: Hiện đã có hơn 151 dự án, được

triển khai, song tay nghề lao động còn thấp. Trong thời gian tới, địa phương nên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong đầu tư, đào tạo nâng cao trình độ cho lao động. Các phân tích về nhân tố ảnh hưởng cho thấy điểm ảnh hưởng của yếu tố lao động đạt khoảng 5,62 điểm, khá cao so với các yếu tố khác. Do đó đầu tư giải quyết các vấn đề về lao động nên được quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa.

- Về xúc tiến thương mại: Trong quảng bá sản phẩm đã khá đẩy mạnh,

song xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm còn chậm, hiện địa phương có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản, trọng tâm, nên đầu tư xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp này nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

* Tăng cường thu hút các nguồn đầu tư vào nông nghiệp

Để giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư, cần phải có những biện pháp thu hút, và huy động vốn hiệu quả hơn. Trong đó:

Đối với thực hiện một số các đề án, chương trình, dự án, nên chia sẻ, hợp tác đầu tư với các đơn vị, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, hay còn được gọi

là hợp tác công tư, nhằm tạo được nguồn vốn huy động lớn. Bởi hiện tại, hầu hết các đề án, chương trình, dự án thực hiện trong nông nghiệp đều do các đơn vị nhà nước là chủ đầu tư chính, nguồn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp. Các cơ quan nhà nước thay vì là chủ đầu tư có thể phối hợp quản lý, giám sát, thực hiện.

Ngoài ra, nên tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước, tiến hành xây dựng các mức ưu đãi, chế độ đãi ngộ đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào những hạng mục nông nghiệp trọng tâm. Điển hình như: ưu đãi về vốn vay, thuế hay đất đai,... tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có môi trường thuận lợi khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp. Trong thực hiện, nên thu hút, phân bổ nguồn đầu tư cân đối giữa các lĩnh vực với lộ trình đầu tư hợp lý, tránh sự mất cân đối trong phát triển giữa các nhóm ngành.

4.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Qua nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, tại địa phương đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kết hợp với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc triển khai các chính sách đã đem lại những kết quả bước đầu, gặt hái được nhiều thành tựu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế nhất định. Xuất phát từ thực trạng, có thể hoàn thiện về cơ chế, chính sách với những biện pháp như:

Đối với trồng trọt, hiện nay các hộ đang chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ, do đó mức hỗ trợ trung bình trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa tạo được động lực khuyến khích. Như vậy, mức hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng trọt nên chi tiết và bám sát hơn theo tình hình của các hộ, đối với hỗ trợ thực hiện các khu sản xuất hàng hoá, việc khó khăn trong vấn đề ngân sách hỗ trợ, địa phương có thể xem xét đến phương án xã hội hoá, hiện nay có rất nhiều lĩnh vực đã tiến hành xã hội hoá thành công. Ngoài ra, hiện đối với một số nhóm cây trồng chủ đạo như cây ổi, cây chuối chính sách hỗ trợ vay vốn mở rộng sản xuất đã có, song chưa có những hỗ trợ khác như về thiệt hại mùa màng, giống hay phân bón,... Các hỗ trợ trên chủ yếu tập trung đối với cây lúa và ngô. Nên thay đổi về cơ chế hỗ trợ này, bởi rất nhiều hộ chuyên canh sản xuất và có thu nhập chủ yếu từ ổi thay vì sản xuất lúa và ngô.

trị vật nuôi như trâu, bò, lợn có chất lượng thì khá cao. Để những hỗ trợ có hiệu quả hơn, nên tăng cường thu hút và lồng ghép với thực hiện các chương trình, dự án, tranh thủ các nguồn có thể hỗ trợ đối với chăn nuôi. Bên cạnh đó, hiện hỗ trợ chăn nuôi chủ yếu đang áp dụng đối với những hộ nằm trong vùng quy hoạch, một số hộ nằm ngoài vùng có mong muốn phát triển nhưng còn chưa được hỗ trợ. Đối với nhóm đối tượng này, nên có những đánh giá riêng và tạo điều kiện phát triển cho hộ.

Về lĩnh vực thuỷ sản, hiện tiêu chuẩn hỗ trợ chỉ áp dụng đối với các hộ có diện tích nuôi, thả cá lớn. Trong hỗ trợ, nên xem xét về tiêu chí này để đảm bảo các hộ có thể được hưởng chính sách ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, có thể thúc đẩy các hộ thành lập các tổ hợp tác, tổ sản xuất như mô hình đang áp dụng đối với trồng trọt và chăn nuôi, như vậy có thể tranh thủ được ưu đãi lớn từ chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ sản.

Bên cạnh đó, địa phương nên nghiên cứu thêm trong đổi mới về phương thức hỗ trợ cho người nông dân, điển hình như: “Giúp nông dân, xóa đói giảm nghèo thông qua các dịch vụ khuyến nông, trợ giúp phát triển nhân lực, nâng cao năng suất nông nghiệp và phát triển hạ tầng để có thể tự đảm bảo cuộc sống của mình. Hay giúp nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đa dạng hóa cây trồng nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường. Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp đối với nông dân. Thực tế cho thấy, chi phí để thực thi chính sách hỗ trợ này (phát tiền hỗ trợ) cao hơn giá trị mà nông dân nhận được vì quy mô ruộng đất của nông dân quá nhỏ” (Đỗ Kim Chung và Nguyễn Phượng Lê, 2014).

Qua phân tích về yếu tố ảnh hưởng cũng cho thấy, hệ thống chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, yếu tố về sự đổi mới và đột phá trong chính sách là rất quan trọng, hiện nay phương châm đổi mới của địa phương đặt ra đang được thực hiện khá tốt. Do vậy trong hoàn thiện chính sách địa phương nên đẩy mạnh thực hiện những điểm mạnh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)