Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Sau 25 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều thách thức về tính bền vững của phát triển như: tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên thâm dụng các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, vật tư và nguồn lực tự nhiên. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh và bị chia nhỏ thành nhiều mảnh để chia cho các hộ gia đình nên đã gây khó khăn trong áp dụng cơ giới hóa; tình trạng lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh diễn ra phổ biến, giá cả nông sản biến động theo chiều hướng xấu đã tác động tiêu cực tới sản xuất, thu nhập và đời sống của người nông dân. Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành nông nghiệp, Đại hội Đảng lần thứ XI đã ban hành Nghị quyết và giao ngành nông nghiệp xây dựng và ban hành (năm 2013) đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững” nhưng chủ yếu ở cấp quốc gia như nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

(2014) về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh

nước, quốc tế, cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp của Việt Nam. Nghiên cứu của PGS.TS. Võ Xuân Tiến (2015) về “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam” phân tích nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp gồm 6 vấn đề: Xác định lại vai trò của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp; Sắp xếp và lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất; Thúc đẩy quá trình chuyển dịch các nguồn lực theo hướng tích tụ tăng quy mô sản xuất; Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất và chế biến sâu nông sản; Gắn kết người sản xuất và tiêu dùng trong chuỗi giá trị nông sản; Đưa ra các chính sách khuyến khích sản xuất, thu hút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp. Nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra các gợi ý giải pháp liên quan đến Nâng cao chất lượng quy hoạch, Tăng đầu tư và thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào tái cơ cấu ngành nghiệp; Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và Hoàn thiện thể chế thúc đẩy tác cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ở cấp độ thấp hơn, Hà Nội cũng đã xây dựng "Đề án tái cơ cấu ngành

nông nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013-2020" trong đó phân tích nông nghiệp đã phát triển nhanh nhưng thu nhập và đời sống của nông dân và những người làm nông nghiệp còn thấp. Sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa đồng đều. Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố sẽ phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhằm khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực, xây dựng nền nông nghiệp thủ đô theo hướng hiện đại gắn với đô thị sinh thái. Sản xuất hàng hoá lớn có năng suất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất; phát triển ngành nghề nông thôn; phát triển kinh tế tập thể, trang trại; Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại; xúc tiến đầu tư và về cải cách hành chính.

Đối với địa bàn huyện Gia Lâm cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Do đó, thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội” trong bối cảnh hiện nay sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho chính quyền huyện Gia Lâm trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)