thôn nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ nông nghiệp
Từ nghiên cứu cho thấy, công nghiệp chế biến tại huyện Gia Lâm còn giản đơn, đa số chỉ tham gia chế biến thô, chưa có chế biến sâu, mặt khác năng lực chế biến chỉ có thể giải quyết được một phần nhỏ so với năng lực sản xuất; trong khi đó các ngành nghề nông nghiệp nông thôn đang phát triển khá mạnh mẽ, nhưng không đẩy mạnh đầu tư phát triển hiện đại. Địa phương nên có những biện pháp giải quyết tình hình này. Trong đó:
Tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển, đẩy mạnh đưa công nghệ, dây truyền tiến bộ vào chế biến nông sản. Ngoài ra, địa phương nên đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến. Riêng đối với giải pháp thu hút xây dựng nhà máy chế biến chuối, địa phương nên thúc đẩy hơn nữa.
Khuyến khích, tuyên truyền các doanh nghiệp, các hộ thay đổi về công nghệ chế biến, hiện nay chế biến thô vừa gây lãng phí nguyên liệu, song giá trị tăng thêm lại không cao, do đó để nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chế biến, các đơn vị nên thay đổi về công nghệ chế biến, nhằm hiện đại hoá để tăng cường cạnh tranh so với yêu cầu cao từ thị trường.
Hiện nay, các ngành nghề nông nghiệp, nông thôn đang phát triển khá đa dạng, trong đó có gắn liền với phát triển các ngành nghề chế biến nông sản. Từ đó, địa phương nên quy hoạch, phát triển ngành nghề gắn với công nghiệp chế biến để tạo ra mối liên kết đồng bộ. Ngoài ra, cần thiết phải đẩy mạnh đào tạo, khuyến khích phát triển nghề, đặc biệt là nâng cấp và mở rộng quy mô theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp.
Với việc triển khai tốt các giải pháp về công nghiệp chế biến và thúc đẩy phát triển được ngành nghề nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1) Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần trong tiến trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, về thực chất đây là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện đối với ngành, với mục tiêu hướng đến một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, và sản xuất đạt kết quả, hiệu quả tốt hơn với những bước nhảy nhanh và bền vững. Như vậy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp không chỉ có vai trò to lớn đối với ngành mà còn có vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế và đại bộ phận người dân khi đất nước ta phần lớn lao động vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
2) Qua nghiên cứu về tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Gia Lâm cho thấy, địa phương đã đổi mới khá toàn diện về tư duy và định hướng phát triển ngành với phương châm hướng tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá gắn với định hướng thị trường và tăng cường sử dụng tiến bộ kỹ thuật. Gắn với sự đổi mới đó, địa phương đã có nhiều giải pháp can thiệp. Thông qua tác động từ đầu tư công đến nay, với sự thay đổi trong can thiệp, trong cả đầu vào và đầu ra đã có những thay đổi. Trong đó:
Đối với thay đổi các vấn đề đầu vào: Với sự đẩy mạnh về đầu tư, về cơ sở hạ tầng nông nghiệp những năm gần đây cơ bản đã được xây dựng mới nhiều, việc phát triển mạnh về thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện lưới đã tác động tốt tới sản xuất nông nghiệp. Về khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật, xúc tiến thương mại trong nông nghiệp nhìn chung những năm qua đã và đang được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tốt. Đối với khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật hiện đến nay đã có nhiều chủ trương song còn chưa được ứng dụng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, về lao động, các dự án nâng cao chất lượng lao động đã và đang được triển khai mạnh, tuy nhiên thực tế tình hình về tay nghề lao động còn chưa được cải thiện nhiều.
Những thay đổi về đầu ra: Sau khi thực hiện các can thiệp đầu vào, trong đầu ra cũng có sự thay đổi, về giá trị sản xuất các nhóm ngành hiện vẫn tăng cao, về cơ cấu, đối với trồng trọt có xu hướng giảm xuống và cơ cấu chăn nuôi đã có xu hướng tăng lên. Trong tái cơ cấu trồng trọt, hiện đã phát triển tốt đa dạng hoá
và phát triển các cây trồng trọng tâm như: ổi, chuối, RAT. Về tái cơ cấu chăn nuôi đây là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, huyện cần tập trung vào hai sản phẩm có thế mạnh là bò sữa và lợn thịt. Đối với thuỷ sản đã có sự phát triển tốt, giá trị sản xuất và cơ cấu đã có xu hướng tăng lên, tập trung chủ yếu vào nuôi cá lồng trên sông. Ngoài ra, kết quả tái cơ cấu các vùng sản xuất, các sản phẩm nông nghiệp trọng tâm đã và đang đạt được nhiều kết quả tốt, đối với phát triển về công nghiệp chế biến và ngành nghề NN, NT hiện khá nhanh song chưa sâu. 3) Nhìn chung, trong thực hiện tái cơ cấu tại huyện Gia Lâm đã có nhiều thay đổi, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu hiện vẫn còn có những tồn tại, để khắc phục tình trạng trên Huyện Gia lâm nên tập trung thực hiện một số giải pháp như:
- Tiếp tục thực hiện thay đổi về cơ cấu đầu tư công gắn với tăng cường thực hiện các giải pháp can thiệp vào các lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Thúc đẩy tái cơ cấu thông qua phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp dựa trên thế mạnh sẵn có của địa phương.
- Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp trọng tâm gắn với thương hiệu, tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ nông nghiệp.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với huyện Gia Lâm
Qua nghiên cứu cho thấy, địa phương đang có thay đổi về tư duy và định hướng phát triển khá phù hợp với xu thế chung, điều này cần đẩy mạnh thực hiện trong thực tế hơn nữa.
Để thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, địa phương nên hoàn thiện hơn nữa về một số cơ chế, chính sách như: Tạo điều kiện, chế độ đãi ngộ trong thu hút đầu tư; hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất được tiếp cận vốn ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất tốt hơn.
Trong thực hiện tái cơ cấu, các đơn vị, cơ quan nhà nước cần phối hợp với nhau hơn.
5.2.2. Đối với các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
Thực hiện tái cơ cấu cần phối hợp với nhiều bên, trong đó các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp cần phối hợp hơn nữa với các đơn vị Nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu.
Các tổ chức sản xuất nông nghiệp cần chủ động học tập, nâng cao trình độ, chủ động tiếp cận thông tin về thị trường, để tự ra quyết định nâng cao kết quả sản xuất, tránh sự trông chờ, bị động và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm (2010). Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Lâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tỉnh Hà Nội (2012). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. BCĐ Tổng điều tra NT, NN và thủy sản huyện Gia Lâm (2016). Báo cáo tổng kết Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 huyện Gia Lâm. 4. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2013). Chỉ thị về triển khai đề án: Tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2020, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2013). Chương trình hành động thực hiện Đề án: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2013). Dự thảo đề án: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.
7. Bùi Quang Vinh (2013). Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, Trang thông tin điện tử Bộ Kế hoạch đầu tư. Phương Anh Tổng hợp. Truy cập này 02 tháng 7 năm 2014. Từ http://www.mpi.gov.vn/Pages/ tinbai.aspx?idTin=4876&idcm=45
8. CIEM (2014). Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua. Trung tâm Thông tin – Tư liệu. Số 6/2014.
9. Dương Ngọc Quang (2014). Tái cơ cấu nền kinh tế: Từ lý luận tới thực tiễn tại Việt Nam, Bài viết về Nghiên cứu trao đổi của Trang điện tử tạp chí Tài chính (số 12) ngày 20/01/2014 từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh- luan/tai-co-cau-nen-kinh-te-tu-ly-luan-toi-thuc-tien-tai-viet-nam-41296.html
10. Duy Thành và Nhất Anh (2013). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai, Trang thông tin tổng hợp của Báo Thanh tra Việt Nam ngày 30/09/2013. Truy cập ngày 05/07/2014 từ http://thanhtravietnam.vn/tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-tinh-lao- cai_t114c6n11198
11. Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001). Chuyển đổi nông nghiệp các nước ASEAN, Truy cập ngày 05/07/2014 từ http://agro.gov.vn/news
12. Đỗ Kim Chung và Nguyễn Phượng Lê (2014). “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế, Quan điểm và Định hướng cho Việt Nam”, Hội thảo Tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ chính sách đến thực tiễn ngày 17/01/2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
13. Hoàng Lương Đức Hiệp (2015). Nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Luận văn thạc sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
14. Khuyết danh (2013). Kinh nghiệm về tái cơ cấu kinh tế của một số nước trên thế giới, Bài viết về kinh tế học của Báo Dân kinhtế, Truycập ngày 05 tháng 7 năm 2014 từ http://www.dankinhte.vn/kinh-nghiem-ve-tai-co-cau-kinh-te-cua-mot- nuoc-tren-the-gioi/
15. Khuyết danh (2013). Tái cơ cấu nông nghiệp Lào Cai: Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu, Bài viết về giới thiệu các dự án của trang thông tin Vụ Kế Hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
16. Lê Đình Thắng (1993). Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn. Hội thảo khoa học về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam. Ủy ban kế hoạch nhà nước-Đại học kinh tế quốc dân. Hà Nội, tháng 11 năm 1994.
17. Lê Minh Hoan (2014). Ðồng Tháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Trang tin tức của Báo điện tử Nhân dân ngày 11/02/2014, Nhật Trung tổng hợp, Truy cập ngày 05/07/2014 từ http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_kinhte/ _mobile_tintuc/item/22337702.html
18. Nguyễn Đình Cung (2013). “Tái cơ cấu kinh tế: Một vài quan sát về kết quả và vấn đề”, Hội thảo Phục hồi tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế: Cơ hội và thách thức ngày 22/11/2013, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
19. Nguyễn Hoàng (2013). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới, Trang tin tức của Báo điện tử Chính Phủ ngày 31/12/2013, Truy cập ngày 02/ 07/ 2014 từ http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Tai-co-cau- nong-nghiep-phai-gan-lien-voi- xay-dung-NTM/189929.vgp
20. Niên giám chi cục Thống kê giai đoạn 2010 – 2015, Gia Lâm, Hà Nội.
21. Phạm Quang Diệu (2001). Chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng ở một số nước Châu Á, Truy cập ngày 05 tháng 7 năm 2014 từ http://agro. gov.vn/news/chitiet_nghiencuu.aspx?id=505
22. Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2014). Số liệu tổng hợp ngành nông nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015, kế hoạch 2016 - 2020, Gia Lâm, Hà Nội.
23. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2015). Báo cáo tình hình sử dụng đất đai huyện Gia Lâm năm 2015, Gia Lâm, Hà Nội.
24. Tổng Cục thống kê (2013). Tình hình kinh tế - xã hội 2013. Truy cập ngày 01 tháng 07 năm 2014 từ https://gso.gov.vn/default. aspx?tabid=621&ItemID=13843
25. UBND huyên Gia Lâm (2015). Báo cáo thực hiên vốn đầu tư phát triển của huyện Gia Lâm năm 2015.
26. UBND huyện Gia Lâm (2016) Báo cáo tình hình lao động việc làm năm 2015 và đầu năm 2016.
27. Ủy ban nhân dân huyên Gia Lâm (2013) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ ( giai đoạn 2011 – 2015) huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
28. Ủy ban nhân dân huyên Gia Lâm (2016) Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoan 2016 – 2020 phòng Kinh tế huyện Gia Lâm.
29. Ủy Ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2013). Báo cáo tình hình triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2013; Kế hoạch triển khai, thực hiện năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Truy cập ngày 08 tháng 7 năm 2014 từ http://lao cai.gov.vn/ sites/vpubnd/ vanbanchidaodieuhanh/Documents/527bc.pdf
30. Ủy ban nhân nhân huyện Gia Lâm (2014). Báo cáo thực hiện xúc tiến thương mại giai đoạn 2011-2015, Gia Lâm, Hà Nội.
31. Ủy ban nhân nhân huyện Gia Lâm (2014). Kế hoạch, Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 - 2015, Gia Lâm, Hà Nội.
32. Ủy ban nhân nhân huyện Gia Lâm (2015). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015, Gia Lâm, Hà Nội.
33. Ủy ban thường vụ quốc hội (2014). Chính sách kinh tế mới ở Malaysia giai đoạn từ năm 1970 - 1990. Truy cập ngày 05 tháng 07 năm 2014. Từ http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=434&distid= 3425
34. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2014). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Trung tâm Thông tin - Tư liệu. (6).
35. Võ Xuân Tiến (2015). Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới. 4 (228).
36. Vương Đình Huệ (2013). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, Bản tin về quán triệt thực hiện nghị quyết đại hội XI của Đảng của Trang điện tử của Tạp chí Cộng sản (số 854) tháng 12/2013, Truy cập ngày 08/06/2014 từ http:// www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang- XI/2014/25956/Tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-nuoc-ta-hien-nay.aspx
37. Wikipedia (2013). "Tái cơ cấu", Truy cập ngày 05 tháng 7 năm 2014 từ http://vi. wikipedia.org/wiki/ T%C3%A1i_c%C6% A1_c%E1%BA%A5u_(doanh_nghi% E1%BB%87p)
38. Wikipedia (2014). Malaysia. Truy cập ngày 05 tháng 7 năm 2014, Từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia#Kinh_t.E1.BA.BF
39. Wikipedia (2015). Tỉnh Đồng Tháp. Truy cập ngày 25/5/2015 tại https://vi.wikipe dia.org/wiki/%C4%90%E1% BB%93ng_Th%C3%A1p
40. Xuân Thân (2013). Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Truy cập ngày 25/5/2015 tại http://vov.vn/kinh-te/lien-ket-muc-tieu-phat-trien-nong-nghiep- ben-vung-277127.vov
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN LÝ
Kính chào ông/ bà! Chúng tôi là nhóm nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện đang tiến hành nghiên cứu về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội”. Chúng tôi rất biết ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý ông/bà về cuộc điều tra này! Trân trọng cảm ơn!
I.THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên:...
2. Chức vụ công tác: ...
3. Đơn vị công tác: ...
4. Trình độ học vấn:……….
II.NỘI DUNG 1. Theo ông/ bà trong quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp đã đổi mới