Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất nông nghiệp như: Quyết định số 16/2012/QĐ- UBND ngày 06/7/2012 về Ban hành “Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016”; Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 về Ban hành “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”. HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 về “chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 về “một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”... Huyện Gia Lâm đã cụ
thể hóa bằng các cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với tính chất đặc thù của nông nghiệp của huyện, tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Hỗ trợ sản xuất lúa nhằm đưa các giống năng suất, chất lượng vào canh tác, cụ thể: hỗ trợ gieo sạ, mô hình thử nghiệm giống TBKT, mô hình sản xuất lúa quy mô tập trung, quy mô không tập trung; Hỗ trợ tập huấn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại... Hỗ trợ sản xuất cây màu: mô hình trồng khoai tây vụ đông làm đất tối thiểu, hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh khi có dịch (ruồi vàng hại ổi, rầy nâu)... Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh; công tác khử trùng, tiêu độc, công tác tiêm phòng; vật tư và công tác tổ chức tiêu hủy gia súc mắc bệnh.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chính sách của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn; hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và thiếu mũi nhọn nhằm hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trong từng lĩnh vực để nhân rộng. Việc kiểm soát quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hỗ trợ xây dựng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: đường giao thông nội đồng, kênh mương, đường điện, các cơ sở sơ chế, chế biến,... tại các vùng sản xuất trọng điểm còn hạn chế, thiếu đồng bộ và chậm tiến độ.
Để khắc phục hạn chế trên, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành kế hoạch đầu tư cho sản xuất nông nghiệp theo đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó tập trung:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các vùng sản xuất nhất là các vùng sản xuất chuyên canh như hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, đường điện. Khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất.
- Gắn phát triển sản xuất hàng hóa của vùng chuyên canh với thị trường; khuyến khích sản xuất hàng hóa theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến đầu tư hàng nông sản thực phẩm. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm tại các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, các cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
- Thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các tổ chức sản xuất như HTX, tổ, đội, nhóm sản xuất hàng hóa. Tổ chức tốt hệ thống dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020 sẽ đầu tư xây dựng 242690,75m đường nội đồng, 72595,44m đường điện và 169697,55m kênh mương với tổng vốn đầu tư là 484983,74 triệu đồng (vốn đầu tư công là 96862,00 triệu đồng) trên địa bàn 20 xã/thị trấn (Bảng 4.29).
Bảng 4.29. Dự kiến kinh phí đầu tư cho nông nghiệp của huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 - 2020
TT Tên xã, thị trấn
Dự kiến kinh phí đầu tư
theo QH vùng sản xuất Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 Đường nội đồng (m) Đường điện (m) Kênh mương (m) Tổng vốn
(trđ) Danh mục công trình Năng lực thiết kế
Tổng vốn (trđ)
1 Yên Thường 36.860 8.925 46.427 92.212 kiên cố hóa kênh tưới cấp 3;
xây dựng vùng sản xuất RAT
1.005 m; đầu tư hệ thống đường bê tông, đường điện,
nhà lưới, nhà sơ chế
7.494
2 Yên Viên 12.250 765 - 13.015 Xây dựng vùng sản xuất RAT
Đầu tư hệ thống đường bê tông, đường điện, nhà lưới,
nhà sơ chế
3.501
3 Ninh Hiệp 19.527 2.378 5.925 27.829 - - -
4 Đình Xuyên 6.676 255 7.050 13.981 - - -
5 Dương Hà 18.191 2.805 6.450 27.446 - - -
6 Trung Mầu 24.929 2.378 26.919 54.225 Cải tạo, nâng cấp đường giao
thông nội đồng 3.622m 6.094
7 Phù Đổng 26.246 5.748 21.024 53.017 Cải tạo, nâng cấp hệ thống
kênh mương tưới nội đồng
Tổng các tuyến kênh dài:
30.008m 8.000
8 Lệ Chi 29.946 8.200 12.759 50.905 Kiên cố hóa kênh tưới cấp 3 4.072m 13.454
9 Đặng Xá 5.586 4.118 - 9.704
10 Phú Thị 6.003 2.346 - 8.349
Kiên cố hóa kênh tưới cấp 3; xây dựng hệ thống kênh tưới, đường giao thông, đường điện
2.016m; 5411m đường giao thông nội đồng; 5161m
đường điện
17.253
11 Kim Sơn 2.341 587 3.532 6.459 Xây dựng hệ thống kênh tưới,
đường giao thông, đường điện
2.354m kênh; 3.204m
TT Tên xã, thị trấn
Dự kiến kinh phí đầu tư
theo QH vùng sản xuất Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 Đường nội đồng (m) Đường điện (m) Kênh mương (m) Tổng vốn
(trđ) Danh mục công trình Năng lực thiết kế
Tổng vốn (trđ)
13 Trâu Quỳ 870 1.816 3.398 6.083 - - -
14 Dương Quang 17.885 7.752 13.950 39.587 Xây dựng hệ thống kênh tưới, đường giao thông, đường điện
6.420m kênh; 9.250m đường giao thông; 9.250m
đường điện
7.350
15 Dương Xá 5.641 2.349 - 7.990 - - -
16 Đa Tốn 392 3.019 - 3.411 Kiên cố hóa kênh tưới cấp 3 2.388m 11.925
17 Kiêu Kỵ 7.387 3.330 - 10.717 Cải tạo kênh tưới cấp 3
chiều dài kênh 3.343m; giao thông nội đồng dài
2.839m
5.102
18 Kim Lan 2.743 2.557 11.285 16.584
Kiên cố hóa kênh tưới cấp 3; Cải tạo đường giao thông nội
đồng
kênh tưới: 1.100m; đường giao thông nội đồng:
2.725m
5.597
19 Đông Dư 5.946 869 - 6.815 - - -
20 Văn Đức 8.673 10.190 10.980 29.843 Cải tạo đường giao thông nội
đồng 4.225m 4.342
TỔNG 242690,75 72595,44 169697,55 484983,74 96862,00
Qua khảo sát cho thấy kết quả đánh giá khá cao về chính sách đầu tư cho nông nghiệp trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Gia Lâm. Cụ thể: 82,73% cho rằng chính sách được ban hành và ứng dụng nhanh nhạy, kịp thời so với thực tế; 79,12% cho rằng hệ thống chính sách kích thích được các tổ chức sản xuất nông nghiệp; 86,11% đánh giá chính sách kích thích được thế mạnh về kinh tế nông nghiệp tại địa phương; 88,71% đánh giá chính sách có quan tâm tới các đối tượng có thế mạnh và đối tượng yếu thế trong thực hiện tái cơ cấu. Điều này cho thấy, trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vai trò của hệ thống chính sách là rất lớn.
Bảng 4.30. Đánh giá về đầu tư cho nông nghiệp trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Gia Lâm
STT Nội dung Số lượng
(ý kiến)
Tỷ lệ (%) 1 Văn bản chính sách được ban hành và ứng dụng nhanh
nhạy, kịp thời so với thực tế 91 82,73
2 Hệ thống văn bản chính sách kích thích được các tổ
chức sản xuất nông nghiệp 72 79,12
3 Chính sách kích thích được thế mạnh về kinh tế nông
nghiệp tại địa phương 62 86,11
4 Chính sách có quan tâm tới các đối tượng có thế mạnh
và đối tượng yếu thế trong thực hiện tái cơ cấu 55 88,71
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Như vậy, chính sách đầu tư cho nông nghiệp đã được điều chỉnh và ban hành rất kịp thời, đúng trọng tâm có tác động tích cực đến đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.