Phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 74)

Tính đến hết quý I/2016, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã nhựa hóa, bê tông hóa được 95,57km đường trục xã, liên xã; cứng hóa được 134,05km đường trục thôn xóm ; đến nay đã có 16/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí giao thông là Đa Tốn, Yên Viên, Bát Tràng, Văn Đức, Yên Thường, Ninh Hiệp, Kim Lan, Đặng Xá, Phù Đổng, Đình Xuyên, Kiêu Kỵ, Đông Dư, Dương Hà, Cổ Bi, Phú Thị, Dương Xá.

Về thủy lợi, huyện Gia Lâm đang tích cực chỉ đạo các xã thực hiện theo quy hoạch nông thôn mới (quy hoạch sản xuất nông nghiệp) và công tác dồn điền đổi thửa, tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ để kiên cố hóa kênh mương nội đồng theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội. Tính đến hết quý I/2016, trên địa bàn Huyện đã cứng hóa được 96,65km đường trục chính nội đồng (52,59%); có 316,734km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa (90,12%); có 16/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí thủy lợi là Đa Tốn, Yên Viên, Bát Tràng, Cổ Bi, Đình Xuyên, Dương Xá, Đông Dư, Văn Đức, Phù Đổng, Kiêu Kỵ, Phú Thị, Kim Lan, Dương Hà, Yên Thường, Đặng Xá, Ninh Hiệp.

Về điện nông thôn: Trong những năm qua, ngành điện đã tăng cường đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn, đầu tư thêm các trạm biến áp. Chính vì vậy qua 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí điện nông thôn trên địa bàn huyện được củng cố và giữ vững với 20/20 xã đạt.

Biểu đồ 4.5. Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm năm 2015

Đối với vùng ổn định trồng lúa: đầu tư hệ thống đường nội đồng dạng cấp phối, cứng hóa kênh mương cấp 3. Đối với vùng trồng CAQ tập trung, rau an toàn, cây màu: thực hiện đầu tư hệ thống đường nội đồng (đường bê tông, cấp phối), đường điện phục vụ sản xuất, khoan giếng hoặc cải tạo hồ tích thủy đảm bảo việc tưới, tiêu. Đối với vùng thực hiện mô hình VAC, vườn ao: đầu tư hệ thống đường nội đồng, đường điện; hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải, bể biogas.

Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp như: sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi (trạm bơm, kênh mương); cứng hóa giao thông nội đồng.

Qua bảng 4.16 cho thấy, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 của huyện Gia Lâm có sự tăng giảm không đồng đều, năm 2013 tổng vốn đầu tư là 139,7 tỷ đồng, năm 2014 giảm nhẹ còn 135,4 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2015 tổng số vốn đầu tư lại tăng lên 155 tỷ đồng.

Năm 2013, tổng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất (58,98%), tương đương 82,4 tỷ đồng, tiếp đến là đầu tư cho thủy lợi chiếm 24,55%, tương ứng 34,3 tỷ đồng và điện nông thôn 16,6 tỷ đồng (11,88%), cơ sở

chế biến là 6,4 tỷ đồng (chiếm 4,58%); Năm 2014 số vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (55,54%), tương ứng 75,2 tỷ đồng, tiếp đến là thủy lợi (22,6%), điện nông thôn (13,52%) và cơ sở chế biến là 4,28%; Tương tự năm 2013 và 2014, năm 2015 vốn đầu tư giao thông nông thôn vẫn đứng đầu (56%), tương ứng 86,8%, tiếp đến là đầu tư cho thủy lợi, điện nông thôn, cơ sở chế biến với tỷ lệ lần lượt là 28,52% (tương ứng 44,2 tỷ đồng), 9,48% (tương ứng 14,7 tỷ đồng) và 6% (tương ứng 9,3 tỷ đồng).

Bảng 4.16. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tỷ đồng Cơ cấu (%) Tỷ đồng Cơ cấu (%) 2014 /2013 2015 /2014 BQ Giao thông nông thôn 82,4 58,98 75,2 55,54 86,8 56,00 91,26 115,43 102,64 Thủy lợi 34,3 24,55 36,1 26,66 44,2 28,52 105,25 122,44 113,52 Điện nông thôn 16,6 11,88 18,3 13,52 14,7 9,48 110,24 80,33 94,10 Cơ sở chế biến 6,4 4,58 5,8 4,28 9,3 6,00 90,63 160,34 120,55 Tổng vốn đầu tư 139,7 100,00 135,4 100,00 155 100,00 96,92 114,48 105,33

Nguồn: Phòng Tài chính huyện Gia Lâm (2013, 2014, 2015)

Nhìn chung, số vốn đầu tư trong giai đoạn 2013-2015 của huyện Gia Lâm là dành nhiều nhất cho giao thông nông thôn, tỷ lệ đầu tư luôn chiếm trên 50% và cơ sở chế biến được đầu tư thấp nhất (dưới 10%). Bên cạnh đó, tốc độ phát triển bình quân của tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 của huyện Gia Lâm tăng, với tỷ lệ 105,33%, trong đó tốc độ phát triển bình quân của đầu tư cho cơ sở chế biến là cao nhất (120,55%), tiếp đến là thủy lợi (113,52%), giao thông nông thôn (102,64%), còn điện nông thôn giảm với tỷ lệ 94,1%.

Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như đường giao thông nội đồng, kênh mương, đường điện, các cơ sở sơ chế, chế biến,... tại các vùng sản xuất trọng điểm còn hạn chế, thiếu đồng bộ và chậm tiến độ.

Bảng 4.17. Đánh giá ảnh hưởng của đầu tư cơ sở hạ tầng đến phát triển nông nghiệp nông thôn

Chỉ tiêu đánh giá

Tăng Giữ nguyên Giảm

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%)

Tiếp cận thị trường hàng hóa 38 50,67 32 42,67 5 6,67

Ứng dụng khoa học kỹ thuật 36 48,00 36 48,00 3 4,00

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp 72 96,00 3 4,00 0 0,00

Điều kiện sống của người dân 74 98,67 1 1,33 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Đánh giá về ảnh hưởng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng đến phát triển nông nghiệp cho thấy, đầu tư cơ sở hạ tầng có tác động làm tăng Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và tăng Điều kiện sống của người dân ở khu vực nông thôn là rõ rệt nhất (96% và 98,67% ý kiến đánh giá). Bên cạnh đó, có 50,67% và 48,00% ý kiến cho rằng đầu tư cơ sở hạ tầng giúp tăng cường Tiếp cận thị trường hàng hóa và Ứng dụng khoa học kỹ thuật; tuy nhiên cũng có (6,67% và 4,00%) ý kiến cho rằng đầu tư cơ sở hạ tầng như hiện nay làm giảm khả năng Tiếp cận thị trường hàng hóa và Ứng dụng khoa học kỹ thuật của người nông dân do một số hạ tầng cần thiết như hình thành cơ sở sơ chế và chế biến tập chung được ưu tiên xây dựng, hộ cho rằng tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cần phải đầu tư vào các hạng mục này.

Như vậy, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Gia Lâm đã được quan tâm, đặc biệt là mức độ đầu tư cho cơ sở chế biến có sự tăng mạnh (20,55%/năm) chứng tỏ chính quyền huyện Gia Lâm đã chú trọng đến việc nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. 4.1.4. Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn

UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã phối hợp với các phòng, ban, ngành của huyện đẩy mạnh việc thực hiện Đề án củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX giai đoạn 2011-2015, nhằm đổi mới, phát triển các HTX, Tổ hợp tác trên địa bàn phù hợp với nguyên tắc tổ chức của HTX theo Luật HTX năm 2012 và cơ chế thị trường, cụ thể: đến hết tháng 3 năm 2016, có 19/55 hợp

tác xã trên địa bàn huyện tổ chức lại hoạt động theo luật HTX 2012; theo kế hoạch đến hết tháng 6 năm 2016, toàn bộ số HTX trên địa bàn huyện Gia Lâm sẽ tổ chức lại hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX 2012. Trong quý I/2016, UBND huyện đăng ký với Chi cục PTNT Hà Nội hỗ trợ tổ chức lại theo luật HTX năm 2012 cho 04 HTX DVNN các xã: Yên Thường, Kim Sơn, Dương Xá, Đặng Xá; đăng ký với Liên minh HTX Thành phố Hà Nội hỗ trợ củng cố HTX theo tiêu chí nông thôn mới gồm các xã: Dương Quang, Trung Mầu, Lệ Chi, Kim Sơn. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Thành phố, của Huyện và sự nỗ lực cố gắng, đổi mới phương thức hoạt động, tìm tòi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã giữ vững tiêu chí này.

Nhằm nâng cao cả về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất nông nghiệp như: Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 về Ban hành “Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016”; Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 về Ban hành “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”. HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 về “chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội”; Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 về “một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020”...

Triển khai các chính sách trên, huyện Gia Lâm đã phối hợp với các đơn vị thuộc Sở nông nghiệp triển khai hỗ trợ nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như: mô hình trồng hoa Lily xã Kim Sơn, Lệ Chi, TT Trâu Quỳ; mô hình lúa chất lượng cao tại TT Trâu Quỳ, xã Đa Tốn; mô hình chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng rau Văn Đức; dự án lai tạo giống bò thịt BBB, bò sữa tại các xã trọng điểm chăn nuôi bò sữa, bò thịt trên địa bàn huyện nhằm cải tạo, phát triển đàn bò thịt, bò sữa chất lượng, tạo giá trị thu nhập cao; mô hình cơ sở giống thủy sản tại xã Phú Thị; chương trình hỗ trợ thuốc BVTV cho các vùng sản xuất rau; xây dựng nhãn hiệu chuối xã Cổ Bi... Với tổng nguồn kinh phí hỗ trợ trên 3,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chính sách của Thành phố còn gặp khó khăn, chưa kịp thời, đầy đủ đến người nông dân; một số nội dung hỗ trợ chưa phù hợp... nên người sản xuất khó tiếp cận.

Trong những năm qua, huyện Gia Lâm đã cụ thể hóa các quy định của Trung ương, của Thành phố bằng các cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với tính chất đặc thù của nông nghiệp của huyện, tập trung vào các nội dung chủ yếu như:

- Hỗ trợ sản xuất lúa nhằm đưa các giống năng suất, chất lượng vào canh tác, cụ thể: hỗ trợ gieo sạ, mô hình thử nghiệm giống TBKT, mô hình sản xuất lúa quy mô tập trung, quy mô không tập trung; Hỗ trợ tập huấn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại...

- Hỗ trợ sản xuất cây màu: mô hình trồng khoai tây vụ đông làm đất tối thiểu, hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh khi có dịch ( rầy nâu )...

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh; công tác khử trùng, tiêu độc, công tác tiêm phòng; vật tư và công tác tổ chức tiêu hủy gia súc mắc bệnh.

Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chính sách của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và đầu tư từ ngân sách huyện còn hạn chế, nhất là chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế và sản xuất theo hướng hàng hóa.

Bảng 4.18. Các hình thức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lâm

Nội dung Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ mô hình

sản xuất lúa Giống lúa chất lượng (danh mục giống lúa chất lượng do UBND huyện quy định), thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm

và thuốc trừ ốc bươu vàng đối với mô hình lúa gieo sạ bằng giàn sạ kéo tay.

100% giá giống

Giống lúa chất lượng theo quy mô tập trung 10 ha trở lên (mỗi mô hình có thể có nhiều điểm, mỗi điểm diện tích tối thiểu 3 ha- danh mục giống lúa chất lượng do UBND huyện quy định theo từng vụ)

100% giá giống

Giống mô hình thử nghiệm giống mới, giống TBKT khi mới đưa vào sản xuất trên địa bàn xã, thị trấn; quy mô thực hiện 01 mô hình từ 01-05 ha.

100% giá giống Hỗ trợ thuốc diệt chuột, ốc bươu vàng, thuốc BVTV khi

có dịch bệnh.

Mức hỗ trợ Nội dung 2. Hỗ trợ sản xuất

rau an toàn

Thuốc sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học tại các vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (hỗ trợ theo Nghị quyết số 25/NQ-HĐND của HĐND thành phố)

Theo đề xuất Kinh phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau

an toàn cho các vùng chuyên canh rau đủ điều kiện sản xuất rau an toàn

100% Kinh phí 3 năm đầu cho tổ chức, cá nhân, nhóm hộ sản

xuất từ 1 ha chuyên canh trở lên đăng ký thực hiện và được cấp giấy chứng nhận VietGAP

150 triệu/ha/năm Giống, vật liệu thực hiện mô hình vòm che nilon rau trái

vụ 50%

Kinh phí xây dựng nhà màng, nhà kính, nhà lưới (không quá 300 triệu/mô hình) tại vùng chuyên canh rau an toàn

30% Thùng chứa vỏ bao bì thuốc BVTV tại các vùng chuyên

canh rau an toàn

Theo đề xuất

3. Hỗ trợ phát triển vùng cây ăn

quả

Kinh phí xây dựng nhãn hiệu tập thể, logo sản phẩm cho các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh

100% Kinh phí lắp đặt biển bảng giới thiệu vùng sản xuất

nông nghiệp chuyên canh tập trung

70% Kinh phí mua giống cây ăn quả có chất lượng chuyển

đổi từ các vùng sản xuất lúa, cây màu sang trồng cây ăn quả theo quy hoạch

30 triệu/ha Thuốc phòng trừ sâu bệnh khi có dịch (diệt ruồi vàng

hại ổi, cam…) tại các vùng sản xuất tập trung

Theo đề xuất Xây các bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV tại các vùng

chuyên canh cây ăn quả Theo đề xuất Kinh phí xây dựng nhà màng, nhà kính, nhà lưới

(không quá 300 triệu/mô hình) tại vùng trồng cây giống

Theo đề xuất Khoan giếng tại các vùng chuyên canh cây ăn quả 1 triệu

đồng/giếng

4. Hỗ trợ mô hình cây màu vụ đông

Mô hình khoai tây vụ đông trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu quy mô thực hiện 01 mô hình: 03-05 ha

50% giá giống

5. Hỗ trợ máy móc thiết bị

Kinh phí mua máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy cấy (không quá 75 triệu/máy); máy phun thuốc trừ sâu (không quá 7 triệu đồng/máy) để phục vụ sản xuất

30%

6. Hỗ trợ nạo vét kênh mương nội đồng

Kinh phí nạo vét kênh mương nội đồng do UBND các xã quản lý

30%

7. Hỗ trợ chăn nuôi

Kinh phí mua nguyên liệu làm đệm lót, chế phẩm sinh học xử lý môi trường trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa lợn thịt

100% Kinh phí mua tank chứa sữa tươi (6000 lít/tank), mua

máy kiểm tra sữa tươi

20% Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015)

Kết quả giai đoạn 2011-2013 đã có bước phát triển tích cực của các hình thức tổ chức kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở huyện Gia Lâm. Những hình thức tổ chức kinh tế tiến bộ có sự tăng trưởng đáng kể (số lượng Doanh nghiệp nông nghiệp, HTX nông nghiệp và trang trại tăng trưởng lần lượt là 63,30%/năm, 5,61%/năm và 26,73%/năm), trong khi đó hình thức hộ có xu hướng giảm 2,9%/năm. Đây là dấu hiệu tích cực trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi các hình thức tổ chức kinh tế tiến bộ đang là đầu tàu trong việc áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.

+ Đối với hình thức doanh nghiệp nông nghiệp: Năm 2013, toàn huyện có 3 doanh nghiệp và tăng lên 8 doanh nghiệp vào năm 2015, tất cả các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)