Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57)

4.1.1. Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh

Trong những năm qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; kinh tế trang trại phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao... Diện tích trồng lúa giảm dần, chủ yếu sử dụng giống TBKT, chất lượng cao (chiếm 87% diện tích). Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng như: cây rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh... giá trị thu nhập đạt 300 – 500 triệu đồng/ha.

Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện (khoảng 14%), song nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm. Hiện nay, ngành nông nghiệp sử dụng trên 55% lực lượng lao động, là nguồn sinh kế của 65% hộ gia đình. Nông nghiệp không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm mà còn là vùng đệm, tạo cảnh quan môi trường cho phát triển công nghiệp và đô thị hóa.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập, phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất nông nghiệp: lúa, cây ăn quả, cây rau, cây màu, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi. Tình trạng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản liên tục bị phá vỡ tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân.Vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, hạ tầng gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Chính sách hỗ trợ, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, bất cập. Do vậy để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới cần phải giải quyết một số bất cập trên như: xác định được vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, tương đối ổn định và không ổn định để từ đó định hướng cho sản xuất và đầu tư; chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp sẽ định hướng vào thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch và theo lợi thế so sánh từng vùng sinh thái.

Bảng 4.1. Kết quả rà soát, đánh giá hiện trạng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đến năm 2020

Đơn vị tính: ha

STT Vùng sản xuất Hiện trạng Quy hoạch Biến

động

1 Chuyên lúa 2.845,94 1.360,95 -1.484,99 2 01 lúa + cây màu (ngô, lạc, đậu

tương…) 70,42 32,20 -38,22 3 01 lúa + cá 0,0 28,67 28,67 4 Chuyên rau (rau an toàn) 407,48 378,23 -29,25 5 Cây ăn quả 1.030,83 2.073,24 1.042,41 6 Hoa, cây cảnh 11,51 86,95 75,44 7 Cây màu (ngô, lạc, đậu tương…) 834,93 230,79 -604,14 8 Vườn - ao - chuồng (VAC) 286,73 658,39 371,66 9 Vườn - ao (VA) 110,66 592,75 482,09 10 Trồng trọt kết hợp chăn nuôi (VC) 0,00 155,85 155,85 11 Cây giống, CAQ kết hợp thủy sản 83,15 122,35 39,20 12 Chăn nuôi tập trung 14,32 54,26 39,94

13 Cỏ chăn nuôi 6,12 6,12

14 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy

sản 68,57 79,97 11,40

Tổng 5.837,7 5.837,7 0

*: Tổng diện tích 5837,7 ha trong đó có 73,16 ha đất hoang hóa tại các xã Phú Thị, Dương Xá, Cổ Bi.

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015)

Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện 6.493,1ha nhưng diện tích đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch vùng sản xuất là 5.837,7ha (một số diện tích đất nông nghiệp không quy hoạch: đất xen kẹt, đất không thể sản xuất nông nghiệp), trong đó diện tích đất nông nghiệp ổn định 2.927,3ha, diện tích đất tương đối ổn định 1.800,1ha, diện tích đất nông nghiệp không ổn định 1.110,3ha (Khu Đô thị Tây Nam, Cảng nội địa Hanel giai đoạn 2, dự án sân golf, một số diện tích đất đấu giá, dự án khu đô thị của HimLam).

- Đối với vùng lúa: Hiện trạng diện tích canh tác lúa 2.845,94ha, dự kiến đến 2020 diện tích lúa còn 1.360,95ha (giảm 1.484,99ha), trong đó diện tích đất ổn định trồng lúa 482,68ha, diện tích đất tương đối ổn định 417,16ha, diện tích đất không ổn định 461,11ha. Đến 2020 trên địa bàn huyện vẫn còn 17/17 đơn vị

sản xuất lúa; các xã có diện tích lúa giảm nhiều Yên Thường, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Lệ Chi, Dương Quang, Đa Tốn, Kiêu Kỵ; phần diện tích đất lúa giảm chủ yếu chuyển sang trồng cây ăn quả, xây dựng mô hình VAC, VA, 01 lúa + cá.

- Đối với vùng chuyên canh rau: Hiện trạng diện tích rau 407,48ha, dự kiến đến 2020 diện tích rau còn 378,23ha (giảm 29,25ha), trong đó diện tích đất ổn định trồng rau 290,2ha, diện tích đất tương đối ổn định 88,03ha. Diện tích rau giảm mạnh tại vùng rau Văn Đức (khoảng 100ha chuyển trồng cây ăn quả), mở rộng vùng rau tại Yên Thường (từ 39,5ha lên 63ha), xây dựng mới vùng rau tại Phù Đổng, Trung Mầu.

- Đối với vùng trồng cây ăn quả: Hiện trạng diện tích trồng cây ăn quả 1.030,83ha, dự kiến đến 2020 diện tích cây ăn quả 2.073,24ha (tăng 1.042,41ha), trong đó diện tích đất ổn định 1.198,11ha, diện tích đất tương đối ổn định 473,83 ha, diện tích đất không ổn định 401,3 ha. Diện tích cây ăn quả tăng mạnh tại một số xã Phù Đổng, Yên Thường, Dương Quang, Lệ Chi, Đa Tốn, Văn Đức, Đặng Xá, Kiêu Kỵ; phần diện tích đất trồng cây ăn quả tăng chủ yếu chuyển từ đất trồng lúa, cây màu.

- Đối với vùng trồng cây màu: hiện trạng sản xuất là 834,93ha, dự kiến đến 2020 giảm mạnh còn 230,79ha (giảm 604,14ha) do các xã chuyên màu trước đây (Lệ Chi, Kim Sơn, Phú Thị, Dương Quang) chuyển mạnh sang trồng cây ăn quả và mô hình VAC…

- Đối với các mô hình VAC: Hiện trạng diện tích 286,73ha, dự kiến đến 2020 diện tích sản xuất theo mô hình VAC là 658,39ha (tăng 371,66ha). Diện tích mô hình VAC tăng mạnh tại một số xã Phù Đổng, Ninh Hiệp, Yên Thường, Dương Quang, Lệ Chi, Dương Xá, Đa Tốn; phần diện tích sản xuất theo mô hình VAC tăng chủ yếu chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất sản xuất chỉ được 01 vụ/năm, đất để hoang hóa (Phù Đổng trên 100ha tập trung tại khu vực cánh đồng giáp sông Tào Khê, giáp khu vực trạm bơm Dương Hà; Dương Quang khoảng 60ha tập trung tại khu vực triển sông Thiên Đức, các khu tự nhận xa xấu khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, Dương Xá diện tích 29,7ha phần diện tích đất hoang hóa khu vực giáp cụm sản xuất công nghiệp, diện tích cánh đồng giáp khu vực Nội thương).

- Đối với các mô hình VA: Hiện trạng diện tích 110,66ha, dự kiến đến 2020 diện tích sản xuất theo mô hình VA 592,75 ha (tăng 482,09ha). Diện tích mô hình VA tăng mạnh tại một số xã: Ninh Hiệp, Phù Đổng, Lệ Chi, Dương Xá, Đặng Xá, Kiêu Kỵ; phần diện tích sản xuất theo mô hình VA tăng chủ yếu

chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất sản xuất chỉ được 01 vụ/năm, đất để hoang hóa nhưng vị trí gần khu dân cư không phát triển được chăn nuôi.

- Đối với các mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi (VC): khoảng 155,86ha, đây là mô hình chuyển đổi một phần diện tích trồng cây ăn quả sang mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi trong đó trồng trọt là chính; trên địa bàn huyện có 2 xã quy hoạch thực hiện: Phú Thị và Kim Lan (Phú Thị toàn bộ diện tích đất trồng cây ăn quả ngoài bãi nằm ngoài hành lang thoát lũ; Kim Lan một phần diện tích quy hoạch vùng cây ăn quả xa khu dân cư); Mô hình trồng trọt kết hợp với nuôi thủy sản: thực hiện tại thị trấn Trâu Quỳ.

- Đối với mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư: hiện trạng 14,32ha tại Văn Đức, Dương Hà; dự kiến diện tích theo quy hoạch là 54,26ha (tăng 39,94ha) tại một số xã: Phù Đổng, Trung Mầu, mở rộng diện tích tại xã Văn Đức.

Bảng 4.2. Vùng sản xuất lúa chất lượng chuyên canh tập trung đến 2020 theo quy hoạch

Đơn vị tính: ha

TT Tên xã Diện tích quy

hoạch Diện tích đã có Diện tích tăng (giảm) 1 Yên Thường 219,03 461,12 -242,09 2 Yên Viên 53,20 64,60 -11,4 3 Ninh Hiệp 44,44 233,90 -189,46 4 Đình Xuyên 80,89 150,48 -69,59 5 Dương Hà 62,78 70,48 -7,7 6 Trung Mầu 106,28 151,13 -44,85 7 Phù Đổng 164,88 365,25 -200,37 8 Lệ Chi 88,88 194,84 -105,96 9 Đặng Xá 18,37 74,34 -55,97 10 Phú Thị 16,41 32,63 -16,22 11 Kim Sơn 62,80 70,30 -7,5 12 Cổ Bi 14,00 73,00 -59 13 Trâu Quỳ 45,25 75,75 -30,5 14 Dương Quang 77,13 211,90 -134,77 15 Dương Xá 135,40 208,50 -73,1 16 Đa Tốn 107,88 255,02 -147,14 17 Kiêu Kỵ 63,33 152,70 -89,37 Tổng 1360,95 2845,94 -1484,99

Bảng 4.3. Vùng ổn định sản xuất RAT chuyên canh tập trung đến 2020 theo quy hoạch

Đơn vị tính: ha

TT Tên xã Diện tích quy

hoạch Diện tích đã có Diện tích tăng (giảm) 1 Yên Thường 63,16 39,53 23,63 2 Yên Viên 22,50 22,50 0 3 Dương Hà 4,00 0,00 4 4 Trung Mầu 20,03 0,00 20,03 5 Phù Đổng 20,27 0,00 20,27 6 Lệ Chi 22,08 19,58 2,5 7 Đặng Xá 84,70 84,70 0 8 Kim Sơn 3,50 3,50 0 9 Văn Đức 136,87 237,67 -100,8 Tổng 378,23 407,48 -29,25

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015)

Bảng 4.4. Vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh tập trung đến 2020 theo quy hoạch

Đơn vị tính: ha

TT Vùng sản xuất Diện tích quy

hoạch Diện tích đã có Diện tích tăng (giảm) 1 Bắc Đuống 504,38 18,13 486,25 2 Nam Đuống 824,07 494,9 329,17 3 Khu vực Sông Hồng 744,8 530,7 214.1 Tổng 2.073,24 1.043,73 1029,52

1360,95 378,23 2073,24 2845,94 407,48 1.043,73 0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Vùng SX lúa Vùng SX RAT Vùng SX CAQ

Di?n tích quy ho?ch Di?n tích dã có

Biểu đồ 4.1. Biến động quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu nông nghiệp huyện Gia Lâm

Như vậy, bước đi đầu tiên trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm là tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 theo hướng giảm nhanh diện tích đất trồng lúa và trồng rau (lúa giảm 1484,99ha (bảng 4.2), rau giảm 29,25ha (bảng 4.3), đẩy mạnh diện tích trồng cây ăn quả (tăng 1029,52ha). Có thể thấy đây là bước đi đúng đắn nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong bối cảnh quỹ đất sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đang dần bị thu hẹp.

Bảng 4.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế trong quy hoạch và rà soát quy hoạch Chỉ tiêu đánh giá Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Phát huy được tính khả thi 15 75,00 3 15,00 2 10,00 Tầm nhìn lâu dài 17 85,00 0 0,00 3 15,00 Sự tham gia của các ngành 16 80,00 4 20,00 0 0,00

Biểu đồ 4.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế trong quy hoạch và rà soát quy hoạch

Qua biểu đồ 4.2 cho thấy kết quả đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế trong quy hoạch và rà soát quy hoạch trong thời gian qua như sau:

Về “Phát huy được tính khả thi”, 75% ý kiến cho rằng đã phát huy được tính khả thi của quy hoạch, chỉ có 10% cho là chưa phù hợp.

Về “Tầm nhìn lâu dài”, 85% cho rằng quy hoạch phù hợp, số còn lại cho rằng chưa phù hợp.

Về “Sự tham gia của các ngành”, 80% cho rằng sự tham gia của các ngành trong quy hoạch là phù hợp, 20% còn lại đánh giá chưa phù hợp.

Tóm lại, công tác rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh của huyện Gia Lâm đến 2020 đã thể hiện được định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp khá rõ nét, trong đó tập trung sắp xếp lại quỹ đất nông nghiệp hiện có, cương quyết giảm nhanh diện tích cây trồng có giá trị gia tăng thấp như lúa và rau màu để nhường chỗ cho sản phẩm có giá trị cao hơn như cây ăn quả và các mô hình trồng trọt-chăn nuôi-thủy sản kết hợp (Bảng 4.1). Tuy nhiên vẫn còn 10-15% ý kiến cho rằng quy hoạch chưa phát huy được tính khả thi và tầm nhìn lâu dài bởi đây chỉ đơn giản là sự “bố trí, sắp xếp lại quỹ đất nông nghiệp hiện có” cho phù hợp chứ chưa thực sự hướng đến phương án tạo ra sự biến đổi vượt bậc về mặt chất lượng (đa dạng hóa, chú trọng chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm...) từ đó nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

4.1.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng sản xuất hình thành theo quy hoạch đã được duyệt thành theo quy hoạch đã được duyệt

Trước chủ trương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, huyện Gia Lâm đã nhanh chóng đưa ra những chỉ đạo và giải pháp triển khai vào thực tế. Trong đó, để tạo ra những bước nhảy trong phát triển, nhằm thúc đẩy sản

xuất, tiêu thụ mạnh mẽ, địa phương đã nhận định và tiến hành đổi mới về tư duy

và định hướng phát triển đối với ngành nông nghiệp như sau:

(1) Đổi mới tư duy sản xuất, từ hình thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang

hình thức sản xuất liên kết, hợp tác, sản xuất hàng hoá quy mô lớn;

(2) Thay đổi về phương thức sản xuất thông qua tăng cường áp dụng khoa

học kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, dần thay thế nền nông nghiệp lạc hậu sang nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại;

(3) Chuyển đổi từ tư duy sản xuất chạy theo số lượng sang sản xuất hướng tới chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

(4) Phát huy lợi thế nông nghiệp của từng vùng, từng địa bàn, gắn với

tăng cường năng lực cạnh tranh;

(5) Phát triển sản xuất gắn với định hướng thị trường;

(6) Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Bảng 4.6. Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) GTSX ( tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX ( tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX ( tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2014 /2013 /2014 2015 BQ Toàn ngành 1204,09 100,00 1248,90 100,00 1324,20 100,00 103,72 106,03 104,87 Trồng trọt 506,70 42,08 536,60 42,97 583,30 44,05 105,90 108,70 107,29 Chăn nuôi 622,79 51,72 633,40 50,72 655,70 49,52 101,70 103,52 102,61 Nuôi trồng thủy sản 74,60 6,20 78,90 6,32 85,20 6,43 105,76 107,98 106,87

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2013 là 1204,09 tỷ đồng, trong đó ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất 51,72%, (tương đương 622,79 tỷ đồng), tiếp đến

là trồng trọt chiếm 42,08% (tương đương 506,7 tỷ đồng) và cuối cùng là nuôi trồng thủy sản 6,2% (tương đương 74,6 tỷ đồng); Năm 2014, giá trị sản xuất toàn ngành tăng nhẹ so với năm 2013 đạt 1248,9 tỷ đồng, trong đó ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (50,72%), tương đương 633.4 tỷ đồng, sau đó là ngành trồng trọt chiếm 42,97% (tương đương 536,6 tỷ đồng và cuối cùng là ngành nuôi trồng thủy sản chiếm 6,32%, tương đương 78,9 tỷ đồng; Đến năm 2015, giá trị sản xuất toàn ngành tăng lên 1324,4 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ ngành chăn nuôi có giảm nhẹ so với 2 năm (2013, 2014) nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn ngành, chiếm 49,52% (tương đương 655,7 tỷ đồng), tiếp đến là ngành trồng trọt chiếm 44,05% (chiếm 583,3 tỷ đồng) và cuối cùng là ngành nuôi trồng thủy sản (6,43%), tương đương 85,2% (Bảng 4.6).

Biểu đồ 4.3. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Nhìn chung trong 3 năm qua (2013-2015), tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm tăng 4,87%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng cao nhất với 7,29%/năm, tiếp đến là ngành thủy sản đạt 6,87%/năm và thấp nhất là ngành chăn nuôi đạt 2,61%/năm (Bảng 4.6). Rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)