Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Đặc điểm địa lý

Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội: Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp huyện Đông Anh, Quận Long Biên và Quận Hoàng Mai; Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và Tỉnh Bắc Ninh. Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 5; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái nguyên; đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… đường thủy sông Hồng, sông Đuống, đường sắt ngược lên phía Bắc, và xuôi cảng biển Hải Phòng.

Địa giới hành chính của huyện gồm 20 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 11.473 ha, 20 xã nông thôn có tổng diện tích tự nhiên là 10.647 ha, chiếm 92,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (UBND huyện Gia Lâm, 2013).

3.1.1.2. Địa hình

Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dẩn từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình thành phố Hà Nội và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng.

Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi tụ bởi phù sa dày sông Hồng, sông Đuống, bề dày của phù sa trung bình là 90 – 120 cm. Từ đó, huyện có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp (UBND huyện Gia Lâm, 2013).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:

- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.

- Lượng mưa trung bình năm 1400-1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.

- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc (UBND huyện Gia Lâm, 2013).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Gia Lâm là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư, có tiềm năng về thị trường hàng hóa và dịch vụ lớn; Là địa bàn giáp nội thành và các khu vực công nghiệp, có lợi thế về tiêu thụ sản phẩm. Gia Lâm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như làng Gốm sứ Bát Tràng, nghề dát quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ, nghề bào chế thuốc Nam, thuốc Bắc Ninh Hiệp… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.

3.1.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất

Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của sản xuất nông nghiệp. Vị trí và vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với sản xuất nông nghiệp vì Gia Lâm vẫn là huyện còn mang nặng nền sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gia Lâm là 11.473ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 6.153,4ha chiếm 53,6% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2014 là 6.138,5ha chiếm 53,5% và tính đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn có 6.118,45ha chiếm 53,33% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân của việc đất nông nghiệp ngày càng giảm qua các năm có thể giải thích là do quá trình CNH – HĐH của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa đã lấy dần đất nông nghiệp sang dành cho xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị... làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân trong cả hiện tại và tương lai.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Diện 2013 2014 2015 So sánh (%) tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ TỔNG SỐ 11473,0 100,0 11473,0 100,0 11473,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Đất nông nghiệp 6153,4 53,6 6138,5 53,5 6118,5 53,3 99,8 99,7 99,7

-Đất sản xuất nông nghiệp 5861,4 51,1 5847,2 51,0 5829,3 50,8 99,8 99,7 99,7 +Đất trồng cây hàng năm 5670,5 49,4 5656,2 49,3 5638,4 49,1 99,7 99,7 99,7 +Đất trồng cây lâu năm 190,9 1,7 190,9 1,7 190,9 1,7 100,0 100,0 100,0 -Đất lâm nghiệp có rừng 39,2 0,3 39,0 0,3 39,0 0,3 99,6 100,0 99,8 -Đất nuôi trồng thuỷ sản 197,0 1,7 196,5 1,7 196,2 1,7 99,7 99,9 99,8 -Đất nông nghiệp khác 55,9 0,5 55,9 0,5 53,9 0,5 100,0 96,5 98,3

Đất phi nông nghiệp 5142,7 44,8 5158,9 45,0 5179,0 45,1 100,3 100,4 100,4

-Đất ở 1290,3 11,2 1298,4 11,3 1304,2 11,4 100,6 100,4 100,5 -Đất chuyên dùng 2633,3 23,0 2639,3 23,0 2653,7 23,1 100,2 100,5 100,4 -Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,8 0,2 23,8 0,2 23,8 0,2 100,0 100,0 100,0 -Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,1 0,8 94,1 0,8 94,1 0,8 100,0 100,0 100,0 -Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1093,6 9,5 1093,6 9,5 1093,6 9,5 100,0 100,0 100,0 -Đất phi nông nghiệp khác 7,6 0,1 9,6 0,1 9,6 0,1 127,4 100,0 113,7

Đất chưa sử dụng 176,9 1,5 175,6 1,5 175,6 1,5 99,3 100,0 99,6

3.1.2.2. Tình hình biến động dân số và lao động

Dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2015 là 271.022 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2012 – 2015 là 3.4 %. Số hộ gia đình là 77.102 hộ.

Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2015 cơ cấu hộ nông thôn chiếm 86.3% tổng số hộ toàn huyện.

Tổng số lao động đang trong các ngành kinh tế năm 2015 của huyện là 110.577 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 22,2% năm 2013 xuống còn 18,8% năm 2015. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 41.1% năm 2013 lên 42.2% năm 2015, ngành thương mại dịch vụ tăng từ 36.1% năm 2013 lên 38.6% năm 2015.

Sản xuất nông nghiệp lao động có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất và vai trò này càng được thể hiện rõ khi mà việc áp dụng cơ giới hóa, trình độ cơ giới hóa và hiện đại hóa ở nước ta nói chung và Gia Lâm còn thấp.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, còn lao động phi nông nghiệp thì tăng với số lượng lớn và tăng dần qua các năm. Đây là hệ quả của quá trình đô thị hóa làm cho người nông dân bị mất đất và họ không còn có đất để hoạt động nông nghiệp nữa, họ chuyển dần sang các ngành nghề khác như làm thuê trong các nhà máy, làm phụ hồ cho các công trình xây dựng... Số lao động nông nghiệp giảm kéo theo nó là số hộ nông nghiệp cũng giảm theo.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ 1. Tổng số hộ hộ 69.386,0 71.729,0 77.1020 103,4 107,5 105,4 Hộ nông thôn hộ 60.272,0 62.553,0 67.8700 103,8 108,5 106,1 Hộ thành thị hộ 9.114,0 9.176,0 9.232,0 100,7 100,6 100,6 2 Số nhân khẩu người 253.800,0 257,767.0 271.022,0 101,6 105,1 103,4 Nhân khẩu Thành thị người 36.066,0 36.486,0 37.033,0 101,2 101,5 101,3 Nhân khẩu nông thôn người 217.734,0 221.281,0 233.989,0 101,6 105,7 103,7 3. Tổng số lao động người 107.103 106.973 110.577,0 99,9 103,4 101,6 Lao động nông nghiệp người 23.759 21.097 20.789 88,8 98,5 93,7 Lao động công nghiệp-tiểu thủ công

nghiệp người 44.019 44.715 46.663 101,6 104,4 103,0 Lao động thương mại dịch vụ người 38.683 40.627 42.683 105,0 105,0 105,0 Lao động khác người 642 534 442 83,2 82,7 83,0 4. Một số chỉ tiêu bình quân

Số nhân khẩu bình quân 1 hộ người 3,7 3,6 3,5 98,2 97,8 98,0 Số nhân khẩu bình quân 1 lao động người 2,4 2.4 2,5 100,0 104,2 102,1

3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được đầu tư rất lớn, phần nào đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Hệ thống giao thông

Huyện có đầy đủ các công trình giao thông phục vụ cho vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy... Với mật độ hệ thống giao thông quốc gia chạy qua, huyện có đầy đủ cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến hết năm 2015 huyện đã hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường liên xã, hỗ trợ các xã xây dựng tuyến đường thôn, xóm đưa vào khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Toàn huyện có 568 km đường giao thông trong đó trải nhựa hoặc bê tông hóa được 441,08 km (74/%).

Hệ thống thủy lợi

Huyện thường xuyên kiểm tra các thiết bị bơm, hệ thống kênh mương tưới tiêu, đảm bảo tưới tiêu phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Gia Lâm hiện có 47

trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5

ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%).

-Điện: Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo

nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

-Y tế: Trên địa bàn huyện có 27 cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng kiên cố và bán kiên cố có đủ bác sỹ, y tá và các trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân.

-Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2011 là 20.7 triệu đồng/người; năm 2015 đạt 32,8 triệu đồng/người. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 là 3.76%, đến hết năm 2015 còn 1.55 %. (UBND huyện Gia Lâm, 2013, 2015)

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế

với tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều dự án công trình được Nhà nước phê duyệt, đầu tư thích hợp là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh.

Trong giai đoạn 2011-2015, kinh tế của huyện Gia Lâm phát triển khá toàn diện; Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,29%/năm: trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 9,47%; thương mại, dịch vụ tăng 15,45%/năm; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,25% năm (Bảng 3.3).

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng không phải vì tăng diện tích gieo trồng mà tăng do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên; mặt khác là do người dân đã chuyển dần sang sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả sản xuất lớn như cây rau, cây ổi và cây lương thực khác cùng với những vật nuôi chủ yếu như lợn, trâu bò và gia cầm các loại.

Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, giảm dần ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu này tương đối rõ ràng và đúng hướng, đúng tinh thần nghị quyết mà đại hội đảng bộ huyện khóa XX đề ra đồng thời phù hợp với các lợi thế của huyện, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế huyện phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 2015, tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế của huyện là 10.540,9 tỷ đồng. Trong đó GTSX của ngành TMDV là 3.693,5 tỷ đồng, chiếm 35,04%, ngành công nghiệp-XD đạt 5.456,7 tỷ đồng, chiếm 51,77%, ngành nông nghiệp là 1308,2 tỷ đồng, chiếm 13,2% (Bảng 3.4).

Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) GTSX (tỷ đồng) Tốc độ (%) (tỷ đồng) GTSX Tốc độ (%) GTSX (tỷ đồng) Tốc độ (%) 2014/2013 2015/2014 quân Bình Tổng giá trị sản xuất 6827,1 109,28 7499,5 109,85 8304,9 110,74 109,85 110,74 110,29 - Công nghiệp, xây dựng 3764,4 109,0 4108,9 109,2 4511,4 109,8 109,15 109,80 109,47 - Thương mại, dịch vụ 2058,8 114,6 2367,6 115,0 2743,9 115,9 115,00 115,89 115,45 - Nông, lâm, thủy sản 1003,9 100,5 1023,0 101,9 1049,6 102,6 101,90 102,60 102,25 * Nông nghiêp 952,5 99,7 970,8 101,9 995,4 102,5 101,92 102,53 102,23 + Trồng trọt 449,0 92,7 454,4 101,2 465,9 102,5 101,21 102,52 101,86 + Chăn nuôi 468,8 107,1 481,4 102,7 493,4 102,5 102,68 102,50 102,59 + Dịch vụ nông nghiệp 34,7 104,1 35,0 100,9 36,1 103,1 100,91 103,06 102,00 * Lâm nghiệp 0,14 94,10 0,13 91,76 0,12 94,12 91,76 94,12 92,58 * Thủy sản 51,23 117,99 52,03 101,55 54 103,79 101,55 103,79 102,67

Bảng 3.4. GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 Bình quân I. Tổng giá trị sản xuất 8163,5 100,0 9681,5 100,0 10540,9 100,0 118,6 108,9 113,63 - Công nghiệp, xây dựng 4397,4 53,9 5008,9 51,7 5456,7 51,8 113,9 108,9 111,40 - Thương mại, dịch vụ 2499,7 30,6 3289,6 34,0 3693,5 35,0 131,6 112,3 121,56 - Nông, lâm, thủy sản 1266,5 15,5 1383,0 14,3 1390,7 13,2 109,2 100,6 104,79 * Nông nghiêp 1191,7 94,1 1308,1 94,6 1308,2 94,1 109,8 100,0 104,77 + Trồng trọt 506,7 42,5 583,5 44,6 583,3 44,6 115,2 100,0 107,29 + Chăn nuôi 622,8 52,3 655,6 50,1 655,7 50,1 105,3 100,0 102,61 + Dịch vụ nông nghiệp 62,3 5,2 69,0 5,3 68,5 5,2 110,8 99,3 104,86 * Lâm nghiệp 0,2 0,0 0,2 0,0 0,2 0,0 88,2 100,0 100,00 * Thủy sản 74,6 5,9 74,8 5,4 82,3 5,9 100,3 110,1 105,03 II. Chỉ tiêu bình quân

Giá trị sản xuất NN-TS trên

1ha đất (triệu đồng/ha) 198,6 - 203,4 - 208,6 - 102,4 102,6 102,49 Thu nhập bình quân đầu người

(triệu đồng/người/năm) 28,8 - 30,6 - 32,8 - 106,3 107,2 106,72 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

Trong những năm qua, với tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của huyện Gia Lâm. Các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành đang trên đà đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, thu hút các nguồn vốn đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, các khu thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện. Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng khá với nhịp độ ổn định công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữa vững trình độ dân trí được nâng lên. Sự nghiệp văn hóa – xã hội được quan tâm, đời sống của nhân dân được cải thiện về từng bước, bộ mặt nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)