Phát triển công nghiệp, thương mại nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83)

tận dụng điều kiện sẵn có nên số lượng hộ chuyên trồng trọt, chăn nuôi và tổng hợp không chênh lệch lớn, riêng hộ thủy sản có số lượng thấp hơn do diện tích ao hồ không nhiều trong nông thôn.

Như vậy, sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian qua còn hạn chế, kinh tế nông hộ có xu hướng giảm không đáng kể; doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và trang trại chưa phát triển nhanh và chưa thể hiện được vai trò đầu tàu, hỗ trợ hộ nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp.

4.1.5. Phát triển công nghiệp, thương mại nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp nông nghiệp

Với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, và gắn với định hướng thị trường, vấn đề xúc tiến thương mại được địa phương quan tâm. Tổ chức quảng bá, tiếp thị, tham gia triển lãm, hội chợ về các đặc sản nông nghiệp trong và ngoài địa bàn đã được đẩy mạnh; ngoài ra địa phương đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các hộ, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh tại địa phương. Để nâng cao giá trị gia tăng gắn với đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, địa phương cũng đã tiến hành xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm có thế mạnh.

Nhìn chung, các giải pháp về xúc tiến thương mại trong nông nghiệp khá năng động với tình hình thị trường hiện tại. Từ đó cho thấy, các giải pháp đã gắn sản xuất với định hướng thị trường khá rõ ràng.

Tính đến năm 2016, có khoảng 365 cơ sở chế biến các sản phẩm nông sản; 275 cơ sở chế sản phẩm từ gạo (bún, phở, nấu rượu); và khoảng 40 cơ sở chế biến sản phẩm từ đậu tương, 35 cơ sở chế biến hành tỏi, 15 cơ sở chế biến bột nghệ. Tuy nhiên, sản lượng chế biến so với sản lượng thu hoạch trên địa bàn còn thấp, như chế biến gạo đạt khoảng 16,27%; đậu tương đạt 65,32%; chế biến nghệ đạt khoảng 30,11%; chỉ riêng chế biến hành tỏi vượt so với mức sản xuất của địa bàn khoảng 118,6%. Tuy nhiên, sản lượng chế biến so với sản lượng thu hoạch trên địa bàn còn thấp. Nguyên nhân do số cơ sở chế biến chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, quy mô nhỏ, không tập trung, công nghệ còn thấp (Bảng 4.20).

Bảng 4.20. Tình hình về công nghiệp chế biến tại huyện Gia Lâm năm 2015 Lĩnh vực chế biến Số lượng (cơ sở) Sản lượng chế biến (tấn) Mức độ chế biến so với thu hoạch

(%)

- Chế biến gạo 275 4876,3 16,27 - Chế biến đậu tương 40 281,5 65,32 - Chế biến nghệ 15 248 30,11 - Chế biến hành tỏi 35 420 118,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua khảo sát cho thấy, đa số các cơ sở tham gia chế biến nông lâm sản đều chưa phải chế biến sâu, do đó khó có thể nâng cao được giá trị gia tăng cho sản phẩm, trong khi đó theo mục tiêu tái cơ cấu, để tăng cường nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị tăng thêm đối với sản phẩm nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến phải gắn liền đồng bộ. Do đó địa phương nên có phương hướng giải quyết thực trạng trên.

Hiện nay trên địa bàn có khoảng 9 nhóm ngành nghề nông nghiệp, nông thôn chủ yếu (Phòng Kinh tế, 2015). Trong đó, nhóm ngành nghề dịch vụ nông nghiệp đang phát triển nhanh; đa số các nhóm ngành nghề còn lại là gắn với chế biến nông sản với các sản phẩm như: Giò chả, bún, phở, đậu phụ, hành khô,... Số cơ sở kinh tế cá thể hiện đang phát triển nhanh và khá lớn, đạt khoảng 5.568 cơ sở. Tính đến năm 2015, lao động tham gia hoạt động trong các nhóm ngành nghề có thu nhập bình quân khoảng 33,6 triệu đồng/người/năm.

Nhìn chung, sự phát triển các ngành nghề nông nghiệp, nông thôn đang khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khâu sau sản xuất, tuy nhiên, còn chưa bền vững, sự phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn còn chưa tập trung, quy mô còn nhỏ, khoa học công nghệ còn chưa cao, do vậy phát triển chưa bền vững, chưa gắn kết được với mục tiêu tái cơ cấu đồng bộ với các lĩnh vực khác. Địa phương nên có biện pháp cải thiện tình hình trên.

4.1.6. Kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Gia Lâm 4.1.6.1. Kết quả thay đổi về cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp

Từ thay đổi trong can thiệp vào các lĩnh vực trọng tâm trong nông nghiệp, cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp đã có sự thay đổi không đồng đều giữa các năm. Năm 2013 có tổng giá trị đầu tư là 146,99 tỷ đồng nhưng lại giảm còn

143,44 tỷ đồng vào năm 2014 (giảm 2,36%) và tăng lên 164,54 tỷ đồng vào năm 2015 (tăng 14,70%). Giá trị đầu tư công cho nông nghiệp của năm 2015tăng so với các năm trước chủ yếu là đầu tư cho Giao thông nông thôn, Thủy lợi là vấn đề được quan tâm ưu tiên thực hiện để tạo tiền đề cơ bản cho phát triển nông nghiệp, phục vụ sản xuất lâu dài, nâng cao đừi sống nhân dân. Đáng chú ý là kinh phí đầu tư công cho các hạng mục quan trọng như Cơ sở chế biến, Khoa học công nghệ, Khuyến nông, Thú y và BVTV, Đào tạo lao động, Xúc tiến thương mại mặc dù còn ít nhưng đã tăng khá nhanh trong những năm gần đây (Cơ sở chế biến tăng 20,55%, Khoa học công nghệ tăng 69,03%/năm, Khuyến nông tăng 3,04%/năm, Thú y và BVTV tăng 2,66%/năm, Đào tạo lao động tăng 59,86%/năm, Xúc tiến thương mại tăng 19,52%/năm) (Bảng 4.21).

Nhìn chung, sự thay đổi về cơ cấu đầu tư công cho nông nghiệp của huyện Gia Lâm qua các năm khá hợp lý, phù hợp trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Bảng 4.21. Thay đổi về cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2014 /2013 /2014 2015 BQ Giao thông nông thôn 82,4 56,06 75,2 52,43 86,8 52,75 91,26 115,43 102,64 Thủy lợi 34,3 23,33 36,1 25,17 44,2 26,86 105,25 122,44 113,52 Điện nông thôn 16,6 11,29 18,3 12,67 14,7 5,93 110,24 80,33 94,10 Cơ sở chế biến 6,4 4,35 5,8 4,04 9,3 5,56 90,63 160,34 120,55 Khoa học công nghệ 0,35 0,24 1 0,7 1 0,61 285,71 100,00 169,03 Khuyến nông, 2,75 1,87 2,76 1,92 2,92 1,77 100,36 105,80 103,04 Thú y, BVTV 2,6 1,77 2,56 1,78 2,74 1,67 98,46 107,03 102,66 Lao động 0,54 0,37 0,64 0,45 1,38 0,84 118,52 215,63 159,86 Xúc tiến thương mại 1,05 0,71 1,08 0,75 1,5 0,91 102,86 138,89 119,52 Tổng cộng 146,99 100,00 143,44 100,00 164,54 100,00 114,26 40,70 68,19

4.1.6.2. Kết quả tái cơ cấu đầu tư công trên một số lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm tại huyện Gia Lâm

a. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đó được chú trọng đầu tư xây dựng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến nay đã đầu tư thực hiện tổng cộng 145 công trình, hiện nước tưới phục vụ sản xuất đã đảm bảo nhu cầu. Về giao thông nông thôn, hiện đã có 12 tuyến đường được đầu tư hoàn thành, tổng chiều dài đạt115 km, đa số các tuyến đường đều dẫn đến các vùng quy hoạch sản xuất hàng hoá tập trung, thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ. Đối với đầu tư phát triển mạng lưới điện, đến năm nay đã có 100% số xã sử dụng điện lưới 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Nhìn chung, đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã và đang đạt nhiều kết quả tốt.

Bảng 4.22. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tại huyện Gia Lâm qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 CỘNG

Thuỷ lợi Số công trình 41 32 50 22 145

- Xây dựng mới Số công trình 5 2 5 2 14 - Nâng cấp, sửa chữa Số công trình 15 11 20 7 53 - Kiên cố hoá Số công trình 21 19 25 13 78

Xây dựng mới giao thông nông thôn

Số tuyến đường 2 3 3 4 12 Kilomet 32 26 18 39 115 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2012, 2013, 2014, 2015)

b. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật

- Về giống cây trồng, vật nuôi: Về giống cây trồng, tại địa phương hiện có

khoảng trên 87% diện tích lúa, 98 % diện tích ngô, 80% diện tích lạc, 95% diện tích đậu tương đang canh tác theo giống lai mới. Về giống vật nuôi, hiện các giống trâu, bò, lợn, gia cầm được người dân sử dụng giống lai có chất lượng và năng suất cao.

- Ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất: Về sản xuất lúa, ngô, trong

cày và bừa hiện tại có tới 95% diện tích đất đã được cày và bừa bằng máy. Trong thu hoạch hiện có 17/17 xã, thị trấn thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn. Đối với

cây chuối, cây ổi, trong chăm sóc, người dân đã đưa máy phun thuốc sâu vào thay thế người, song mức độ còn thấp. Trong chăn nuôi, để giảm sức lao động người dân cũng sử dụng máy phay cỏ để chế biến thức ăn cho bò nhưng vẫn còn khá thủ công. Nhìn chung, mức độ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất còn thấp.

- Ứng dụng công nghệ sinh – hoá học: Ứng dụng chủ yếu được áp dụng

trong chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn, bò sữa hiện đang áp dụng theo hướng an toàn sinh học, đây là phương pháp chăn nuôi an toàn, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ứng dụng còn chưa được nhân ra sử dụng rộng rãi, hiện chỉ có 1/20 xã triển khai ứng dụng.

- Công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm: Về chế biến sản phẩm tại địa

phương còn chưa thực sự phát triển. Đối với bảo quản nông sản, hiện chỉ đối với rau Văn Đức, có 2 kho bảo quản lạnh, ước khoảng 40 tấn rau/kho, so với khả năng sản xuất còn rất thấp.

- Ứng dụng quy trình sản xuất tiến bộ: Hiện nay trong một số lĩnh vực địa

phương đã và đang ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, đối với trồng trọt gồm có sản xuất rau tại 2/20 xã, đối với thuỷ sản hiện nuôi cá lồng đặc sản đã theo hướng tiêu chuẩn, đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình, đúng kỹ thật và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các mô hình sản xuất VietGAP còn chưa được nhân rộng.

c. Kết quả thực hiện công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật

Những năm qua, công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật đã và đang được đẩy mạnh, song song với sự tăng cường về đầu tư. Về kết quả thực hiện được tổng hợp tại bảng 4.23.

Bảng 4.23. Kết quả về công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật tại huyện Gia Lâm qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

Khuyến nông:

-Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật -Học viên tham dự Lớp Người 36 2.520 48 3.264 52 3.640 Thú y: - Lượt tiêm phòng - Phòng, chống bệnh hại - Kiểm soát giết mổ, vận chuyển vật nuôi Lượt Mức độ Mức độ 324.154 Ổn định Chưa ổn định 465.387 Ổn định Chưa ổn định 632.115 Ổn định Chưa ổn định BVTV: Phòng, chống bệnh hại Quản lý bán và sử dụng thuốc BVTV Mức độ Mức độ Ổn định Chưa ổn định Ổn định Chưa ổn định Ổn định Chưa ổn định Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2013, 2014, 2015)

Từ bảng 4.23 cho thấy, qua các năm, với sự tăng cường về đầu tư, công tác khuyến nông được đẩy mạnh, các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và lượt người tham dự đã tăng dần lên, trong đó nhiều hộ nghèo, phụ nữ, các hộ trong quy hoạch sản xuất hàng hoá đã được chuyển giao kỹ thuật. Về công tác thú y, việc kiểm soát, phòng và chống các dịch bệnh hại đối với gia súc, gia cầm được quan tâm sát sao, hằng năm số lượt tiêm phòng được đẩy mạnh, tuy nhiên do quá tải trong quản lý, trong kiểm soát giết mổ và vận chuyển gia súc, gia cầm còn chưa ổn định. Đối với BVTV, việc phòng bệnh hại với cây trồng luôn ổn định và nằm trong kiểm soát, với số cơ sở bán thuốc BVTV còn nhiều nên địa phương quản lý chưa được chặt chẽ về thị trường thuốc BVTV.

d. Kết quả việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn

Từ năm 2013 đến 2015, địa phương đã giải quyết việc làm mới được cho 5.561 lao động, trong đó phần lớn là lao động tham gia trong nông nghiệp. Về tình hình phân công lao động và tình hình tay nghề lao động, được thể hiện như số liệu tại bảng 4.24 và 4.25 như sau:

Bảng 4.24. Lao động phân công theo các nhóm ngành nông nghiệp tại huyện Gia Lâm năm 2015

Chỉ tiêu Lao động (người) Cơ cấu (%)

Trồng trọt, chăn nuôi 20236 97,34

Thuỷ sản 553 2,66

Tổng cộng 20.789 100,0

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2015)

Từ bảng 4.24 cho thấy, lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chiếm 97,34% tổng lao động nông nghiệp. Nghiên cứu cho thấy, sự phân công giữa các lĩnh vực trong nông nghiệp chỉ mang tính chất tương đối, do sản xuất nông nghiệp còn chưa chuyên môn hoá, hiện đại, điều này gây nhiều khó khăn trong quy hoạch sản xuất hàng hoá tập trung.

-Tình hình về tay nghề lao động

Qua bảng 4.25 cho thấy, mặc dù đã đẩy mạnh đào tạo, tập huấn và chuyển giao khoa học công nghệ và kỹ thuật, tuy nhiên tay nghề lao động tại địa phương còn rất thấp. Theo thống kê ước tính, đến năm 2015, lao động nông nghiệp, nông thôn chưa qua đào tạo, lao động chưa có chứng chỉ chiếm tới 89,8%. Bởi lẽ đó, đây là vấn đề khó khăn trong triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bảng 4.25. Tình hình về tay nghề lao động nông nghiệp, nông thôn tại huyện Gia Lâm năm 2015

Chỉ tiêu Lao động (người) Cơ cấu (%)

Chưa qua đào tạo, đã qua đào tạo nhưng

không có chứng chỉ 18.677 89,8

Sơ cấp nghề 545 2,6

Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp 852 4,1

Cao đẳng 392 1,9

Đại học trở lên 323 1,6

Tổng cộng 20.789 100,0

e. Tình hình về xúc tiến thương mại trong nông nghiệp

-Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu nông sản

Để nâng cao cạnh tranh trên thị trường và gìn giữ các đặc sản nông sản, địa phương đã có nhiều dự án, chương trình xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, đến nay đã đạt được một số kết quả.

Bảng 4.26. Tình hình xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Chỉ tiêu Số sản phẩm

Sản phẩm đã có nhãn hiệu 03

- Trồng trọt 03

Sản phẩm đang xây dựng nhãn hiệu

- Trồng trọt

03 01

- Chăn nuôi 01

- Thuỷ sản 01

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015)

Từ bảng 4.26 cho thấy, địa phương đã tiến hành xây dựng được 02 nhãn hiệu cho các sản phẩm từ trồng trọt là ổi Đông Dư và chuối Cổ Bi và rau Văn Đức, hiện tại đang có 03 nhãn hiệu sản phẩm khác cũng đã được quan tâm xây dựng. Tuy nhiên, do điều kiện về kinh phí, còn chưa thể quy hoạch sản xuất và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này.

Về tình hình quảng bá các nhãn hiệu, thương hiệu nông sản qua các năm, với sự tăng cường đầu tư cho xúc tiến thương mại, số lượt quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu (tham gia hội trợ, triển lãm, tổ chức bán hàng tại các điểm) cho sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh có xu hướng tăng qua các năm. Riêng đối với các sản phẩm đã có nhãn hiệu, hằng năm địa phương phối hợp và tiến hành quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông. Điều này được thể hiện như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)