Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50)

3.2.1. Tiếp cận và khung phân tích 3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận

Với mỗi đề tài nghiên cứu sẽ có những phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm phù hợp đối với khai thác về vấn đề nghiên cứu. Căn cứ vào nội dung và mục tiêu, trong nghiên cứu đề tài tiếp cận theo phương pháp sau:

Tiếp cận theo ngành: Theo nội dung nghiên cứu đề tài tiếp cận và nghiên cứu sâu đối với ngành nông nghiệp, trong đó sẽ xem xét chủ yếu về cơ cấu nội bộ ngành, sự quản lý chuyên môn đối với ngành nông nghiệp từ đó phân tích và làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu.

phục vụ quá trình khảo sát, thu thập thông tin, từ đó cho thấy được sự hiểu biết của các hình thức tổ chức sản xuất hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp…về tái cơ cấu ngành và tác động của tái cơ cấu ngành đối với các hình thức tổ chức sản xuất này.

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống là xem xét một đối tượng nghiên cứu như là một hệ thống lớn bao gồm những hệ con. Hệ con gồm những hệ nhỏ hơn, giữa các bộ phận trong một hệ con và giữa các hệ con với nhau, cũng như giữa hệ lớn với môi trường cũng có mối tương tác xác định. Nhờ mối tương tác này mà hệ thống có những thuộc tính mới, những chất lượng mới vốn không có ở các bộ phận riêng lẻ, chưa từng có trước đó và không phải là sổ cộng các tính chất của các bộ phận (Nguyên lý tính trồi- Emargence). Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đề tài là phương pháp tiếp cận giải pháp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ trên xuống, đến triển khai thực hiện tại địa phương, đến kết quả thực hiện theo trình tự có tính hệ thống. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ phối hợp thực hiện giữa các bên trong quá trình thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp mối quan hệ giữa quá trình trình thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp với thực hiện các chương trình khác của địa phương như chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới.

3.2.1.2. Khung phân tích

Căn cứ vào mục tiêu của nghiên cứu và quá trình định hướng phân nhóm giải pháp được đưa ra. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên khung phân tích, từ xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, trên cơ sở đó làm căn cứ khoa học để đưa ra các giải pháp (Sơ đồ 3.1).

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm

Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm

Cơ sở lý luận

và thực tiễn Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Yếu tố ảnh hưởng

Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh

Phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng sản xuất hình thành theo quy hoạch đã được duyệt

Chính sách đất đai

Chính sách đầu tư cho nông nghiệp

Hợp tác và liên kết trong sản xuất– tiêu thụ nông sản

Lao động nông nghiệp Cơ sở

lý luận

Cơ sở thực tiễn

Phát triển công nghiệp, thương mại nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thay đổi về cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp tại huyện Gia Lâm

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài lựa chọn huyện Gia Lâm là điểm nghiên cứu, đã được trình bày như tại mục tính cấp thiết của đề tài trong nghiên cứu.

Thứ hai, đề tài lựa chọn 3 xã Đa Tốn, Văn Đức, Phù Đổng đại diện cho 3 vùng sản xuất và là điểm khảo sát dựa trên các lý do: Xã Đa Tốn là khu vực trung tâm của toàn huyện, phát triển khá cân đối về các ngành trong đó bao gồm cả ngành nông nghiệp; đối với xã Văn Đức đại diện cho các xã khu vực Sông Hồng và xã Phù Đổng đại diện cho các khu vực Bắc Đuống, đây là hai xã cách xa trung tâm, tuy nhiên cũng phát triển mạnh về nông nghiệp. Nghiên cứu lựa chọn các điểm trên nhằm đảm bảo khảo sát giữa các vùng là cân đối. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành khảo sát điển hình tại một số điểm nghiên cứu khác.

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các thông tin đã thông qua xử lý và tổng hợp, theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, thông tin thứ cấp được thu thập như bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Vấn đề

nghiên cứu

Tài liệu Nguồn thu thập Phương pháp thu

thập

- Cơ sở lý luận.

- Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.

- Sách và giáo trình.

- Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

-Internet. -Thư viện. - Sách.

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.

- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra. - Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện. - Thực trạng ngành nông nghiệp huyện. - Định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Báo cáo kết quả KT- XH của huyện qua các năm.

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH của ngành nông nghiệp.

- Báo cáo chuyển dịch cơ cấu ngành.

- Chính sách về cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Niên giám thống kê.

- UBND huyện. - Phòngkinh tế. - PhòngThống kê. - PhòngTài nguyên và môi trường. Nguồn: Tổng hợp tác giả (2015)

3.2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là các thông tin mới, chưa qua tổng hợp và xử lý, để phục vụ nhu cầu nghiên cứu của đề tài, các thông tin thứ cấp được thu thập bám sát theo những nội dung nghiên cứu mà có liên quan, phương pháp thu thập chủ yếu là thông qua phỏng vấn qua bảng hỏi, ngoài ra để có thêm thông tin cho nghiên cứu, đề tài còn áp dụng phỏng vấn thêm ngoài bảng hỏi để nắm bắt được một số tình hình khác.

3.2.3.3. Phương pháp chọn mẫu

Để đảm bảo nguồn số liệu đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, đề tài tiến hành khảo sát nhiều nguồn thông tin. Trong đó các thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình điều tra, chọn mẫu với 110 mẫu. Bao gồm: Điều tra hộ sản xuất 75 mẫu tại 3 xã mỗi xã 25 mẫu; điều tra hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác 15 mẫu; điều tra cán bộ quản lý các cấp 20 mẫu. Chi tiết về phương pháp chọn mẫu được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phương pháp chọn mẫu

Đốitượng Số mẫu Nội dung thu thập Thu

thập

Cán bộ quản lý cấp huyện

5 người

Chủ trương, chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tình hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Đánh giá thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp và dựa trên bảng hỏi Cán bộ cấp xã, thị trấn 15 người Nhận định về những yếu tố ảnh hưởng đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực trạng tái cơ cấu tại địa phương.

Tổ chức kinh tế

15 trang trại, HTX; 75 hộ

Đặc điểm của các hộ/ đơn vị; tình hình sản xuất nông nghiệp; tình hình ứng dụng KHCN và kỹ thuật; nhận định về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê, phân tổ, … trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Excel.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu như: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,... Qua thống kê, nhằm mô tả được: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau.

Trong nghiên cứu này, phương pháp được áp dụng để tổng hợp, phân tích và mô tả xu hướng biến động của các số liệu về diện tích sản xuất, số lượng đàn gia súc, giá trị sản xuất, số lượng tổ chức kinh tế.... Từ đó phản ánh thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp sử dụng chủ yếu để xem xét các biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu trong thời điểm nghiên cứu, nhằm thấy được sự tăng lên hay giảm đi, sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian, hay dùng để so sánh nhằm cho thấy sự tương đồng, khác biệt của cùng một hiện tượng, vấn đề. Trong nghiên cứu này, số liệu được so sánh giữa các năm và cả giai đoạn để thấy được sự chuyển dịch của các nội dung cần nghiên cứu.

Trong nghiên cứu đề tài, phương pháp áp dụng, xem xét về các số liệu, các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau, giữa thực hiện với kế hoạch để từ đó thấy được sự biến động của vấn đề nghiên cứu, qua đó làm rõ hơn các thực trạng.

Ngoài ra người viết còn tham khảo các văn bản pháp luật, các giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp để làm cơ sở lý luận và rút ra các kinh nghiệm cần thiết.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế, hiệu quả kinh tế - Mức độ tăng trưởng kinh tế của địa phương

- Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu ngành nông nghiệp - Cơ cấu ngành phi nông nghiệp

- Một số chỉ tiêu bình quân - Giá trị gia tăng/chi phí - Thu nhập hỗn hợp/chi phí

- Các chỉ tiêu về số lượng các công trình hạ tầng được xây dựng phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

- Các chỉ tiêu về mức đầu tư của các đối tượng vào sản xuất nông nghiệp. * Các chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội

- Mức độ ưu tiên các hoạt động trong tái cơ cấu sản xuất - Mức độ cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt - Tỷ lệ lao động có việc làm

- Tỷ lệ lao động địa phương qua đào tạo.

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về kết quả sản xuất và cơ cấu trong nội bộ

ngành: Giá trị sản xuất toàn ngành và các tiểu ngành; Tỷ trọng về giá trị sản xuất

của các tiểu ngành, tỷ trọng về giá trị của từng nhóm cây trồng, vật nuôi tại thời điểm sau và trước khi tái cơ cấu.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả tái cơ cấu trồng trọt: Thay đổi về diện tích và

giá trị sản xuất và cơ cấu các nhóm cây trồng qua các năm.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả tái cơ cấu chăn nuôi: Thay đổi về số đàn giai

súc, gia cầm và giá trị sản xuất và cơ cấu các nhóm vật nuôi qua các năm.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả tái cơ cấu thuỷ sản: Thay đổi về sản lượng và

giá trị sản xuất thuỷ sản qua các năm.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả tái cơ cấu các sản phẩm nông nghiệp trọng

tâm: Các sản phẩm nông nghiệp trọng tâm chủ yếu; sự thay đổi về kết quả sản

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN GIA LÂM 4.1.1. Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh 4.1.1. Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh

Trong những năm qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; kinh tế trang trại phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao... Diện tích trồng lúa giảm dần, chủ yếu sử dụng giống TBKT, chất lượng cao (chiếm 87% diện tích). Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng như: cây rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh... giá trị thu nhập đạt 300 – 500 triệu đồng/ha.

Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện (khoảng 14%), song nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm. Hiện nay, ngành nông nghiệp sử dụng trên 55% lực lượng lao động, là nguồn sinh kế của 65% hộ gia đình. Nông nghiệp không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm mà còn là vùng đệm, tạo cảnh quan môi trường cho phát triển công nghiệp và đô thị hóa.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập, phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất nông nghiệp: lúa, cây ăn quả, cây rau, cây màu, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi. Tình trạng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản liên tục bị phá vỡ tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân.Vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, hạ tầng gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Chính sách hỗ trợ, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, bất cập. Do vậy để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới cần phải giải quyết một số bất cập trên như: xác định được vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, tương đối ổn định và không ổn định để từ đó định hướng cho sản xuất và đầu tư; chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp sẽ định hướng vào thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch và theo lợi thế so sánh từng vùng sinh thái.

Bảng 4.1. Kết quả rà soát, đánh giá hiện trạng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đến năm 2020

Đơn vị tính: ha

STT Vùng sản xuất Hiện trạng Quy hoạch Biến

động

1 Chuyên lúa 2.845,94 1.360,95 -1.484,99 2 01 lúa + cây màu (ngô, lạc, đậu

tương…) 70,42 32,20 -38,22 3 01 lúa + cá 0,0 28,67 28,67 4 Chuyên rau (rau an toàn) 407,48 378,23 -29,25 5 Cây ăn quả 1.030,83 2.073,24 1.042,41 6 Hoa, cây cảnh 11,51 86,95 75,44 7 Cây màu (ngô, lạc, đậu tương…) 834,93 230,79 -604,14 8 Vườn - ao - chuồng (VAC) 286,73 658,39 371,66 9 Vườn - ao (VA) 110,66 592,75 482,09 10 Trồng trọt kết hợp chăn nuôi (VC) 0,00 155,85 155,85 11 Cây giống, CAQ kết hợp thủy sản 83,15 122,35 39,20 12 Chăn nuôi tập trung 14,32 54,26 39,94

13 Cỏ chăn nuôi 6,12 6,12

14 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy

sản 68,57 79,97 11,40

Tổng 5.837,7 5.837,7 0

*: Tổng diện tích 5837,7 ha trong đó có 73,16 ha đất hoang hóa tại các xã Phú Thị, Dương Xá, Cổ Bi.

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)