Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Gia Lâm đã xuất hiện một số doanh nghiệp, HTX tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán đang chiếm đa. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm có nhu cầu ký các hợp
đồng với các trang trại lớn, các vùng có lượng sản phẩm lớn và ổn định. Đặc biệt tình trạng người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn thường xuyên xảy ra… Điều này dẫn đến hậu quả tình trạng “Được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân nhiều nơi còn thấp, thiếu thông tin thị trường, một số bộ phận còn chạy theo lợi ích trước mắt.
Về phía doanh nghiệp làm trung gian phân phối không mặn mà đầu tư vào nông nghiệp do rủi ro lớn, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn chưa cụ thể nhà doanh nghiệp vẫn đang đứng ngoài cuộc.
Bên cạnh đó, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền quảng bá Marketting giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu.
Như vậy, hợp tác và liên kết trong sản xuất - tiêu thụ nông sản đang là yếu tố có tác động chưa tích cực đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Gia Lâm. 4.2.4. Lao động nông nghiệp
Theo Phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của Tổng cục Thống kê tiêu chí phân loại ngành nghề lao động như sau: thời gian làm việc của lao động trong một năm (12 tháng) thuộc ngành nào cao nhất, thì lao động đó được tính là lao động thuộc ngành đó. Theo tiêu chí đó, xét trên quy mô toàn huyện Gia Lâm, theo kết quả tổng hợp của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm và báo cáo “Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016 huyện Gia Lâm”, cơ cấu lao động trong giai đoạn 2011 – 2015 có sự chuyển biến lớn. Lao động trong ngành nông nghiệp, thủy sản giảm mạnh mẽ, từ 41,40% (năm 2006) xuống còn 18,80% (năm 2015). Thay vào đó, cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp – TTCN có sự bứt phá lớn. Điều này được giải thích là do những năm gần đây, Gia Lâm có tốc độ phát triển vượt bậc cả về quy mô, chủng loại, sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp- TTCN, với nhiều khu, cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề.
Bảng 4.31. Cơ cấu lao động huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2015
2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số lao động (người) 106.837 107.097 107.103 106.973 110.577 Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 100 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 41,40 30,43 22,18 19,72 18,80 - Công nghiệp – TTCN 31,49 37,15 41,10 41,80 42,20 - Dịch vụ 27,11 32,42 36,72 38,48 39,00
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2011-2015)
Chất lượng nguồn nhân lực của huyện từng bước được cải thiện và nâng cao. Lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số lao động của huyện Gia Lâm, hầu hết đều hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ lao động có chuyên môn năm 2016 đạt 86,39% (Bảng 4.32). Điều này có được là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền huyện Gia Lâm trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đến nay toàn huyện đã có 47 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó Trung học cơ sở 17 trường, Tiểu học 23 trường, Mần non 7 trường, chất lượng giáo dục đại trà có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng vào trung học chuyên nghiệp đạt khá so với toàn tỉnh.
Lao động chuyên môn chủ yếu là lao động sơ cấp nghề và có chứng chỉ đào tạo nghề (chiếm hơn 60 % tổng số lao động). Tỷ trọng lao động có trình độ đại học, trên đại học còn thấp (chỉ chiếm 13,03% tổng số lao động của huyện Gia Lâm).
Bảng 4.32. Cơ cấu trình độ lao động huyện Gia Lâm từ 2011 – 2016
Năm 2011 Năm 2016 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số người trong độ tuổi lao động 106.837 100 112365 100 Lao động phổ thông 25032 23,43 15293 13,61 Có chuyên môn 81805 76,57 97072 86,39 1- Sơ cấp nghề 25204 30,81 29345 30,23 2- Có chứng chỉ 29245 35,75 30296 31,21 3- Cao đẳng 19077 23,32 24783 25,53 4- Đại học 7567 9,25 11484 11,83 5- Trên Đại học 712 0,87 1165 1,2 Nguồn: Phòng LĐ& TBXH huyện Gia Lâm (2016)
Mặt khác, cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn chuyển dịch nhanh theo hướng giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm, thuỷ sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp và dịch vụ. Đến 1/7/2016, số hộ nông, lâm, thuỷ sản ở nông thôn là 11.451 hộ, giảm 12,96%; số hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là 18.405 hộ, tăng 10,6% so với năm 2011; tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực nông thôn giảm từ 26,75% xuống 19,85%, tỷ trọng hộ công nghiệp, xây dựng tăng từ 33,78% lên 34,15%; tỷ trọng hộ dịch vụ tăng từ 32,53% lên 38,78%; tỷ trọng dịch vụ khác (hộ không hoạt động kinh tế) tăng từ 6,94% lên 7,22% (Bảng 4.33).
Tính theo các xã thì năm 2016 có 3/20 xã, tỷ trọng hộ nông nghiệp trên 50%, đó là các xã Phù Đổng, Lệ Chi, Văn Đức; những xã có tỷ trọng nông nghiệp dưới mức bình quân chung của huyện là Ninh Hiệp, Yên Viên, Bát Tràng, Kiêu Kỵ.
Đối với hộ công nghiệp thì có 4/20 xã có tỷ lệ hộ công nghiệp cao hơn 40% (Yên Viên, Kiêu Kỵ, Bát Tràng, Kim Lan), xã có tỷ lệ công nghiệp thấp nhất là xã Văn Đức 5,2%.
Tỷ trọng hộ thương nghiệp tăng từ 7,07% năm 2011 lên 7,85% năm 2016, xã Ninh Hiệp có tỷ trọng hộ thương nghiệp cao nhất 74,22%, tiếp đến là Đình Xuyên; thấp nhất là xã Lệ Chi 5,89%.
Tỷ trọng hộ vận tải tăng từ 1,2% năm 2011 lên 1,75% năm 2016; xã có tỷ trọng hộ vận tải cao nhất là xã Yên Viên, Dương Hà 2,9%, thấp nhất là xã Văn Đức 1,4%.
Tỷ trọng hộ dịch vụ khác tăng từ 3,7% năm 2011 lên 4,9% năm 2016 xã có tỷ trọng dịch vụ khác cao nhất là Dương Xá, Đông Dư 23,9 – 27,5%, thấp nhất là xã Lệ Chi 5,3%.
Tỷ trọng hộ khác tăng từ 5,2% năm 2011 lên 6,9% năm 2016; xã có tỷ trọng hộ khác cao nhất là xã Phú Thị 14,5%, xã có tỷ trọng thấp nhất là xã Yên Thường 3,96%.
Bảng 4.33. Cơ cấu hộ theo ngành nghề của huyện Gia Lâm Loại hộ Năm 2011 Năm 2016 Tổng số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số 49235 100,00 57695 100,00 I. Hộ nông, lâm, thuỷ
sản 13170 26,75 11451 19,85
- Hộ nông nghiệp 13017 26,44 11.329 19,60 - Hộ thuỷ sản 153 0,31 122 0,21 II. Hộ công nghiệp,
xây dựng 16634 33,78 19705 34,15 - Hộ công nghiệp 14496 29,44 17690 30,66 - Hộ xây dựng 32138 4,34 2015 3,49 III. Hộ dịch vụ 16014 32.53 22374 38,78 - Hộ thương nghiệp 8183 16,62 9831 17,04 - Hộ vận tải 1698 3,45 2687 4,66 - Hộ dịch vụ khác 6133 12,46 9856 17,088 IV. Hộ khác 3417 6,94 4165 7,22
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2011, 2016)
Như vậy, với sự chuyển dịch mạnh sang công nghiệp-dịch vụ cả về lực lượng lao động và cơ cấu ngành nghề, cùng với sự giảm sút của lao động phổ thông đã ảnh hưởng không nhỏ tới lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng thiếu lao động nông nghiệp là tất yếu.
Thật vậy, theo kết quả điều tra cho thấy, phần lớn người dân tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ lao động phục vụ cho nông nghiệp rất ít, bình quân chỉ có khoảng 0,6 người/hộ làm nông nghiệp, hiện chỉ có những người trung tuổi 35- 45 tuổi, thậm chí cả những người >50 tuổi tham gia sản xuất nông nghiệp, còn bộ phận lao động trẻ hầu hết đi làm thuê tại các khu công nghiệp hoặc các ngành nghề khác.
Như vậy, số lượng và chất lượng lao động nông nghiệp cũng có tác động thiếu tích cực đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
4.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Từ nghiên cứu cho thấy, giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm cần tập trung quan tâm tới các vấn đề:
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; tiếp tục hoàn chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã có chủ trương đầu tư và đề xuất một số quy hoạch ngành, lĩnh vực để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành theo hướng phát triển bền vững.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân trong việc quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Thành phố và của Huyện tới các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các chủ trang trại để thu hút đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao.
- Bố trí và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương, Thành phố và thu hút mọi nguồn lực đầu tư; thực hiện lồng ghép các chương trình, nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa.
- Làm tốt công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; phát huy có hiệu quả lực lượng khuyến nông; chú trọng công tác đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật; tăng cường công tác thú y, công tác bảo vệ thực vật để quản lý tốt dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các tổ chức sản xuất như HTX, tổ, đội, nhóm sản xuất hàng hóa. Tổ chức tốt hệ thống dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các vùng sản xuất nhất là các vùng sản xuất chuyên canh như hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, đường điện. Khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất.
- Gắn phát triển sản xuất hàng hóa của vùng chuyên canh với thị trường; khuyến khích sản xuất hàng hóa theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến đầu tư hàng nông sản thực phẩm. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm tại các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, các cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể chính trị- xã hội đối với các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể là các giải pháp sau:
4.3.1. Tiếp tục thực hiện thay đổi về cơ cấu đầu tư công gắn với tăng cường thực hiện các giải pháp can thiệp vào các lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm thực hiện các giải pháp can thiệp vào các lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm
Qua nghiên cứu cho thấy, các giải pháp can thiệp đối với các lĩnh vực trọng tâm được địa phương đưa ra đã khá hợp lý, song song với đó cơ cấu đầu tư công cũng đã có sự thay đổi theo. Tuy nhiên kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cho đến nay hiện còn chậm, điều này cơ bản do còn thiếu vốn. Để giải quyết tình hình này, địa phương có thể khắc phục với các biện pháp như:
* Thực hiện đầu tư có trọng tâm đối với từng lĩnh vực
Từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy, cơ cấu đầu tư công khi ưu tiên cho các lĩnh vực có thế mạnh sẽ có sự ảnh hưởng khá lớn, do đó thực hiện đầu tư có trọng tâm là rất quan trọng. Hiện nay, đầu tư cho cơ sở hạ tầng bao gồm thuỷ lợi, giao thông nông thôn và điện lưới cơ bản các công trình trọng điểm đã đi vào hoàn thiện, trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ chủ yếu đầu tư vào sửa chữa, nâng cấp là chủ yếu. Do đó, trong thời gian tới địa phương có thể chuyển trọng tâm đầu tư đối với các nội dung khác. Trong đó:
- Đối với khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật: Cơ cấu đầu tư bình quân dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 1,85% , song hiện tại tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn khá chậm, địa phương nên đầu tư trọng tâm vào các vấn đề như giống cây trồng, vật nuôi; các quy trình sản xuất tiến bộ mới. Trong đó, có thể thông qua Trung tâm cây ăn quả, Trạm vật tư, vườn ươm tiêu chuẩn của địa phương để thay đổi cung ứng, đưa các giống lai, giống ưu thế vào sản xuất. Đối với các quy trình sản xuất mới có thể kết hợp với khuyến nông tuyên truyền, đẩy mạnh nhân rộng mô hình ứng dụng (mô hình sinh thái, mô hình sản xuất VietGAP) vào sản xuất. Từ đó cũng cho thấy, yếu tố khoa học công nghệ được
đánh giá có ảnh hưởng lớn đến thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, do đó trong đầu tư nên quan tâm hơn đến vấn đề này.
- Đối với công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật
+ Hiện tại trong khuyến nông hàng năm đã được đẩy mạnh thực hiện, địa phương nên tiếp tục duy trì tăng cường hơn nữa về khuyến nông, đặc biệt là đầu tư tổ chức tuyên truyền về khuyến nông giúp tăng cường năng lực hơn nữa cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các vùng sản xuất hàng hoá, vùng còn khó khăn.
+ Đối với thú y: Hiện tại kiểm soát, phòng chống dịch bệnh hằng năm đã đảm bảo ổn định, tuy nhiên kiểm soát về giết mổ, vận chuyện vật nuôi còn chưa ổn định, một phần do thiếu nhân lực, một phần do thiếu vốn cho vận hành bộ máy quản lý về thú y dẫn đến quá tải công việc. Trong những năm tới, đầu tư cho thú y sẽ tăng lên, do đó nên phân bổ để giải quyết vấn đề này.
+ Đối với bảo vệ thực vật: Các hoạt động hàng năm đã được tăng cường thực hiện, nhìn chung tình hình kiểm soát dịch, bệnh hại khá tốt. Trước diễn biến của thời tiết, khí hậu, các loại bệnh hại có nguy cơ phát triển mạnh, để kiểm soát