Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 107 - 109)

Kết quả khảo sát cho thấy, sự liên kết sản xuất ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh từ sau năm 2011, đây là thời điểm huyện Quỳnh Phụ tiến hành quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng và tiến hành dồn điền đổi thửa. Việc dồn điền đổi thửa đã giúp xóa bỏ sự manh mún trên cánh đồng và thay vào đó là các cánh đồng mẫu lớn, tạo tiền đề cho các hộ liên kết với nhau trong sản xuất. Điển hình như xã Quỳnh Hải, xã đã chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch vùng. Theo đó toàn bộ diện tích đất canh tác được phân thành 4 vùng khá rõ rệt gồm: Vùng đất chuyên màu, vùng trồng cây ưa ấm (ngô, bí xanh, đậu tương, cà chua, ớt...). Với cách làm như trên Quỳnh Hải không chỉ tạo được quỹ đất tối đa phục vụ gieo trồng cây vụ đông các loại mà còn bảo đảm trồng chúng trong khung thời vụ tốt nhất, giúp cây sinh trưởng phát triển nhanh, tránh được sâu bệnh gây hại và tăng khả năng chống chịu khi xảy ra mưa lớn gây ngập úng. Đặc biệt qua đây xã đã xây dựng thành công các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã.

Cùng với việc mở rộng về diện tích, Quỳnh Hải còn là địa phương đi đầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất vụ đông. Hàng loạt cây màu giống mới được các hộ dân trong xã mạnh dạn tiếp thu đưa vào sản xuất trên diện rộng đã mang lại hiệu quả vượt trội so với những cây truyền thống. Điển hình như các giống ớt mới của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc cho năng suất 120 tạ/ha; khoai tây Hà Lan, Trung Quốc năng suất 125 tạ/ha; ngô nếp, LVN4 năng suất 45 tạ/ha. Ngoài ra còn phải kể đến những loại cây mà thị trường đang có nhu cầu rất lớn như salát, bí xanh, đỗ cô ve Trung Quốc, cần tây, mùi... Nhờ vậy hiệu quả kinh tế cũng được tăng lên đáng kể, ví như trái ớt có giá bán trên thị trường từ 6- 7.000 đồng/kg, người nông dân sẽ thu 2,5- 3 triệu đồng/sào; các cây rau quả khác trung bình cho thu nhập từ 25- 30 triệu đồng/ha. Để sản phẩm làm ra bán được giá, hạn chế sức ép cạnh tranh trên thị trường Quỳnh Hải đã thực hiện phương châm trồng

đa dạng các loại cây, không quá thiên về một loại cây trồng chủ lực nào, ưu tiên những cây mà thị trường đang có nhu cầu tiêu thụ lớn. Đồng thời khuyến khích các hộ nhân rộng mô hình trồng cây trái vụ hoặc trồng sớm, thu bán sớm. Ngoài phục vụ tiêu dùng tại chỗ, vài năm gần đây Quỳnh Hải đã xây dựng thành công một số vùng cây màu chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như ớt, ngô, salát, bắp cải, hành tỏi...

Để khuyến khích nông dân trong xã tích cực tham gia trồng màu thì bên cạnh cơ chế hỗ trợ của tỉnh và huyện xã còn có nhiều cơ chế hỗ trợ thêm như: Tập huấn chuyển giao KH- KT giúp người nông dân nắm vững quy trình sản xuất nhất là những cây giống mới, đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ nhu cầu tưới tiêu trong suốt vụ, cung ứng giống và thuốc BVTV ngay tại kho của HTX theo hợp đồng, giải ngân nhanh các khoản hỗ trợ để các hộ đầu tư vào sản xuất.

Tuy nhiên trong thời gian qua tính liên kết trong hoạt động sản xuất ở Quỳnh Phụ còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

Hình 4.1. Mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)

Hiện tại ở Quỳnh Phụ, mối liên kết trực tiếp người dân với các nhà khoa học trong chuyển giao tiến bộ KHKT ở khu vực nông thôn hầu như không thấy xuất hiện. Liên kết giữa nhà khoa học và nông hộ thường gián tiếp thông qua các đơn vị trung gian, thường là phòng Nông nghiệp, HTX, hội nông dân hay các đơn vị đoàn thể. Theo đó, các đơn vị trên tổ chức các buổi chuyển giao khoa học kỹ

Người nông dân Nhà khoa học

thuật, tổ chức xây dựng mô hình sản xuất mới với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và người nông dân có nhu cầu.

Bảng 4.31. Mức độ liên kết và khả năng áp dụng trong chuyển giao khoa học kỹ thuật ĐVT: % Mô hình Mức độ liên kết Khả năng áp dụng Cao TB Thấp Có hiệu quả Không hiệu quả Bình thường

Trồng ngô đông trên đất 2 lúa 47,50 36,60 15,90 37,50 17,90 44,60 Trồng ớt quả dài 58,60 26,60 14,80 45,90 14,60 39,50 Trồng đậu tương trên đất 2

lúa

55,60 24,30 20,10 48,60 10,50 40,90 Trồng bí xanh vụ đông 40,80 38,50 20,70 43,40 16,50 40,10 Trồng rau chuyên canh 30,10 49,60 20,30 30,40 18,60 51,00 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Bảng 4.31 thể hiện mức độ liên kết của người dân trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các tác nhân chuyển giao đối với 5 mô hình sản xuất cây vụ đông chính ở huyện Quỳnh Phụ. Qua điều tra khảo sát thì có 2 đối tượng chính làm nhiệm vụ chuyển giao KHKT đó là các nhà khoa học được mời về tập huấn và các doanh nghiệp cung ứng vật tư như: phân bón, giống, thuốc BVTV… Theo đánh giá của người dân thì hiện nay việc trồng ớt có mức độ liên kết cao hơn với 58.60% người được hỏi đánh giá tốt, nguyên nhân do cây ớt đang được các doanh nghiệp đầu tư với định hướng xuất khẩu. Đối với mô hình chuyên canh cây rau cũng được người dân đánh giá khá cao về mức độ liên kết, đây là mô hình phù hợp với các xã có địa hình vàm cao. Điển hình ở xã Quỳnh Hải với lợi thế địa hình vàm cao, đất khá màu mỡ, thích hợp cả cho trồng lúa và trồng màu, nên địa phương đã chủ trương hình thành vùng chuyên màu cho giá trị gấp khoảng 4 lần cấy 2 vụ lúa nên người dân hưởng ứng rất nhiệt tình, mọi người, mọi nhà thi đua thâm canh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)