Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 67 - 73)

4.1.4.1. Các chương trình, dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất vụ đông

Hàng năm phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ kết hợp với trạm khuyến nông các xã tang cường công tác tập huấn, thông tin tuyên chuyền qua nhiều hình thức giúp nông dân nhận thức đầy đủ về sản xuât hàng hóa, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các kỹ thuật canh tác khác,chú trọng phát huy tập quán, kinh nghiệm sản xuất của người nông dân, giúp người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất vụ đông.

Qua bảng 4.4. ta thấy số lượng người tham gia các lớp tập huấn cả ba nội dung không ngừng tăng lên qua các năm. Hơn nữa, kết quả tập huấn còn được thể hiện qua việc áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất với tỷ lệ cao, qua đó có ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất cây vụ đông theo hướng mở rộng quy mô sản xuất,nâng cao chất lượng nông sản.

Bảng 4.4. Kết quả các khóa tập huấn kỹ thuật canh tác cây vụ đông từ năm 2013-2015 Diễn giải Kỹ thuật gieo trồng Kỹ thuật chăm sóc bón phân Kỹ thuật phòng trừ sâu hại Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lớp tập huấn (lớp) 3 4 3 Số người tham gia 143 151 155 Kết quả đánh giá

+ Áp dụng tốt 128 89,51 116 76,82 96 61,94 + Khó áp dụng 3 2,10 23 15,23 47 30,32 + Bình thường 12 8,39 12 7,59 12 7,74 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)

Bên cạnh đó công tác bảo vệ thực vật được dự tính dự báo chính xác các đối tượng sâu bệnh hại và tổ chức chỉ đạo phòng trừ đạt hiệu quả cao.

4.1.4.2. Các tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng a. Giống mới

Kết quả khảo sát cho thấy từ năm 2010 về trước trên 40% hộ dân sử dụng giống do gia đình để giống hoặc mua giống, đổi giống giữa các hộ dân trong họ hàng, làng xóm với nhau. Trong khi đó, tỷ lệ hộ mua giống từ các doanh nghiệp, công ty giống, tỷ lệ này rất thấp, năm 2005 theo khảo sát chỉ 3,33% hộ dân mua giống ở công ty. Tuy nhiên, phỏng vấn sâu thêm cho thấy những hộ này chủ yếu

là có con đi học nên mua giống từ công ty giống Thái Bình và giống của trường đại học nông nghiệp Hà Nội nay là học viện nông nghiệp Việt Nam

Bảng 4.5. Các giống mới đã đã được đưa vào sản xuất vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ

STT Loại cây Giống mới

1 Đậu tương ĐT 2001, ĐT 2101 ĐT 2008, ĐT 02, ĐT 08,

2 Ớt ớt An Điền 101, ớt Hiểm Lai F1 Demon, ớt chỉ thiên GS888, ớt Thái Lan

3 Ngô ngô nếp Max 68, ngô ngọt lai F1 Golden Cob,ngô lai VS 36 4 Khoai tây Giống Solara, Giống Sinora, Giống Diamant, Giống Atlantic 5 Bí xanh F1 - Gold star 998, F1 - Fuji 868,

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)

Từ năm 2010 khi các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào trồng ớt và ngô bao tử thì tỷ lệ hộ sử dụng giống từ các công ty tăng đột biến, năm 2011 tỷ lệ hộ dân mua giống từ các doanh nghiệp chỉ đạt 3,3 % nhưng đến 2015 con số này đã đạt 28,89%. Trong khi đó, tỷ lệ hộ sử dụng giống của gia đình có giảm xuống đáng kể, chỉ còn 13,33% vào năm 2015

Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ hộ mua giống từ các đại lý, doanh nghiệp có xu hướng tăng, mặc dù từ năm 2013 đến nay các doanh nghiệp đầu tư ngô bao tử đã không còn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ dân sử dụng các nguồn giống để gieo trồng

ĐVT: %

STT Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 BQ

1 Giống do hộ sản xuất tự để 42,22 35,56 18,89 21,11 13,33 26,20 2 Mua giống từ các hộ khác 10,00 4,44 5,56 6,67 4,44 6,22 3 Mua giống của HTX 31,11 17,78 25,56 21,11 22,22 23,56 4 Mua giống từ đại lý 13,33 10,00 17,78 27,78 31,11 20,00 5 Mua giống ở doanh nghiêp 3,33 32,22 32,22 23,33 28,89 24,00 Cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn : Kết quả điều tra (2016)

tương đối ổn định qua các năm với tỷ lệ bình quân 23,56% tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Điều này cho thấy, hiện các HTX vẫn có tiếng nhất định với bà con nông dân trên địa bàn xã trong việc chọn giống gieo trồng ở địa phương.

Việc để giống và sử dụng giống của gia đình có xu hướng giảm nhưng vẫn không triệt để vì để giống cho vụ sau giúp hộ dân không mất chi phí mua giống và người dân chủ động được nguồn giống.Tuy nhiên điều này dẫn đến chất lượng giống không cao, trong giống chứa nhiều mầm bệnh dẫn đến năng suất của vụ sau luôn thấp hơn vụ trước.Trong những năm gần đây loại giống hay được các hộ dân tự để là giống đậu tương.

b. Phân bón

Xu thế thay đổi rõ nhất trong biện pháp canh tác của người dân ở huyện Quỳnh Phụ là tỷ lệ hộ dân sử dụng phân hưu cơ ngày càng giảm, thay vào đó là việc các hộ dân sử dụng tăng lượng phân hóa học và phân vi sinh. Cụ thể theo số liệu tổng hợp khi điều tra cho thấy hộ sử dụng phân chuồng là chủ yếu giảm từ 34,11% năm 2012 xuống còn 15,22% năm 2015, con số này cho thấy các hộ dân chủ yếu sử dụng phân hóa học là chính, điều này về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đất.

Tỷ lệ hộ sử dụng phân vi sinh có xu hướng tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp từ năm 2012 đến nay tỷ lệ này chiếm 21,11% vào năm 2015. Đặc biệt, tỷ lệ hộ sử dụng phân vô cơ tăng lên qua các năm và xu thế ngày càng tăng.

Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ sử dụng phân bón trong gieo trồng cây vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

ĐVT: %

STT Loại phân 2012 2013 2014 2015 BQ

1 Phân chuồng 34,11 25,56 22,12 15,22 24,25 2 Phân vô cơ 47,78 54,44 56,67 63,67 55,64 3 Phân vi sinh 18,11 20,0 21,21 21,11 19,11 Cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Các hộ sử dụng phân chuồng chủ yếu là phân từ gia súc gia cầm được ủ mục rồi trộn với tro bếp hoặc phân lân để bón lót trước khi trồng. Hiện nay, người dân sử dụng quá nhiều phân hóa học trong sản xuất đặc biệt là phân đạm đối với các hộ trồng rau vì đạm giúp cho cây rau phát triển nhanh hơn, rau xanh non hơn, bắt mắt

người tiêu dùng đồng thời nâng cao năng suất cây trồng. Nên người trồng rau không thể không bón đạm, họ coi đạm là một yếu tố rất quan trọng. Việc sử dụng phân đạm tùy tiện không cân đối với các loại phân bón khác làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trong cây trồng cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó vấn đề đặt ra là cần thay đổi cách nhìn nhận của người sản xuất, hướng cho họ một phương hướng mới, khuyến khích người dân nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học để hạn chế việc sử dụng đạm nhưng vẫn mang lại năng suất cao hướng đến một nền nông nghiệp xanh bền xững.

c. Kỹ thuật chăm sóc

Những năm qua, vụ đông ở Quỳnh Phụ đã trở thành vụ sản xuất chính. Cây trồng vụ đông đã góp phần đáng kể vào tổng sản lượng lương thực, thực phẩm hàng năm và bảo đảm nhu cầu về thực phẩm của người dân trong tỉnh. Để các loại cây rau màu vụ đông sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao cây vụ đông cần được chăm sóc tốt.

Đối với cây ngô

Cần chăm bón sớm, đặc biệt từ khi cây con đến khi ngô 5-6 lá, giai đoạn này rất quan trọng để ngô tốt sớm, không bị huyết dụ, chân chì. Sau trồng cần tưới đủ ẩm để ngô bén rễ nhanh, có thể sử dụng Super Lân pha loãng để tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây, ngô không chịu được ngập úng, đặc biệt giai đoạn cây con, do vậy không để đọng nước trên mặt luống ngô.

Nên sử dụng các loại phân NPK chuyên thúc để bón cho cây như loại 12:5:10, 13:13:13 +TE hoặc 22:5:11 với lượng 16 - 18 kg/sào.

Bón thúc lần 1: Khi cây có 3 - 5 lá, bón 1/2 lượng phân thúc. Để tránh bị xót phân, nên bón phân vào giữa 2 cây, cách gốc từ 10 - 12 cm. Bón xong kết hợp với làm cỏ và vun gốc.

Bón thúc lần 2 khi cây 7 - 9 lá bón hết lượng phân thúc còn lại. Có thể vét sâu rãnh để vun cao luống giúp ngô ra nhiều rễ chân kiềng tăng khả năng chống đổ cho cây.

Lưu ý: cây ngô có thân lá phát triển mạnh nên dễ bị đổ ngã khi gặp mưa gió to vì vậy nếu cây bị đổ ngã ở giai đoạn cây con có thể dựng lại cây; nếu bị đổ ngã ở giai đoạn sau nhất là khi cây đã trỗ cờ phun râu thì không nên dựng lại cây nữa.

Lượng phân thúc: 14-16kg NPK (16:16:8) hoặc 10-12 kg NPK (13:13:13). Khi cây có 5 - 6 lá (bí ngả ngọn bò) cần định hướng để dây bò vào luống đồng thời bón ½ lượng phân thúc. Bón xung quanh gốc, cách gốc 10-12 cm, kết hợp vun gốc và bấm ngọn (nếu trồng bí muộn thì không cần bấm ngọn). Chăm sóc để 2 nhánh bên phát triển tốt và cho quả. Mỗi nhánh để 1 quả vị trí tốt nhất là ở lá thứ 13-17.

Khi cây bắt đầu ra hoa thì bón hết lượng phân thúc còn lại. Lưu ý: Nếu thu bí già thì bổ sung thêm vôi bột để tăng độ cứng của vỏ quả.

Thụ phấn bổ sung cho bí: Thời gian từ 7-9h sáng, dùng phấn của hoa đực mới nở chấm vào nhụy của hoa cái để tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế quả cong.

Để bí tập trung dinh dưỡng nuôi quả, ngắt bỏ những quả mới đậu bị dị dạng, ngắt ngọn bí cách vị trí đậu quả 5-6 lá. Có thể đắp thêm đất vào một số đốt trên dây cách gốc 60-70 cm để kích thích ra rề bất định tăng khả năng hút dinh dưỡng cho cây. Khi đã định xong quả nên kê quả để quả thẳng, tăng mẫu mã và hạn chế thối quả.

Đối với cây rau

- Cần chú ý thực hiện một số biện pháp chăm sóc để rau phát triển tốt, cho năng suất cao, an toàn với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường: thường xuyên xới xáo làm cỏ, vun gốc cho rau đặc biệt là sau những trận mưa rào làm cho đất bị bí chặt. Tưới nước đủ ẩm 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tưới rãnh vào thời kỳ phát triển thân lá.

- Cụ thể: lượng phân bón thúc cho các loại rau cải như sau: đạm từ 1- 3 kg và Kali từ 0,8 - 2 kg / sào cho mỗi lần bón. Bón lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày, lần 2 cách lần 1 từ 10 - 15 ngày, rau bắp cải thì bón thúc thêm lần 3 vào thời kỳ cây bắt đầu cuốn.

- Để góp phần tăng năng suất cây trồng, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường sinh thái, bà con có thể sử dụng phân NEB 26 bón cho rau (lưu ý lượng đạm giảm đi 1 nửa), cụ thể: lượng phân bón là: từ 0,5 - 1,5 kg đạm + 0,8 - 2 kg Kali/ sào cho mỗi lần bón (trộn đạm với NEB 26 theo tỷ lệ 1 kg đạm + 7 ml NEB 26).

- Rạch rãnh hoặc bón theo hốc, bón cách gốc 7 - 10 cm sau đó lấp đất kín phân. Bón lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày, lần 2 cách lần 1 từ 10 - 15 ngày, rau bắp cải thì bón thúc thêm lần 3 vào thời kỳ cây bắt đầu cuốn.

- Bên cạnh việc bón phân, chăm sóc đảm bảo theo yêu cầu, bà con cần thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu bệnh hại rau màu để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 67 - 73)