Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 105 - 107)

Hộp 4.10. Trồng vụ đông phụ thuộc giá cả

Vụ đông năm ngoái nhà tôi trồng 2 sào bí ngô, đến lúc thu hoạch giá rớt thê thảm, chẳng bán được, phải đổ cho bò ăn. Làm vụ đông mà giá cả ổn định thì lợi nhuận rất cao, gấp nhiều lần so với cấy lúa nhưng do giá cả bấp bênh nên có nhiều hộ vẫn bỏ ruộng vào vụ đông.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Xã Quỳnh Ngọc

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2016)

Chính vì giá cả thị trường bấp bênh nên rất cần có sự liiên kết trong sản xuất cây vụ đông , tuy nhiên sự liên kết này còn khá ít và lỏng lẻo, việc hợp tác với nhau trong các khâu sản xuất thường mang tính tự phát, chưa có định hướng rõ ràng. Trong sản xuất cây vụ đông trên địa bàn chưa có cơ quan chủ quản nào đứng ra làm nhiệm vụ liên kết hay thúc đẩy liên kết giúp người dân.

Hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất người dân liên kết chủ yếu với các tác nhân như: Các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, HTX, các doanh nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào. Các đầu vào thường thấy trong quá trình liên kết là giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón....

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân liên kết gián tiếp với các doanh nghiệp trong cung ứng vật tư thông qua 2 kênh chính: các đại lý, cửa hàng vật tư và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, do đó thực tế hiện nay không có hộ dân nào mua trực tiếp đầu vào từ doanh nghiệp.

Với đặc thù là địa phương nông nghiệp, mỗi xã ở huyện Quỳnh Phụ có một đến 2 hợp tác xã nông nghiệp với chức năng cung ứng đầu vào cho người dân. Do đó, trước đây hầu hết các hộ dân đều mua vật tư từ các HTX. Khả sát cho thấy từ năm 2011 trở về trước trên 50% hộ dân mua vật tư từ các HTX này. Tuy nhiên, những năm gần đây do việc hình thành các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp nên vai trò của các HTX ngày càng hạn chế, hiện các hộ còn mua đầu vào từ HTX chủ yếu là các hộ gia đình có kinh tế khó khăn, họ mua vật tư theo hình thức mua chịu, cuối vụ thanh toán.

Bảng 4.30. Tỷ lệ hộ dân tham gia vào các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông (hộ=90 phiếu) ĐVT: %

Năm

Vật tư Sản xuất Tiêu thụ

Tự mua HTX Đại lý Liên kết Tự SX HTX DN Liên kết Tự bán HTX DN Tiểu thương

2014 14,44 62,22 23,33 14,44 50,00 - 18,89 31,11 38,89 - 18,89 42,22

2015 12,22 62,22 25,56 18,89 30,00 - 22,22 47,78 57,78 - 22,22 20,00

2016 8,89 41,11 50,00 22,22 30,00 - 22,22 47,78 60,00 - 22,22 17,78

Hiện tại một số hộ dân liên kết để hình thành các tổ hợp tác tiến hành mua đầu vào tập trung, đây là hình thức đang có xu hướng gia tăng tại các địa phương trong huyện, Đặc biệt ở Quỳnh Hải hiện đang có hàng chục đại lý trung gian hoạt động quanh năm.

Ngoài tập kết, bao tiêu hàng nông sản trong xã còn góp phần thu mua cho các xã lân cận. Việc liên kết giúp các hộ dân chủ động được việc liên hệ mua vật tư đầu vào. Tuy nhiên số lượng các tổ hợp tác còn ít và chủ yếu ở các hộ có điều kiện kinh tế khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)