4.1.1.1. Các giai đoạn sản xuất
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2015), cùng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành ở trung ương và sự cố gắng của nhân dân nên nông nghiệp, nông thôn Quỳnh Phụ có bước phát triển vượt bậc, đạt được những mốc son mới. Về trồng trọt, đã quy hoạch hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng nhiều cánh đồng mẫu theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đã nghiên cứu, khảo nghiệm, đưa nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng chịu sâu bệnh vào sản xuất, thay thế dần các giống cũ; diện tích lúa dài ngày được chuyển sang gieo cấy các giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng, giá trị cao; qua đó nâng cao được diện tích đất phục vụ cho sản xuất vụ đông trên đất lúa. Việc dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng đã tạo điều kiện để đưa cơ giới hóa vào hầu hết các khâu sản xuất; ứng dụng, cải tiến các biện pháp canh tác, tăng năng suất lao động; tập trung tăng cường cơ sở vật chất cho vùng sản xuất theo tiêu chí cánh đồng mẫu; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Sản xuất cây màu, cây vụ đông được mở rộng, trở thành vụ chính trong năm; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác năm 2013 bình quân đạt 118,14 triệu đồng, cá biệt có những cánh đồng đạt trên 300 triệu đồng/ha, điển hình như cánh đồng trồng ớt xuất khẩu của xã Quỳnh Hải, Anh Quý…
Theo bảng 4.1 ta có thể thấy trước năm 2000 sản xuất vụ đông chỉ đóng vai trò là một vụ sản xuất phụ trong sản xuất nông nghiêp, mục đích sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong chăn nuôi của các hộ gia đình, trong những năm này gần như cây trồng vụ đông chủ yếu là ngô, khoai lang và đâu tương, nhằm cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Tuy nhên từ năm 2004 đến nay, cùng với sự tiến bộ của KHKT và những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, và sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền địa phương, sản xuất vụ đông từng bước khằng định được thế
mạnh của mình để đi lên trở thành vụ sản xuất chính trong năm góp phần nâng cao giá thu nhập cho người nông dân. Sản phẩm từ vụ đông không chỉ còn đơn thuần là phụ vụ cho chăn nuôi trong hộ gia đình, mà nó còn là một nguồn thu chính trong gia đình, với mục tiêu sản xuất vụ đông chính là sản xuất hàng hóa, người dân đã mạnh giạn đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cây ớt, vây bí xanh, mang lại nguồn thu lớn cho các hộ nông dân, qua đó hoàn thành mục tiêu cánh đồng 50 triêu/ha.
Bảng 4.1. Tóm tắt các đăc trưng sản xuất vụ đông ở các giai đoạn trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
Diễn giải trước 1975 1975 - 1992 1993 - 2003 2004 đến nay Mục đích sản xuất Tận dụng đất nông nghiệp và lao động Sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp sản xuất để phuc vụ chăn nuôi Sản xuất hàng hóa có sự liên kết giữa HTX- hộ nông dân- doanh nghiệp Hình thức sản xuất Hộ nông dân Hộ nông dân và hợp tác xã Hộ nông dân, nhóm hộ, HTX
Hộ nông dân, trang trại, HTX, DN Quy mô sản xuất Nhỏ lẻ nhỏ lẻ tập trung nhỏ lẻ Tập trung với những cánh đồng mẫu lớn kết quả và hiệu quả sản xuất
Chưa đủ ăn Chi đủ ăn Làm thức ăn phụ vụ cho chăn nuôi là chính
Sản xuất những sản phấm có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)
4.1.1.2. Một số chủ chương chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp
Là một huyện thuần nông nên Quỳnh Phụ luôn xác định ngành trồng trọt là ngành chiếm vị trí quan trọng, là ngành chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Phát triển ngành trồng trọt vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa góp phần vào việc nâng cao đời sống nhân dân. Do đó trong những năm qua huyện đã triển khai triệt để các chủ trương, chính sách của tỉnh và chính phủ về hỗ trợ phát triển ngành trồng trọt, trong đó bao gồm các chính sách:
- Quyết định 1310/QĐ-UBND ngày 07/5/2005 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá tập trung trong giai đoạn 2005- 2010 định hướng đến 2020.
- Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030.
- Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 18/5/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án cơ cấu bộ giống lúa và tổ chức sản xuất giống lúa năng suất, chất lượng cao đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2008 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thái Bình giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 3959/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020.
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế để khắc phục những hạn chế trong phát triển nông nghiệp đó là quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; năng suất, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường thiếu ổn định; sản xuất liên kết - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp chưa bền vững; sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Huyện Quỳnh Phụ đang triển khai mạnh mẽ Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/09/2014 của tỉnh Thái Bình về Ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020. Trong đó nhấm mạnh vào các lĩnh vực khuyến khích đầu tư gồm:
Xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm
Xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản
Đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản
Mua một số loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông
Bên cạnh đó Quyết định 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình, thể hiện qua việc tái ơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, tăng quy mô hộ sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng chuỗi giá trị liên kết giữa các tác nhân, nhất là giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân (hay các Hợp tác xã, tổ nhóm). Nhằm đạt mục tiêu :
- Tốc độ tăng trưởng toàn ngành trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt: 2,5%/năm, trong đó trồng trọt 0,4%; chăn nuôi 3,5%; thủy sản 6%;
- Tỷ trọng các ngành trong tổng cơ cấu nông, lâm, thủy sản: Trồng trọt 32%; chăn nuôi 31%, dịch vụ 6,9%, lâm nghiệp 0,1% và thủy sản 30%.
- Tỷ lệ diện tích đất canh tác được tích tụ với quy mô từ 02 ha trở lên đạt trên 50%;
- Diện tích trồng trọt áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt đạt 25%; - Sản lượng được tiêu thụ qua hợp đồng: Lúa gạo 10%; rau củ quả 10%; ngô 20%;
- Diện tích đất lúa bảo đảm tiêu thụ nội tỉnh, sản xuất hàng hóa, và góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đời sống dân sinh;
- Diện tích ngô: Khoảng 12.500 ha/năm, tăng 1.956 ha so với hiện nay, chủ yếu tăng ở vụ Xuân do chuyển từ đất lúa sang trồng ngô, mỗi năm tăng khoảng 400 ha;
- Diện tích rau gieo trồng các loại: Khoảng 37.765 ha/năm, trong đó: Diện tích khoai tây khoảng 6.000 ha (vụ xuân 500 ha, vụ đông 5.500 ha); diện tích rau chuyên canh tăng từ 1.800 ha lên 2.500 ha.