4.2.1.1. Sự gia tăng về diện tích,sản lượng,giá trị sản phẩm
Cụ thể hóa chủ trương chuyển mạnh ngành nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; BTV Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, trong đó Nghị quyết 02 về phát triển cây màu, cây vụ đông sau 5 năm (2010 - 2015) triển khai thực hiện đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng 4 - 5%/năm của lĩnh vực kinh tế trọng yếu này. Năm 2015, diện tích gieo trồng đạt 6.456 ha - diện tích lớn nhất từ trước tới nay. Tỷ suất sản phẩm hàng hóa tăng đều qua các năm đến năm 2015 tỷ suất sản phẩm hàng hóa đạt 77,37%.
Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu thể hiện quy mô sản xuất cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ
Diễn giải ĐVT 2013 2014 2015
% So sánh
2013/2014 2014/2015 Bình Quân
1. Số hộ sản xuất cây vụ đông Hộ 1563 1682 1884 107,61 112,01 109,79
2. DTGT cây vụ đông toàn huyện ha 624 6340 6.456 101,61 101,81 10,17
3. Sản lượng một số cây vụ đông Tạ - Cây ớt
- Cây ngô - Cây Khoai tây - Rau các loại
Tạ 206800 117730 138448 56,93 117,60 81,82
Tạ 94122 72702 92675 77,24 127,47 99,23
Tạ 135840 63992 94080 47,11 147,02 83,22
Tạ 335880 388505 312708 115,67 80,49 96,49
4. Giá trị sản xuất vụ đông Tỷ đồng 216 229 240 106,01 104,80 105,41
5. Giá trị sản lượng HH vụ đông Tỷ đồng 165 178 189 107,878 106,179 107,03
6. Tỷ suất sản phẩm hàng hóa % 76,39 77,73 78,75 - - -
Hộp 4.2. Niềm vui của bà con khi ớt vừa được mùa được giá
Vừa nhanh tay hái ớt, chị Đặng Thị Dung ở xóm 5, xã Quỳnh Hải chia sẻ: Vụ đông năm nay, gia đình tôi trồng 5,5 sào ớt, đang vào thời điểm thu hoạch rộ, trung bình gia đình thu hoạch 40kg ớt/ngày, giá ớt tăng cao khiến bà con địa phương rất phấn khởi. Trừ chi phí, gia đình tôi có thể thu lãi hơn 100 triệu đồng từ cây ớt
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2015)
Sản lượng một số cây vụ đông có sự thay đổi rõ nét về chất khi mà các hộ sản xuất đã chú trọng chọn những giống cây trồng có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất thay vì chọn những giống có sản lượng cao nhưng giá thu mua rẻ. Điển hình như cây ớt sản lượng năm 2013 đạt 206.800 (tạ) nhưng giá bán sản phẩm chỉ đạt 17.000đ/kg thì đến năm 2015 các hộ đã chuyển sang sản xuất ớt có giá trị kinh tế cao hơn, tuy sản lượng chỉ đạt 138.804 (tạ) nhưng lại có giá bán cao lên tới 45.000đ/kg đã mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ sản xuất trên địa bàn huyện.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là qua phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển cây màu, cây vụ đông đã tạo những cuộc cách mạng chuyển đổi cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng sôi nổi tại hầu khắp các địa phương. Do đó, việc loại bỏ trà lúa xuân sớm thay bằng cấy giống ngắn ngày trà xuân muộn; việc điều chỉnh thời vụ gieo cấy lúa mùa cực sớm, mùa sớm trước 30/6 để chủ động tạo quỹ đất gieo trồng cây vụ đông; việc thay thế các giống cây màu mới có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất và giá trị cao để gieo trồng xen canh giữa hai vụ lúa, để luân canh tăng vụ/năm. Qua đó nâng cao giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 240 tỷ đồng vào năm 2015.
4.2.1.2. Hiệu quả kinh tế cao
Sản xuất vụ đông đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây hàng năm như lúa Qua bảng4.18 ta thấy giá trị sản xuất vụ đông cao hơn với sản xuất lúa, đối với cây ớt giá trị sản xuât đạt 456,597 triệu đồng trong khi giá trị sản xuất của cây lúa chỉ đạt 35 triệu đồng. Bên cạnh đó giá trị tăng thêm trên mỗi công lao động trong sản xuất vụ đông cũng cao hơn so với sản xuất lúa, đối với cây ớt là 3,3 lần, cây ngô vụ đông là 3,03 lần trong khi với cây lúa giá trị tăng thêm chỉ đạt 2,04 lần.
Bảng 4.18. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa cây vụ đông và cây trồng hàng năm triên địa bàn huyện Quỳnh Phụ năm 2015
tính bình quân 1ha gieo trồng
Diễn giải ĐVT Ớt Ngô Lúa
I. Chỉ tiêu kết quả
1. Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 456,59 60,24 35,45 2. Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 105,03 13,61 18,45 3. Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng 351,56 46,62 16,69 4. Thu nhập hỗn hợp(MI) Triệu đồng 231,56 34,62 11,59 5. Công lao đông (V) Triệu đồng 116,12 15,64 8,18 II. Chỉ tiêu hiệu quả
1. VA/IC Lần 3,31 3,43 0,90
2. MI/IC Lần 2,20 2,54 0,62
3. VA/V Lần 3,00 3,03 2,04
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)
4.2.1.3. Cơ cấu cây trồng chưa ổn định
Trong những năm qua mặc dù sản xuất vụ đông luôn được chu trọng tuy nhiên nó vẫn bộ lộ một số khó khăn và hạn chế như : không quy hoạch rõ vùng sản xuất; khi triển khai dẫn đến lúng túng, dân tự lo mạnh ai nấy làm nên kết quả đạt thấp. Công tác tuyên truyền nặng về hình thức, hô hào chung chung, thiếu tính thuyết phục và làm chưa thường xuyên. Cơ chế hỗ trợ không đồng bộ, chậm nên chưa khuyến khích được phong trào. Việc tiêu thụ đầu ra gặp nhiều khó khăn, giá cả lên xuống thất thường, người nông dân không thật yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Để không lặp lại thất bại, năm nay công tác chỉ đạo, điều hành và khâu tuyên truyền được huyện Quỳnh Phụ đặc biệt quan tâm, coi trọng.
Diện tích sản xuất các cây vụ đông chưa được duy trì một cách ổn định, qua bảng 4.19 ta thấy ngoại trừ diện tích cây ớ và cây bí xanh có xu hướng tăng và ổn định qua các năm thì các cây trồng khác luôn có sự biến động điển hình như cây ngô năm 2013 diện tích đạt 1743 ha nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống còn 1685 ha, hay Khoai tây chỉ còn 588 ha vào năm 2015.
Có thể nói mặc dù người dân đã rất chú trọng vào sản xuất vụ đông tuy nhiên do thị trường tiêu thụ còn chưa ổn đinh, tình trạng trạng được mùa mất giá vẫn là một bài toán chưa có lời giả đối với nông dân Quỳnh Phụ, hay việc phát
triển cây trồng chạy theo nhu cầu nhất thời của thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích, và kế hoạch sản xuất vụ đông.
Bảng 4.19. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ
Diễn giải
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu
(%) DT (ha) Cơ cấu (%) 1. Ngô 1743 27,93 1731 27,30 1685 26,10 2. Khoai Lang 338 5,42 242,10 3,82 300 4,56 3. Khoai tây 849 13,61 421,60 6,65 588 9,11 4. Ớt 940 15,06 965,40 15,23 1018 15,77 5. Đậu tương 115 1,84 332,40 5,24 259 4,01 6. Lạc 25 0,40 39,90 0,63 60 0,39 7. Bí xanh 565 9,05 634,50 10,01 965 14,95 8. Dưa các loại 110 1,76 166,10 2,62 63 0,98 9. Rau các loại 1555 24,91 1807,80 28,51 1518 23,51 Tổng 6242 100 6340 100 6456 100 Nguồn: Kết quả điều tra (2016).
4.2.2. Hiệu quả về xã hội
4.2.2.1. Tạo việc làm tại chỗ
Hộp 4.3. Sản xuất vụ đông góp phần tạo việc làm
Lao động tại chô
Theo bác Vũ Đức Sáo thôn 3 xã Quỳnh Hải cho biết : Trước đây gia đình tôi chủ yếu là cấy 2 vụ xuân và vụ mua cho nên với 7 người trong độ tuổi lao động như nhà tôi ngoài những lúc mùa vụ ra gần như là không có việc làm. Từ khi đưa cây ớt vào sản xuất thêm vụ đông , đã giúp đời sống gia đình tôi thay đổi hẳn,với 7 người trong độ tuổi lao đông lúc nào cũng tất bật chăm sóc rồi thu hoạch không còn cảnh nông nhàn nữa rồi. có những thời điểm như năm nay với 10 sào ớt gia đình tôi còn phải thêu thêm lao động để thu hoạch cho kịp.
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2016)
Vụ đông là vụ sản xuất chính, quan trọng trong năm góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho các hộ nông dân, qua đó giúp giảm lượng lao động dư thừa theo tính
mùa vụ trong sản xuất nông nghiêp. Với việc sản xuất vụ đông theo hướng hàng hóa được xem là hướng đi giúp bà con nông dân tận dụng tối đa lao động địa phương vào sản xuất vụ đông từ khâu làm đất, chăm sóc và thu hoach. Bên canh đó việc liên kết giữa các hộ nông dân với nhau trong sản xuất cũng là một cách giúp bù đắp thiếu hụt nguồn lao động giữa các hộ với nhau, cùng giúp nhau trong sản xuất vụ đông nhờ đó mà sản xuất vụ đông ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn diện tích cho dù nguồn lao động cho nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đang có xu hướng giảm do một bộ phân thanh niên trong độ tuổi lao động ở địa phương thay vì làm nông nghiệp đã tìm cho mình những công việc khác ở thành phố và các khu công nghiệp, điều này đã làm cho nguồn lao động tại chỗ trong sản xuất vụ đông giảm đi đáng kể trong khi nhu cầu về lao động tăng lên.
Hộp 4.4. Các hộ giúp nhau trong sản xuất cây vụ đông
Theo bác Nguyễn Thị Bưởi xã Quỳnh Ngọc: Gia đình tôi chỉ có 3 mẹ con, tôi là lao động chính trong gia đình với 5 sào ruộng, trước kia chưa mở rộng sản xuất vụ đông thì 3 mẹ con cứ làm dần cũng thu hoạch xong 2 vụ lúa, từ ngày gia đình đưa cây vụ đông vào vụ sản xuất chính theo hướng hàng hóa 3 mẹ con tôi làm không hết việc, cũng may có bà con hàng xom xúm lại làm giúp chứ không thì 3 mẹ con tôi không sao mà làm được
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2016)
4.2.2.2. Nâng cao thu nhập cho người nông dân
Trong nông nghiệp, với thành công của công tác dồn điền đổi thửa, thực hiện nhiều cơ chế hỗ trợ sản xuất phù hợp và những định hướng được chỉ rõ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông dân Quỳnh Phụ đã mạnh dạn đầu tư máy móc, giải phóng sức lao động; tiếp thu và đưa vào gieo trồng các loại giống lúa, cây màu có ưu thế trên thị trường. Cơ cấu lúa xuân ngắn ngày trà muộn đạt trên 99,8%, tạo tiền đề để nông dân luân canh 3 - 4 vụ trong năm, tăng hệ số quay vòng đất và nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ. Đây cũng là yếu tố quan trọng để vụ đông ở Quỳnh Phụ mở rộng diện tích mang lại giá trị cao, năm 2015 thu nhập từ vụ đông đạt 240 tỷ đồng (Nguồn phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ).
Hộp 4.5. Vai trò HTX trong tìm đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông
Theo Ông Ngô Doãn Đô- Phó Chủ nhiệm HTX xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ cho biết: " Ban Quản trị HTX đã đi tìm hiểu thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho bà con…Chúng tôi hợp đồng với Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Hải Dương. Công ty làm ăn với HTX nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ xảy ra tranh chấp hợp đồng… thu mua rất thuận lợi".
Đặc biệt,trong sản xuất vụ đông bà con đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng có giá trị như dưa bao tử, ngô ngọt…vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Động lực giúp người nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông, một phần bởi những chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh, của huyện. Một phần là do các hợp tác xã đã tích cực tìm hiểu thị trường, liên hệ với các công ty, doanh nghiệp có uy tín để thu mua sản phẩm cho bà con nông dân.
Hộp 4.6. Trồng ngô bán bắp thương phẩm thu lời nhiều hơn
Chúng tôi phần lớn là những người nông dân, công việc chủ yếu là làm ruộng. Việc trồng và bán ngô chỉ rộ lên khi vào mùa vụ nhất định nên tranh thủ kiếm tiền trang trải cuộc sống. Khách hàng mua ngô là những hành khách trên các chuyến xe tải, xe khách, khách đi xe máy qua đường. Mỗi ngày, lượng ngô chị tiêu thụ khoảng 100 - 250 bắp, những ngày cuối tuần hay vào dịp nghỉ lễ, khách qua đường đông, con số này có thể cao hơn nữa. Giá bán thì tùy mùa, vào độ thu hoạch nhiều ngô thì 2.000 -3.000 đồng/bắp, cao điểm nhà ai trồng sớm thì bán được 4.000 -5.000 đồng/bắp. Cây ngô cũng bán lại cho các hộ nuôi bò. Bình quân, mỗi sào chúng tôi cũng thu được 3-5 triệu. Ngoài cấy lúa, thì đây cũng là công việc kiếm ăn hàng ngày. Bây giờ, ở xã tôi nhiều hộ chuyên trồng ngô, nên bán ngô trở thành nghề lâu dài. Có nhà không trồng ngô, nhưng đi lấy ngô từ các hộ khác ở cũng xã, có khi đi buôn từ nơi khác về. Mùa ngô, tôi huy động cả nhà đi bán, mỗi người 1 điểm, vừa bán vừa hỗ trợ nhau.
Bà Nguyễn Thị Hà – xã Quỳnh Ngọc
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2016)
4.2.2.3. Đóng góp xây dựng nông thôn mới
Chương trình về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, đặc biệt là khi tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/09/2014 của tỉnh Thái Bình về Ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020 đã có sự quan tâm rất lớn vào phát triển cây vụ đông. Theo Quyết định này, sản xuất nông nghiệp nói chung và cây vụ đông nói riêng trên địa bàn huyện đã bước đầu hình thành vùng sản xuất chuyên canh chất lượng, giá trị cao cho thu nhập tăng từ 15 đến 20% so với trước. Song song với công tác quy hoạch các vùng chuyên canh, trong đề án xây dựng nông thôn mới, huyện Quỳnh Phụ đã thực hiện cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi...đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây vụ đông nói riêng.
Hộp 4.7. Đóng góp của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới
"Tôi đã ủng hộ và hiến 42 m2 đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho địa phương mở rộng đường. Đến nay gia đình sạch sẽ khang trang, thấy rất phấn khởi". Bà Đỗ Thị Xíu, thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc phấn khởi nói.
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2015)
Hộp 4.8. Đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới
"Người dân trong xã đã tự nguyện hiến hơn 280.000m2 đất ruộng, 3.000m2 đất thổ cư với nhiều công trình trên đất, đóng góp gần 2 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công làm giao thông, thủy lợi nội đồng, 26km đường giao thông nông thôn. Đến cuối năm 2014, xã An Ninh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và về đích nông thôn mới". Ông Nguyễn Văn Hứa, Bí thư Đảng ủy xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ vui vẻ cho biết.
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2016)
Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Năm 2015 là năm ghi dấu mốc cho Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Quỳnh Phụ. Chưa khi nào công cuộc XDNTM lại diễn ra sôi nổi và rộng khắp đến vậy. Xóm làng như mở hội, nhà nhà, người người tích cực hiến kế, hiến công, góp của, tham gia xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, 5 năm qua cũng là khoảng thời gian ghi nhận chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân toàn huyện về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, diện mạo nông thôn Quỳnh Phụ đã thay đổi rõ nét. Đến hết năm 2015, toàn huyện có 22 xã, chiếm 61,1% số xã của huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. (UBND huyện