Nhân tố về Quy hoạch pháttriển cây vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 95 - 98)

Với 100% số xã trên địa bàn đã thực hiện xong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và công bố, trong đó có việc quy hoạch các khu sản xuất tập trung, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng. Kết quả khảo sát về sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch cho thấy, hầu hết các địa phương đều có sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch.

Bảng 4.24. Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch

STT Chỉ tiêu

Quỳnh Hải Quỳnh Ngọc Quỳnh Lâm SL Người Tỷ lệ % SL Người Tỷ lệ % SL Người Tỷ lệ % 1 Có tham gia 24 80,00 21 70,00 18 60,00 Họp thôn 21 87,50 19 78,17 18 75,00 Họp xã 3 12,50 2 8,33 0 0,00 Đóng góp ý kiến 5 16,67 4 13,33 5 16,67 2 Không tham gia 4 13,33 6 20,00 4 13,33 3 Không biết thông tin 2 6,67 2 6,67 8 26,67 4 Đánh giá về quy hoạch

Phù hợp 9 30,00 11 36,67 8 26,67 Bình thường 13 43,33 9 30,00 10 33,33 Không phù hợp 2 6,67 3 10,00 7 23,33 Không trả lời 6 20,00 7 23,33 5 16,67 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Bảng 4.24 cho thấy đại đa phần người dân được hỏi đều cho rằng có tham gia trong công tác quy hoạch nông thôn mới với tỷ lệ bình quân là 70% tỷ lệ người được hỏi. Trong đó cao nhất là tại xã Quỳnh Hải với 80% người được hỏi. Tuy nhiên sự tham gia của người dân với mức độ khá yếu, người dân đa phần tham gia dưới hình thức họp tại các thôn xã khi có yêu cầu tập hợp đi họp, và trong chính các buổi họp này thì họ cũng đóng góp khá ít vào xây dựng quy hoạch với khoảng 14% người đi họp đóng góp ý kiến tại các buổi họp.

Từ kết quả khảo sát cho thấy một thực tế là tỷ lệ người dân được tham gia vào các cuộc họp cấp xã tương đối thấp, tỷ lệ này chỉ đạt 5%. Đặc biệt xã Quỳnh Lâm 30 người được hỏi thì không có ai tham gia các cuộc họp xã. Trong khi đó, theo tiêu chí nông thôn mới việc quy hoạch các điểm sản xuất tập trung, quy hoạch nghĩa địa, quy hoạch hố rác tập trung thì mỗi xã chỉ quy hoạch 1 điểm như vậy thông thường việc quy hoạch phải được tiến hành ở cấp xã và phải được người dân trong xã đồng thuận cao trong khi đó người dẫn tham gia các cuộc họp bàn như vậy gần như là không có điều này sẽ hạn chế rất lớn đến tính khả thi của các quy hoạch.

Chính vì vậy khi được hỏi về đánh giá của người dân trong các quy hoạch đã triển khai trên địa bàn thì tỷ lệ người dân cho rằng quy hoạch đã phù hợp tương đối thấp chỉ chiếm 31% tổng số hộ điều tra, đa phần họ đều cho rằng công tác quy hoạch có làm thay đổi bộ mặt nông thôn tuy nhiên đối với hố rác tập trung thì mỗi thôn cần có 1 vị trí để tiện cho việc tập trung rác thải. Thực trạng này cho thấy hiện nay hệ thống thu gom rác thải trên địa bàn còn hoạt động tương đối yếu, nhiều thôn việc thu gom rác thải chưa diễn ra, người dân tự chuyển rác thải ra khu vực tập trung rác tự phát trong thôn hoặc cụm dân cư.

Việc lập quy hoạch vẫn còn một số hạn chế song nó có vai trò tiền đề, tạo điều kiện khai thác hợp lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự liên kết trong vùng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất... một cách bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Đồng thời việc phủ kín quy hoạch nông thôn mới cũng góp phần từng bước nâng cao điều kiện sống, dân trí của người dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, trong những xã có quy hoạch được duyệt, tỷ lệ xã triển khai công bố quy hoạch mới đạt trên 45%, triển khai xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng đạt 21,5%. Trong khi đó, công tác xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được coi là hoạt động then chốt để phát triển cây vụ đông, thì ở các địa phương triển khai còn chậm, dẫn đến tình trạng hiện nay diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động chưa bảo đảm 100%.

Vấn đề trên đang dẫn đến tình trạng các vùng sản xuất tập trung đã được quy hoạch song vẫn còn một số hộ dân không thực hiện đúng theo quy hoạch, tình trạng một số hộ dân vẫn sản xuất các loại cây trồng khác, hoặc bỏ hoang diện tích đất canh tác trong vụ đông còn rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của cả vùng.

Kết quả khảo sát vùng sản xuất tập trung đã quy hoạch trên địa bàn huyện là vùng trồng ớt xuất khẩu của xã Quỳnh Hải và vùng trồng Ngô bao tử xã Quỳnh Lâm cho thấy tình trạng vi phạm trong quy hoạch đều diễn ra.

Trên thực tế, qua điều tra cho thấy rằng các hộ trồng cây trồng khác không theo quy hoạch phần lớn do thói quen canh tác vì trước đây vẫn tại khu vực đó họ đang trồng cây trồng khác nhưng nay quy hoạch lại vùng tập trung làm họ chưa quen hoặc không muốn trồng cây trồng theo quy hoạch.

Các hộ bỏ hoang đất trong vùng quy hoạch chiếm 23,53% tổng số hộ vi phạm, đây chủ yếu là các hộ gia đình thiếu lao động nhưng vẫn có đất trong vùng

quy hoạch.

Bảng 4.25. Mức độ vi phạm trong quy hoạch ở vùng sản xuất tập trung Quỳnh Hải và Quỳnh Lâm

Diễn giải

Vùng ớt Quỳnh Hải

Vùng ngộ

Quỳnh Lâm Tính chung Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ vi phạm 13 100 21 100 34 100 Trồng cây trồng khác 6 46,15 11 52,38 17 50,00 Trồng không theo thời vụ 3 23,08 6 28,57 9 26,47 Bỏ hoang 4 30,77 4 19,05 8 23,53 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 95 - 98)